KHÓA GIẢNG HUẤN TRUYỀN THỐNG MÔN PHÁI VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO - CẦN THƠ 5-12-2020 - SESSION D'ENSEIGNEMENT DE LA TRADITION DE L'ÉCOLE VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO.
Đăng ngày: 08/12/2020 09:37
"ƠN CAO SÁNG TỔ VƯƠN TRỜI THẲM. NGHĨA NẶNG SƯ MÔN THẮM ĐẤT DÀY - Le sentiment de gratitude entre le maitre et l'élève est éternel"- "UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN. ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRỒNG CÂY = Boire de l'eau et manger le fruit.., se souvenir de ses orignines" - "TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO - Respecter le Maitre - Respecter son principe moral" - "CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM - ĐẲNG CẤP CÀNG CAO, TRÁCH NHIỆM CÀNG LỚN - CÀNG CAO DANH VỌNG, CÀNG DÀY GIAN NAN = C'est en forgant qu'on devient forgeron - Plus de grade élevé, plus de grande responsabilité - Plus de réputation, plus de grande difficulté..." - "Có sai sót thì mới sửa sai được và dần dần quen thành kỹ năng sẽ viết tốt hơn. Điều quan trọng là mình có tấm lòng, tâm mình trong sáng và trung thực ‘‘có sao viết vậy’’, tuyệt đối với 3 không: Không viết bừa – Không viết bẩn – Không viết bậy. Khi ta uốn nắn câu chữ, tức là ta đang tự uốn nắn chính bản thân mình - S'il y a une lacune qu'on pourra la corriger et se habituer de temps en temps en bonne compétence pour mieux écrire. Il nous est important d'avoir le bon cœur, l'esprit pur et honnête ‘‘à écrire comme la vérité ’’, absolument avec les trois nons (ne pas): Ne pas écrire sans réflexion - Ne pas écrire sale - Ne pas écrire à tort et à travers. Quand on redresse les lettres, c'est à dire qu'on se redresse à soi-même"-LÊ HÙNG.
*****
Trên 50 võ sư, huấn luyện viên, hướng dẫn viên và môn sinh đã tham dự lớp "Giảng huấn nghi lễ Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo" do Liên đoàn Vovinam TP. Cần Thơ tổ chức, khai mạc lúc 15 giờ ngày 5-12-2020 tại Nhà thi đấu Vovinam Phong Điền (TP.Cần Thơ). Trong số này có Ban Nghi lễ Tổ đường (VS Nguyễn Văn Sen và cô Võ Thị Diễm Thúy, VS Diệp Thanh Long, Lê Văn Hùng, Tôn Nữ Quỳnh Mai, HLV Nguyễn Ngọc Lam), VS Nguyễn Hữu Hạnh, Huỳnh Văn Thuận, Nguyễn Thanh Tâm, Bành Quốc Thanh, Trần Văn Phong, Võ Hữu Lý, Từ Thanh Phong, v,v cùng các HLV, môn sinh Cần Thơ. VS Hà Thanh Bình cũng từ Bạc Liêu sang góp mặt. Đây là đơn vị đầu tiên tổ chức lớp giảng huấn nội dung này.
Clip: Đài truyền hình Cần Thơ đưa tin 8/12/2020.
Sau nghi thức dâng hương lên Sáng tổ Nguyễn Lộc và Chưởng môn Lê Sáng, trong phát biểu khai mạc, VS Võ Hữu Lý - Chủ tịch Liên đoàn Vovinam Việt Võ Đạo TP. Cần Thơ - cho biết VS, HLV Cần Thơ đã ấp ủ từ lâu mong muốn tổ chức lớp tập huấn nghi thức truyền thống môn phái “nhằm mục đích xây dựng phong cách, nề nếp và ý thức, tác phong và đạo đức trong hàng ngũ môn sinh Vovinam, đồng thời cũng khôi phục các nghi thức truyền thống của Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo, để các môn sinh biết hướng về cội nguồn, học tập những cái hay, cái đẹp trong văn hóa Vovinam…". VS Võ Hữu Lý cũng chân thành cảm ơn VS Nguyễn Văn Sen và Ban Nghi lễ Tổ đường không quản ngại đường xá xa xôi từ TP.HCM về đây hướng dẫn, cũng như quý VS, HLV, môn sinh Cần Thơ, Bạc Liêu đã dành thời gian quý bái đến tham dự...
