TIẾP BƯỚC SÁNG TỔ - VOVINAM DAKLAK PROVINCE SUR LES TRACES DU MAITRE FONDATEUR.
Đăng ngày: 26/11/2020 22:11
"UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN. ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRỒNG CÂY = Boire de l'eau et manger le fruit.., se souvenir de ses orignines" - "TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO - Respecter le Maitre - Respecter son principe moral" - "CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM - ĐẲNG CẤP CÀNG CAO, TRÁCH NHIỆM CÀNG LỚN - CÀNG CAO DANH VỌNG, CÀNG DÀY GIAN NAN = C'est en forgant qu'on devient forgeron - Plus de grade élevé, plus de grande responsabilité - Plus de réputation, plus de grande difficulté..." -
"Có sai sót thì mới sửa sai được và dần dần quen thành kỹ năng sẽ viết tốt hơn. Điều quan trọng là mình có tấm lòng, tâm mình trong sáng và trung thực ‘‘có sao viết vậy’’, tuyệt đối với 3 không: Không viết bừa – Không viết bẩn – Không viết bậy. Khi ta uốn nắn câu chữ, tức là ta đang tự uốn nắn chính bản thân mình - S'il y a une lacune qu'on pourra la corriger et se habituer de temps en temps en bonne compétence pour mieux écrire. Il nous est important d'avoir le bon cœur, l'esprit pur et honnête ‘‘à écrire comme la vérité ’’, absolument avec les trois nons (ne pas): Ne pas écrire sans réflexion - Ne pas écrire sale - Ne pas écrire à tort et à travers. Quand on redresse les lettres, c'est à dire qu'on se redresse à soi-même"-LÊ HÙNG.
VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO ĐẮK LẮK
I- Khái quát về tỉnh Đắk Lắk
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở cao nguyên phía tây miền Trung của Việt Nam, có diện tích tự nhiên 13.125 km2 và dân số 1.869.322 người (tính đến ngày 1-4-2019). Phía bắc Đắk Lắk giáp với tỉnh Gia Lai, phía nam giáp với 2 tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông, phía đông giáp tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên, phía tây có đường biên giới chung với Campuchia. Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện, với 184 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 20 phường, 12 thị trấn và 152 xã.
Ảnh tư liệu: Buôn làng Êđê xưa. http://baodaklak.vn/channel/3721/201910/di-tim-dau-tich-tu-truong-ama-thuot-5653933/ Ngã 6 Ban Mê 1987 và ngày nay tại một Lễ hội truyền thống cưỡi voi diễu hành.
Là một cao nguyên thấp, độ cao trung bình vùng đất này khoảng 500 mét so với mặt nước biển; vùng đất tương đối bằng phẳng, đôi chỗ hơi lượn sóng và bị chia cắt bởi những thung lũng, sông suối. Phía đông có những đồng cỏ trải dài, phía tây địa hình thấp dần, điều kiện khí hậu mát mẻ, ôn hòa, nằm ở trung tâm vùng đất đỏ Bazan, thích hợp với cây công nghiệp và cây lấy gỗ. Đặc biệt là cây cà phê, cao su; thuận lợi cho việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày. Tỉnh có diện tích rừng và trữ lượng gỗ lớn, có nhiều loại gỗ quý như: cẩm lai, giáng hương, căm xe, trắc, sao, dỗi… Rừng có nhiều loại động thực vật phong phú, đa dạng, nhiều chủng loại với số lượng lớn như: voi, hổ, báo, hươu, nai, trâu, bò rừng, tê giác…
Đặc sản Café và cao su Đắk Lắk.
Đắk Lắk có vườn quốc gia Yook Đôn, rộng hàng trăm ngàn ha - nơi bảo vệ các loài động vật quý hiếm ở nước ta. Yook Đôn cũng là nơi có nhiều voi sống thành từng đàn. Ở đây còn có nhiều cây dược liệu quý như: huyết giác, thiên môn, hổ cốt toái…
Với nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hoá riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc Ê Đê, M'Nông, Gia Rai… với những lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, đua voi mùa xuân; kiến trúc nhà sàn, nhà rông; các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T'rưng; các bản trường ca Tây Nguyên... là những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá, trong đó “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đã được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tất cả các truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của Đắk Lắk.Những tiềm năng dồi dào này là cơ sở để phát triển đa dạng các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử, nghiên cứu… cũng như phong trào luyện tập võ thuật nói riêng và thể dục thể thao nói chung tại Đắk Lắk (1).
