 |
|
"Một cá nhân chẳng là gì cả, dù giỏi đến đâu cũng chỉ làm được một phần công việc, cái chính là phải biết sử dụng năng lực của những tài năng chung quanh, cho dù trong số đó không có ai phi thường nhưng nếu cùng chung sức chung lòng theo đuổi một mục đích thì sẽ thành công..."-"Nếu phô trương mà không làm thì không được việc, nhưng nếu làm mà không có phô trương để gây thanh thế thì không có thế mà làm"-"Phải sống hòa đồng với mọi người, sẵn sàng tiếp thu ý kiến của người khác, vì người dở nhất cũng có điểm hay, người hay nhất vẫn có điểm sai, trăm điều ghi cũng có một điều sót..." - "Vovinam luôn trung thành với mục tiêu của mình là phục vụ xã hội, đào tạo những con người tốt về cả thể xác lẫn tâm hồn. Khi con người đã có ý thức luôn tự hoàn thiện tất yếu sẽ tránh được những thói hư tật xấu, những sa ngã trong cuộc sống. Xã hội có nhiều con người tốt cũng sẽ tốt, cũng như khi có nhiều điểm sáng thì bóng tối sẽ tự tiêu tan. Bước vào thế kỷ 21, với mong muốn góp phần xây dựng một nền võ đạo chung cho nhân loại, Vovinam sẽ tiến từ Việt Võ Đạo tới Nhân Võ Đạo. Đây là một lý tưởng hoàn toàn mang tinh thần phục vụ, cống hiến cho nhân loại, một nhân tố hòa hợp, gắn bó bằng tâm thức yêu thương, hào hiệp chứ không phải sự chinh phục, áp đặt, đồng hóa. Chân giá trị của "Võ đạo" là tính chất nhân bản : do con người, vì con người, phát triển và phục vụ con người...Vovinam như một biển lớn thu nạp được tất cả mọi mạch nguồn từ các nơi đổ về, bất kể phẩm chất và số lượng của mạch nguồn đó ra sao, sau đó chuyển hóa thành nước biển trong sạch. Trích "Hồi ký Chưởng Môn Lê Sáng".
|
BỘ MÔN VOVINAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT TP.HCM
I- Khái quát về Trường Đại học Thể dục Thể thao TP.HCM
 Trường Đại học Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh (ĐH TDTT TP.HCM) tiền thân là trường Cán bộ Thể dục Thể thao miền Nam được thành lập ngày 28/01/1976. Thời gian này, học viên tập luyện tại sân vận động Hoa Lư và ăn nghỉ ở ký túc xá tại số 98 Trần Quang Khải, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Ngày 26/10/1977, trường được đổi tên thành Trường Trung học Thể dục Thể thao Trung ương 2 theo quyết định số 458/TC của Tổng cục Thể dục Thể dục Thể thao. Giai đoạn này, trường đặt tại số 2 Lê Đại Hành, Quận 11, TP.HCM (1977 đến tháng 9/1990). Tháng 7/1977, Trường Trung học TDTT TW2 liên kết với trường Đại học TDTT Từ Sơn, tỉnh Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh) mở khóa đào tạo Đại học TDTT đầu tiên. Trong thời gian đầu xây dựng nhà trường còn rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất. Sinh viên các khóa vừa phải đảm bảo việc học tập vừa phải tham gia lao động xây dựng nhà trường. Ngày 18/9/1985 theo quyết định số 234/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), Trường Trung học TDTT TW2 được chính thức đổi tên và nâng cấp thành Trường Đại học TDTT II. Tháng 9/1990, Trường Đại học TDTT II được chuyển địa điểm từ trường đua Phú Thọ cũ (số 2 Lê Đại Hành, Quận 11) đến địa điểm chính thức mới: khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TPHCM. Đến năm 2008, trường chính thức đổi tên như hiện nay: Trường Đại học Thể dục Thể thao TP.HCM. II- Môn Vovinam tại Trường Đại học TDTT TP.HCM 1- Nội dung học tập và sinh hoạt Môn Vovinam đã hiện diện tại Trường Đại học Thể dục Thể thao TPHCM được 12 năm. Đây là môn chuyên sâu được giảng dạy chính quy theo 2 hệ: hệ Huấn luyện thể thao và hệ Giáo dục thể chất từ khóa 32 (2008-2009) đến nay, đồng thời được đưa vào giảng dạy phổ tu từ khóa 36 (2016-2017) đến nay.