Dịp này, một trong những "cánh chim lão thành"của phong trào Vovinam Cần Thơ, VS Nguyễn Hữu Hạnh - Cố vấn Vovinam Đồng bằng sông Cửu Long đã bày tỏ cùng lớp tập: "Có lẽ trong chúng ta đã được nghe nhiều điều hay, lẽ phải về các thầy lớn của Môn phái. Hôm nay, tôi muốn nhắc đến một người có công huấn luyện phát triển Vovinam Cần Thơ buổi sơ khai mà các em đã được nghe, nhưng ít có dịp tiếp xúc, đó là thầy Nguyễn Văn Sen - người kế nghiệp Tổ đường, gìn giữ lễ nghi, kỹ thuật, giềng mối ôn hòa trong Môn phái. Đây cũng là dịp tốt để các em gặp gỡ, giao lưu, học hỏi…".
Trao đổi cùng các môn sinh, VS Nguyễn Văn Sen khiêm tốn nói: "Tôi may mắn được sống và học tập gần quý thầy lớn, nên truyền đạt lại những gì cao đẹp của Môn phái cho thế hệ kế thừa. Hy vọng, thế hệ các em lĩnh hội và phát huy tốt hơn nữa, làm sao người đi sau phải tốt hơn người đi trước và mãi mãi kế tục những truyền thống tốt đẹp của Môn phái...".
Khi giảng huấn và hướng dẫn thực hành “Nghi thức lễ bái” trong Lễ tưởng niệm Sáng tổ, Chưởng môn và các bậc tiền bối, nội dung "Hành lễ Thành tâm kính bái" là phần khó nên được Ban Nghi lễ hướng dẫn tập trước. HLV Nguyễn Ngọc Lam đánh chiêng điều khiển, VS Diệp Thanh Long và Lê Văn Hùng thị phạm cho đội hình mẫu của Cần Thơ gồm 6 môn sinh thực hành. Ba đội hình khác đứng phía sau tập theo cho đến khi đồng đều, nhuần nhuyễn mới bắt đầu tập lại từ đầu cho đến cuối "Nghi thức lễ bái".
Được biết, từ khi Chưởng môn Lê Sáng còn sinh tiền, “Nghi thức lễ bái” trong Lễ tưởng niệm Sáng tổ Nguyễn Lộc đã được Ban Nghi lễ của Tổ đường thực hiện với 9 thành viên trong khu vực hành lễ:
- Một môn sinh nam đánh chiêng, điều khiển toàn bộ nội dung hành lễ cho đúng nhịp. Các động tác phải có thế và lực thì mới vững mạnh. Người đánh chiêng phải đứng đúng tư thế và đánh đúng lực thì tiếng chiêng mới vang dội, uy nghiêm... Hơn nữa, giọng của người điều khiển nghi lễ phải có âm chất đặc biệt, to, dài, dứt khoát, đầy khí lực sẽ giúp cho không khí buổi lễ thêm trang nghiêm, long trọng...
- Hai môn sinh nữ có nhiệm vụ quan sát nhắc nhở, tiếp hương, hoa và lễ vật… cũng phải đi đứng đồng đều, đúng nhịp...
- Sáu môn sinh nam hành lễ chính của nghi thức lễ bái "Thành - Tâm - Kính - Bái ≈ Thượng - Trung - Hạ - Quỳ bái" cần kết hợp đồng bộ, nghiêm túc, nghe rõ hiệu lệnh, đi đứng đều, khoan thai, lễ bái đúng nhịp nhàng… tạo cho buổi lễ thêm trang trọng...
* Lưu ý: trong Lễ tưởng niệm ở Tổ đường, “Nghi thức lễ bái” do Ban Nghi lễ thực hiện, các VS, HLV, môn sinh tham dự lễ chỉ nghiêm-lễ và thắp hương theo hướng dẫn của Ban tổ chức chứ không hành lễ như Ban Nghi lễ.
Nhân dịp này, VS Nguyễn Văn Sen cũng dành thời gian giải đáp cách thắt đai hiện nay theo triết lý "Âm dương, Thường dịch và Miên sinh của Môn phái":
1. Đai nên thắt 2 vòng để trông đẹp mắt và vững chắc: vòng ngoài tượng trưng cho "Dương tố" bao bọc lấy vòng trong tượng trưng cho "Âm tố".
2. Tên gọi Vovinam do Sáng tổ Nguyễn Lộc khai sinh, có trước "Việt Võ Đạo". Sau này, khi có võ phục thì mới may phù hiệu Môn phái bên tim "trái", còn bảng tên bên "phải"; có nghĩa là cái gì bên "tâm can" ta yêu thích là của ta, là "bất biến".Như thế, đồng nghĩa với việc khi thắt đai nên để chữ thêu Vovinam bên trái, song hành với phù hiệu Môn phái.