II- Phong trào Vovinam Đắk Lắk trước năm 1975
Năm 1970, huấn luyện viên Nguyễn Văn Bính (1947-1975) đã cùng một số đồng môn xây dựng khá thành công phong trào Vovinam tại Đắk Lắk (2). Sau cuộc biểu diễn võ thuật tại trường Dục Anh nay là trường Tiểu học Phan Chu Trinh, Buôn Ma Thuột (trong đó có sự tham gia của võ sư Trần Công Lý - Vovinam Khánh Hòa), huấn luyện viên Nguyễn Văn Bính thành lập Trung tâm huấn luyện Vovinam Việt Võ Đạo Đắk Lắk, đặt tại địa chỉ số 116 Hai Bà Trưng, Ban Mê Thuột. Kể từ đây phong trào phát triển mạnh, thu hút gần 800 võ sinh ở các lứa tuổi, các ngành nghề khác nhau. Cùng thời gian này, huấn luyện viên Trần Bảo mở 1 lớp đặc huấn (tại sân 23 Quân y). Một số môn sinh như Châu Minh Hay, Quách Ưng Cường, v.v. theo tập lớp đặc huấn này.
Thầy Nguyễn Văn Bính (08/02/1947 - 11/03/1975) và các VS ghé thăm mộ phần 29/11/2014.
Năm 1972, tổ chức huấn luyện võ thuật cho học sinh tại Trường trung học tổng hợp nay là trường Trung học phổ thông Buôn Ma Thuột với hơn 100 môn sinh. Những năm 1973-1975, phong trào luyện tập Vovinam phát triển mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, nhiều phòng tập được mở ra tại tỉnh Đắk Lắk đã thu hút được nhiều thanh thiếu niên tham gia luyện tập. Tiêu biểu cho phong trào luyện tập giai đoạn này là phòng tập tại Chủng viện Lê Bảo Tịnh (nay là Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk) quy tụ hơn 200 võ sinh. Tuy nhiên do tình hình chung của xã hội, phong trào Vovinam cũng như các môn võ khác có phần nào bị hạn chế.
III- Những năm tháng khôi phục phong trào
Một thời gian sau ngày đất nước thống nhất, do đội ngũ huấn luyện viên phải lo mưu sinh hoặc chuyển nơi công tác, chỗ ở nên chỉ có một nhóm huấn luyện viên tâm huyết với môn phái tự ôn luyện.
Khai giảng lớp Vovinam tại Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk 1989.
Năm 1989, được sự cho phép và hỗ trợ nhiệt tình cả về vật chất lẫn tinh thần của ngành Thể dục Thể thao tỉnh nhà, dù điều kiện tập luyện và cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng các võ sư, huấn luyện viên đã khắc phục trở ngại xây dựng lại phong trào. Một số điểm tập ban đầu chỉ có 10 - 15 em (trong đó có khu Triển lãm dạy miễn phí) nhưng dần dần cũng thu hút thêm nhiều võ sinh. Một số huấn luyện viên tiêu biểu tham gia huấn luyện thời kỳ này là Lê Hữu Đức, Trần Hoàng Khải, Phan Hữu Phước (1956-2019), Phạm Công Đệ (1952-2017), Trần Bảo, Phạm Ngọc Duy, Vũ Văn Bình, Hoàng Mai Thành… Trước đó, từ năm 1984, huấn luyện viên Nguyễn Văn Quang, Phạm Tú Nghĩa đã mở lớp ở Trường phổ thông cấp 1-2 Cư Jút, xã Cư-Jút, huyện Cư Jut (sau này thuộc tỉnh Đắk Nông)…
Đại diện Ban huấn luyện Vovinam ĐắkLắk tại Lễ tưởng niệm Sáng tổ 1991.