Sinh viên khóa 38 và K40 chụp ảnh lưu niệm cùng giảng viên bộ môn Võ Vật - Judo trong dịp biểu diễn chào mừng ngày 20/11.
Lớp phổ tu luyện tập. Trong chương trình đào tạo 4 năm tại trường, sinh viên (trong đó có một số là vận động viên cấp I hoặc kiện tướng quốc gia môn Vovinam hoặc một môn thể thao khác) được tập luyện kỹ thuật Vovinam, học tập về kiến thức TDTT, quản lý TDTT, phương pháp nghiên cứu khoa học, nghiệp vụ sư phạm TDTT… Song song đó, sinh viên còn tham gia các hoạt động khác như: sinh hoạt văn nghệ, giao lưu, hỗ trợ kỹ thuật cho các đoàn làm phim, các chương trình thực tế, v.v.
Lê Uyên Phương - HCV hạng cân 54kh nữ giải Đại hội sinh viên Đông Nam Á môn Vovinam năm 2018 tại Myanmar.
 Giao lưu Kỷ niệm 50 năm trường Đại học Sendai, Nhật Bản.
Giao lưu với các trường Văn hóa, Thể thao, Du lịch phía Nam 2018.
Hỗ trợ chương trình Hát cùng Mẹ yêu. Các sinh viên Đại học TDTT TP.HCM đã tham dự 2 Giải Vovinam sinh viên toàn quốc lần I-2018 (Cần Thơ), Đại học TDTT TP.HCM thi đấu thành công, giành 7 HCV, 13 HCB, 3 HCĐ, xếp hạng 2 toàn đoàn và lần II-2019 (Thừa Thiên Huế) đạt 4 HCV, 2 HCB.
Thi triển Song luyện mã tấu Giải sinh viên Vovinam toàn quốc 2018.
Đa luyện tay không nữ Giải sinh viên Vovinam toàn quốc 2018.
Đại học TDTT TPHCM dự Giải sinh viên Vovinam toàn quốc lần I-2018.
Đại học TDTT TPHCM xếp hạng nhì toàn đoàn Giải Vovinam sinh viên toàn quốc lần thứ I-2018.
Đại học TDTT TPHCM dự Giải sinh viên Vovinam toàn quốc lần II-2019. 2- Giảng viên giảng dạy Vovinam của Đại học TDTT TP.HCM - Từ 2008 - 2011, nguyên giảng viên: Cử nhân Vũ Mạnh Hùng.- Từ 2011 - 2012 Giảng viên mời giảng: Thạc sĩ Lê Ngọc Phương Vũ.- Từ 2012 - 2014 Giảng viên mời giảng: Thạc sĩ Phạm Thị Mỹ Dung.- Từ 2012 đến nay, giảng viên biên chế: Thạc sĩ Phạm Thị Kim Liên.- Từ 2014 - 2017, giảng viên hợp đồng: Thạc sĩ Lê Văn Phúc.- Từ 2017 đến nay, giảng viên biên chế: Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Tấn.
HLV Lê Ngọc Phương Vũ (thứ ba, từ trái, hàng đứng).
HLV Phạm Thị Mỹ Dung (ngồi giữa) và sinh viên khóa 33 hệ Huấn luyện thể thao.