3. Tương tự, chữ Việt Võ Đạo có sau là "Thường dịch" luôn biến chuyển: có thể bây giờ là Việt Võ Đạo, nhưng sau này có thể là "Nhân Võ Đạo", hay là gì đó cao đẹp hơn nữa.v.v. Vì thế khi thắt đai, để chữ Việt Võ Đạo cùng đẳng cấp bên phải, song hành với bảng tên là "thường biến". Vì lẽ tên gọi mỗi người khác nhau (Sáng tổ Nguyễn Lộc, Chưởng môn Lê Sáng...), và đẳng cấp cũng khác nhau.
4. Nút thắt dây đai là sự phối hợp của Âm-Dương, tức Cương-Nhu phối triển. Điển hình nếu chúng ta bắt đầu thắt đai, thì ban đầu chữ "Việt Võ Đạo"để bên trái, sau đó quấn 2 vòng rồi thắt nút cho nó qua bên phải, chứ không tự nhiên nó nằm sẵn "bên phải".
Ảnh xưa: Khóa thi thăng đai Vovinam tại Giáo hoàng Học viện Pio X, Đà Lạt, 1972.
Quý võ tư tiền bối đều mang đai có vạch đẳng cấp bên phải.
Thiết nghĩ, chúng ta thừa nhận "có tuyệt đối", nhưng cũng thừa nhận "có tương đối", trongcái "Bất biến" cũng có cái "Thường dịch" ?!. Lý giảitrên đây chưa hẳn "tuyệt đối chính xác", nhưng cũng khá "tương đối thuyết phục",nên mở rộng lòng nhân, thống nhất thực hiện cách thắt đai này một cách đồng bộ trong Môn phái. Nếu là lỗi của nhà sản xuất may thêu nhầm, thì ta nên nhắc nhở buộc họ may cho đúng, đừng vì lí do nào đó mà bất chấp, mất đi ý nghĩa lớn, góp phần "vinh danh nền võ đạo" nước nhà...
Sau buổi nghe trình bày lý thuyết và thực hành, lớp giảng huấn đã kết thúc tốt đẹp, mọi người quay quần bên nhau cùng hát vang “Vovinam tâm ca”lưu lại nhiều kỷ niệm thân thương...
Trân trọng.
BBT
TRÌNH TỰ HÌNH ẢNH SINH HOẠT
Ảnh nay: Lễ Khai mạc lớp tập huấn Nghi lễ Môn phái - Cần Thơ 05/12/2020.
Quý võ sư cũng đều mang đai có vạch đẳng cấp bên phải.
VS Từ Thanh Phong (bục bên trái) giới thiệu chương trình và thành phần tham dự.
Thầy Nguyễn Văn Sen phát biểu cảm tưởng.
Giới thiệu tổng quát về nội dung thực hành các "Nghi thức lễ bái".
Hội ý !
Quan sát các đội hình thực tập.
VS Diệp Thanh Long và VS Lê Văn Hùng hướng dẫn tập nghi thức hành lễ "Thành Tâm Kính Bái".
Đội hình mẫu của Vovinam Cần Thơ đang tập nghi thức hành lễ "Thành Tâm Kính Bái".
Các võ sư quan sát các đội hình tập nghi thức.
Lưu niệm trước lúc chia tay.
VS Quỳnh Mai và các nữ môn sinh Cần Thơ tham dự lớp tập huấn:
Cô Mai đã có "đệ tử chân truyền" rồi nghe !
Thăm tư gia võ sư Võ Hữu Lý.
Giao lưu tại gia đình Vovinam của cô cựu môn sinh Nguyễn Thị Ngọc Quận.
Dạo chơi, ăn kem trái cây gần Nhà thi đấu đa năng Cần Thơ.
Tham quan lưu niệm bến Ninh Kiều, TP.Cần Thơ.
Café Lotus - Ninh Kiều trước lúc tạm biệt Tây Đô. Hẹn ngày tái ngộ !!!
Thăm khu vườn mới đầu tư của Vs.Diệp Thanh Long tại quê hương huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long "chắc về quê cắm câu?!".
Thăm Võ đường Phong Phú và gia đình Vs.Lâm Tấn Đấu tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
Tại nơi đây xuất hiện 1 câu đố vui "Thâm cung bí sử", đang chờ xét duyệt để đưa vào danh mục kho tàng câu đố vui dân gian Việt Nam !!!