Năm 1990, phong trào tạm thời gián đoạn vì nhiều lý do khác nhau đến năm 1991 mới hoạt động trở lại. Thừa hưởng đội ngũ võ sư, huấn luyện viên và phụ tá được tôi luyện, anh em đã nhiệt tình hưởng ứng, xung phong đi đầu trong việc xây dựng và mở rộng phong trào với tâm nguyện Việt Võ Đạo sinh dấn thân hiến ích. Vì vậy, trong thời gian ngắn phong trào từ chỗ chỉ có 1 điểm tập tại sân vận động tỉnh đã lần lượt được mở rộng ra khắp thị xã và các huyện lân cận như Trung tâm thị xã Buôn Ma Thuột có 3 điểm tập với hơn 1000 người tham gia, trong đó 2 lớp dưỡng sinh dành cho người cao tuổi do huấn luyện viên Phan Hữu Phước phụ trách. Bên cạnh đó, một số huyện cũng xây dựng được phong trào luyện tập Vovinam như Eakar, Krông Buk, Krông Pak, Cư Jut, Dak Mil…với số lượng cũng như chất lượng ngày càng tăng.
Môn sinh Lê Văn Hùng tại Hội khỏe Phù Đổng ở SVĐ Buôn Ma Thuột-Đắk Lắk 1991.Hlv.Phan Hữu Phước (1956-2019) đứng kiểm soát ở hàng sau cùng.Kỷ vật của môn sinh Lê Văn Hùng thời mới nhập môn 14/05/1991.
Năm 1991, Sở Thể dục Thể thao (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Đắk Lắk cho phép thành lập Bộ môn Vovinam Việt Võ Đạo. Huấn luyện viên Lê Hữu Đức được đề cử làm Trưởng bộ môn, HLV Phan Hữu Phước làm Phó trưởng bộ môn. Từ đây, Bộ môn phát huy trí tuệ của các cá nhân và tập thể trong việc chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động và đề ra các biện pháp sát với thực tiễn để giúp phong trào phát triển nhanh, mạnh và bền vững.
Hùng đánh ĐC7 với Phương và ĐC 15 với Đạt ở phòng tập NVHTT Đắk Lắk năm 1992.
Tưởng niệm Sáng tổ lần thứ 34 (1960-1994) tại phòng tập Nhà VHTT Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.
Năm 1993, võ sư và môn sinh Vovinam Đắk Lắk vinh dự đón tiếp Chưởng môn Lê Sáng cùng các võ sư ở Tổ đường Vovinam Việt Võ Đạo về thăm và trực tiếp tập huấn. Kể từ đó, phong trào luyện tập Vovinam tại tỉnh Đắk Lắk chuyển sang một giai đoạn mới. Kế thừa những kết quả đã đạt được trong những năm trước đây thêm vào đó là sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh đạo Sở Thể dục Thể thao, sự ưu ái của lãnh đạo Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh trong việc tạo mọi điều kiện thuận lợi để Vovinam Đắk Lắk có được một phòng tập riêng biệt. Vì vậy, tất cả võ sư, huấn luyện viên và môn sinh đều coi phòng tập Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh là trung tâm điều hành mọi hoạt động của Bộ môn Vovinam tỉnh Đắk Lắk. Nơi đây cũng đã đào tạo ra nhiều thế hệ võ sư, huấn luyện viên trở thành hạt nhân tiêu biểu đi xây dựng phong trào ở những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh như huyện Eakar, Buôn Hồ, Krông Ana, Cư Jut, Dak Mil trước đây, Krông Pak, và nhiều điểm tập trong thị xã như Xã Hòa Thuận, Khánh Xuân, Nhà văn hóa Lao Động, huyện Ea Tiêu…
Đại diện BHL Vovinam Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk 1993, chào đón thầy Chưởng môn Lê Sáng và Vs.Nguyễn Đình Nam.
Vovinam Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk 1993, chào đón thầy Chưởng môn Lê Sáng.
- Hàng trên cùng từ trái: Hlv.Lê Hữu Đức-Trưởng bộ môn Vovinam ĐắkLắk, cùng các Hlv.Phan Hữu Phước (1956-2019) - Đỗ Tuấn Long - Hoàng Mai Thành - VS.Phạm Đình Nam (HCM) - Hlv.Phạm Minh Khang (nay đã mất) - Nguyễn Hải Quân (nay đã mất) - Vũ Văn Bình - Thành (tay độc) - Phạm Công Đệ (1952-2017) - Vũ Duy Thinh.
- Hàng 3 bìa phải: Hlv.Trần Hoàng Khải và Ms.Lê Văn Hùng đứng sát bên, mặc võ phục bạt trắng.