HLV Lê Văn Phúc và sinh viên khóa 37 Huấn luyện Thể thao. 3- Thống kê số liệu sinh viên từ khóa 32 đến khóa 43
KHÓA |
HLTT |
GDTC |
32 (2009 - 2013) |
11 sinh viên |
14 sinh viên |
33 (2010 - 2014) |
27 sinh viên |
12 sinh viên |
34 (2011 - 2015) |
19 sinh viên |
12 sinh viên |
35 (2012 - 2016) |
20 sinh viên |
0 sinh viên |
36 (2013 - 2017) |
25 sinh viên |
07 sinh viên |
37 (2014 - 2018) |
26 sinh viên |
13 sinh viên |
38 (2015 - 2019) |
12 sinh viên |
13 sinh viên |
39 (2016 - 2020) |
10 sinh viên |
06 sinh viên |
40 (2017 - 2021) |
07 sinh viên |
0 sinh viên |
41 (2018 - 2022) |
06 sinh viên |
0 sinh viên |
42 (2019 - 2023) |
06 sinh viên |
0 sinh viên |
43 (2020 - 2024) |
07 sinh viên |
0 sinh viên |
- Ngoài Trường Đại học TDTT TP.HCM, các thí sinh có thể chọn những trường có ngành đào tạo tương đương nhưng có vị trí địa lý thuận lợi cho việc di chuyển như: Đại học Sư phạm TP.HCM, Đại học Sư phạm TDTT TP.HCM, Đại học FPT…
- Thông tư số 03/2016/TT-BGDĐT về việc sửa đổi bổ sung một số điều của qui chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính qui ban hành kèm theo thông tư 03/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Qui định Tổ chức tuyển sinh thay đổi nên thí sinh có nhiều lựa chọn, ít quan tâm đến những trường xã hội ít đặt hàng.Nhìn vào bảng thống kê số liệu sinh viên từ khóa 32 đến khóa 43. Số lượng sinh viên các khóa sau này giảm dần do nhiều yếu tố tác động như sau:
- Khi chọn ngành giáo dục thể chất, thí sinh sẽ chọn những trường Sư phạm như: Đại học Sư phạm TP.HCM, Đại học Sư phạm TDTT TP.HCM và chỉ khi sinh viên yêu thích, đam mê nghề huấn luyện viên mới quan tâm đến Đại học TDTT với chuyên ngành huấn luyện thể thao.
Sinh viên khóa 36 hệ Huấn luyện Thể thao.4- Đề tài luận văn Thạc sĩ (số lượng: 45)
Trong những năm qua, nhiều sinh viên cũng đã được đào tạo và bảo vệ luận văn Thạc sĩ tại Đại học TDTT TP.HCM. Dưới đây là danh sách sinh viên và đề tài đã thực hiện:

5- Đề tài luận án Tiến sĩ (số lượng: 02)
STT |
TÊN ĐỀ TÀI |
TÊN NGƯỜI THỰC HIỆN |
TÊN NGƯỜI HƯỚNG DẪN |
1 |
Nghiên cứu hiệu quả phát triển các tố chất thể lực ở người tập Vovinam Việt Võ Đạo lứa tuổi 14 và 17 |
Nguyễn Thành Tuấn |
GS. Ngô Gia HyPGS.TS Nguyễn Kim Minh |
2 |
Nghiên cứu các bài tập nâng cao năng lực chú ý cho nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai. |
Trần Thị Kim Hương |
PGS.TS Trần Hồng QuangTS. Nguyễn Thị Mỹ Linh |
6- Những công trình nghiên cứu về Vovinam của Đại học TDTT TP.HCM Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở:
STT |
TÊN ĐỀ TÀI |
CHỦ NHIỆM VÀ CỘNG SỰ |
1 |
Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam sinh viên chuyên ngành HLTT Vovinam Khóa 35 sau 1 học kỳ học tập. |
ThS. Trần Thị Kim HươngThS. Phạm Thị Kim Liên |
2 |
Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập phát triển khả năng linh hoạt cho nam sinh viên môn Vovinam chuyên ngành HLTT sau 1 học kỳ học tập. |
TS. Trần Hồng QuangThS. Trần Thị Kim HươngThS. Phạm Thị Kim Liên |
3 |
Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập phát triển đòn chân tấn công trong thi đấu đối kháng cho nam sinh viên môn Vovinam chuyên ngành HLTT”. |
TS. Lê Văn Bé HaiTS. Trần Thị Kim HươngThS. Phạm Thị Kim Liên |
7- Giáo trình Vovinam (dành cho sinh viên hệ không chuyên) - Tác giả: TS. Trần Hồng Quang, ThS. Trần Thị Kim Hương, ThS. Phạm Thị Kim Liên.- Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM, năm 2016.- Số lượng: 1000 cuốn.