* Một năm sau đó 1994, thầy Nguyễn Văn Sen và thầy Trần Tuấn Vũ cũng lên tập huấn và chấm thi. Và đây cũng là lần đầu tiên, chúng tôi được vinh dự tiếp xúc quý thầy và nhận bằng con Rồng do thầy Chưởng Môn cấp.
Khóa thi do Thầy Sen và Thầy Vũ chấm và trao bằng cho các tân Hoàng đai 1994.
- Từ trái qua: Phan Văn Diệu (HĐII), Nguyễn Tấn Hoàng (HĐI), Phạm Minh Khang (HĐII, nay đã mất), Nguyễn Quang Sáng (HĐI, nay đã mất), Đỗ Tuấn Long (HĐII), Lê Văn Hùng (HĐI), Lê Thanh Hùng (HĐI), Nguyễn Hải Quân (HĐII, nay đã mất).
Năm 1994, lần đầu tiên đoàn vận động viên Vovinam Đắk Lắk tham dự Giải vô địch Vovinam toàn quốc tại Nhà thi đấu Phan Đình Phùng, TP.HCM với kết quả đạt được HCĐ nội dung hội diễn đòn chân tấn công của 4 vận động viên Long, Khang, Phương, Hùng. Đoàn vận động viên được Chưởng môn Lê Sáng gặp mặt thân mật và khích lệ.
Đoàn Vovinam Đắk Lắk tham dự Giải vô địch Toàn quốc 1994, đến thăm viếng Tổ Đường và lưu niệm cùng quý thầy Chưởng môn Lê Sáng & Nguyễn Văn Sen.
Ảnh từ trái qua: Đoàn Đắk Lắk (Hlv trưởng Lê Hữu Đức - Phan Hữu Phước - Lê Văn Hùng - Trần Đức Phương - Đỗ Tuấn Long - Lê Thanh Hùng - Phạm Minh Khang) diễu hành ở lễ Khai mạc Giải Vô Địch Vovinam Toàn Quốc tại Nhà thi đấu Phan Đình Phùng - TPHCM năm 1994.
Ảnh: 4VĐV (Long - Phương - Hùng - Khang) bắt đầu thi "Đòn chân tấn công" đoạt HCĐ, trong đó VĐV.Đỗ Tuấn Long tham dự Giải toàn năng (là người đầu tiên đã thể hiện công phu nhuyễn công "quặn lộn ngược 2 tay từ sau về trước qua đầu, trong bài "Tứ đấu trói tay").
VĐV.Lê Văn Hùng (giáp xanh, hạng cân 43-45kgs) áp đảo đối phương tại Giải VĐTQ 1994.
Ảnh: Tạp chí "Sổ tay võ thuật - Việt Võ Đạo" xuất bản 1994.
Các năm tiếp theo, do điều kiện kinh tế của địa phương nói chung và cá nhân nói riêng, Bộ môn không thể tham dự được tất cả các kỳ tổ chức giải toàn quốc cũng như khu vực, nhưng vẫn đạt kết quả khả quan trong phát triển phong trào luyện tập TDTT do ngành phát động hoặc biểu diễn phục vụ nhân các ngày lễ lớn…
Ảnh từ trái qua: 2 Hlv.Khang & Quân (nay đã mất) đánh đòn chân 11 và 2 Ms.Phương & Hùng (quỳ gối phải chờ lượt đánh) tại QĐND cây số 64 nhân ngày Lễ Quốc Khánh 2-9.
Hùng đánh đòn chân 12 với Đạt & Tráng, sau lễ Tưởng niệm Sáng tổ lần thứ 36 (1960-1996).
Hùng diễn đòn chân 11 vào Mùng 3 Tết Canh Tý 2000 - Lễ hội Mừng Xuân Nhà VHTT Đắk Lắk.
IV- Hội Vovinam Đắk Lắk
Sau nhiều năm nỗ lực, hoạt động của Bộ môn Vovinam tỉnh Đắk Lắk đã được UBND tỉnh Đắk Lắk, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi nhận và cho phép thành lập Hội Vovinam tỉnh Đắk Lắk vào tháng 7 năm 2007.
Lễ Tưởng niệm Sáng tổ Nguyễn Lộc lần thứ 49 (1960-2009).