III- Kết quả bước đầu
Với mỗi khóa rèn luyện trong 4 năm, sinh viên tốt nghiệp đạt trình độ tương đương Hoàng đai II cấp Vovinam, có khả năng làm việc trong ngành TDTT cũng như tham gia huấn luyện Vovinam. Việc cấp đai của sinh viên tốt nghiệp chỉ có pháp lý trong văn bằng đại học. Song song với việc nâng cao chất lượng đào tạo, định hướng trong thời gian tới của nhà trường là kết hợp với Liên đoàn Vovinam Việt Nam để đẳng cấp ấy được công nhận trên toàn quốc.

Sinh viên khóa 35 dựng hình.
Những sinh viên ra trường đều tham gia huấn luyện Vovinam hoặc phong trào TDTT ở các tỉnh, thành, ngành. Trong số đó, nhiều sinh viên đã hoạt động tốt như: Huỳnh Định Phong (HLV trưởng CLB Vovinam huyện Côn Đảo, hiện công tác Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu); Nguyễn Văn Hòa (Trưởng bộ môn Vovinam Trung tâm TDTT huyện Hóc Môn, Trưởng khoa TDTT Nhà Thiếu nhi huyện Hóc Môn, TP.HCM); Nguyễn Hùng (HLV Vovinam Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP Vũng Tàu); Nguyễn Thị Thanh Phương (HLV CLB Vovinam TP Bà Rịa, hiện công tác tại công ty Gokids), Nguyễn Thị Minh Hải (Mầm non quốc tế Đồng Nai). Trần Thị Thái Uyên và Trần Văn Thống (HLV tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh Bình Thuận); Huỳnh Thanh Hùng (HLV trưởng CLB Vovinam Khánh Bình, Quận 8, TP.HCM); Võ Văn Thắng (cán bộ phòng Nghiệp vụ Trung tâm TDTT huyện Cần Giờ, TP.HCM). Vũ La Mỹ (HLV tại Ready Go Kids Vietnam); Nguyễn Hoàng Ngân (G-Bos Center Topaz City); Phạm Văn Tuyết (HLV Trường tiểu học Trưng Vương TP Bảo Lộc); Cao Thanh Tâm (HLV Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu tỉnh Bình Phước), Nguyễn Thế Danh (Trường nội trú IVS), Bùi Ngọc Sơn (HLVTrung tâm Văn hóa thị trấn Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), v.v.
NGUYỄN HOÀNG TẤN
PHẠM THỊ KIM LIÊN
Tháng 12/2020
Một số luận văn chuyên ngành Vovinam do các võ sư Vovinam bảo vệ ở một số trường Đại học khác, do Nhóm Tổng hợp sưu tầm (chưa đầy đủ):
- Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh cho nam vận động viên Vovinam lứa tuổi 16-17 Trung tâm Huấn luyện và thi đấu Thể dục Thể thao Thanh Hóa. Võ sư Nguyễn Ngọc Hài bảo vệ tại Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh năm 2013.
- Ứng dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Vovinam lứa tuổi 16-18 Trung tâm Huấn luyện và thi đấu Thể dục Thể thao Hà Nội. Võ sư Vũ Thế Điệp bảo vệ tại Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh năm 2014.
- Nghiên cứu lựa chọn bài tập bổ trợ đòn chân số 3 cho nữ vận động viên Vovinam lứa tuổi 13-14 Trường Cao đẳng Thể dục Thể thao Thanh Hóa. Võ sư Hoàng Thị Huệ bảo vệ tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2017.

|