Đại hội Hội Vovinam Đắk Lắk lần thứ I, nhiệm kỳ 2007 - 2011 bầu Ban chấp hành gồm 15 thành viên. Võ sư Lê Hữu Đức được bầu làm Chủ tịch. Các võ sư Lê Thanh Hùng, Nguyễn Hải Quân, Nguyễn Tấn Hoàng được bầu làm Phó chủ tịch, võ sư Đàng Năng Hảo giữ chức Tổng thư ký và các ủy viên: Linh mục Nguyễn Quốc Loan, ông Võ Văn Ca, võ sư Phan Hữu Phước, Phạm Công Đệ, Phan Văn Diệu, Trần Hoàng Khải, Phạm Văn Tuyến, HLV Nguyễn Sỹ Chung, Hồ Quang Sơn, Bùi Tuấn Vũ.
Năm 2010, Hội Vovinam Đắk Lắk tổ chức kỷ niệm 40 năm xây dựng và phát triển phong trào Vovinam Đắk Lắk tại TP. Buôn Ma Thuột.
Ảnh từ trái qua: VS.Lê Hữu Đức tặng hoa và quà lưu niệm cho các VS: Nguyễn Tôn Khoa - Nguyễn Văn Sen - Lư Quang Đức - Võ Danh Hải.
VS.Hùng diễn "Xà Quyền" - Kỷ niệm 40 năm Xây dựng & Phát triển Vovinam Đắk Lắk (1970 -2010).
Đại hội Hội Vovinam Đắk Lắk lần thứ II, nhiệm kỳ 2012 - 2017 cũng bầu Ban chấp hành gồm 15 thành viên. Võ sư Lê Hữu Đức được tín nhiệm tiếp tục làm Chủ tịch. Các võ sư Đàng Năng Hảo, Lê Thanh Hùng, Nguyễn Tấn Hoàng được bầu làm Phó chủ tịch, võ sư Bùi Đình Nhân giữ chức Tổng thư ký. Các ủy viên: võ sư Bùi Tuấn Vũ, Trần Hoàng Khải, Nguyễn Văn Huynh, Bùi Đình Tấn, Nguyễn Sỹ Chung, Phan Văn Diệu, Phạm Công Đệ, Phạm Văn Tuyến, HLV Hồ Quang Sơn, Lê Văn Dũng.
Ban chấp hành Hội Vovinam Đắk Lắk nhiệm kỳ II (2012-2017).
Một cột mốc đáng chú ý, từ năm 2012, Vovinam trở thành môn thi đấu chính thức của Hội khỏe Phù Đổng và giải Học sinh tỉnh. Trong phong trào Vovinam học đường, võ sư Đàng Năng Hảo đã mở lớp ở các trường Đại học và Cao đẳng trên toàn tỉnh như Đại học Tây Nguyên (2004), Cao đẳng Sư phạm (2016), dạy miễn phí cho các sinh viên dân tộc thiểu số ở các trường lưu trú (Đăng Khoa, Mẫu Tâm…), Đại học Buôn Ma Thuột (HLV Lương Văn Hiến - 2017) để tạo nguồn HLV phục vụ phong trào ở vùng sâu vùng xa. Bên cạnh đó, Vovinam còn được huấn luyện ở Trường Văn hóa 3 Bộ Công an (HLV Nguyễn Công Sự), Trường Dân tộc nội trú Krông Bông (HLV Nguyễn Tấn Vinh), Trung học phổ thông Cao Bá Quát (VS Nguyễn Đình Minh), Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Đông Du (HLV Nguyễn Công Sự), Trung học cơ sở Lê Quý Đôn, huyện Krông Ana (VS Bùi Đình Tấn),.v.v.
Lễ kỷ niệm 20 năm Vovinam huyện Ea Kar năm 2013.
CLB Vovinam Đại học Tây Nguyên tham dự Hội khỏe Phù Đổng ĐắkLắk 2018.
CLB Vovinam miễn phí Lưu xá Mẫu Tâm, đào tạo HLV người dân tộc phục vụ vùng sâu vùng xa (bìa phải VS Đàng Năng Hảo).
Đại hội Hội Vovinam Đắk Lắk lần thứ III, nhiệm kỳ 2018 - 2023 bầu Ban chấp hành với 21 thành viên. Võ sư Lê Hữu Đức tiếp tục được tín nhiệm giữ chức Chủ tịch. Võ sư Đàng Năng Hảo được bầu làm Phó chủ tịch, võ sư Lê Thanh Hùng giữ chức Tổng thư ký và các ủy viên: võ sư Nguyễn Tấn Hoàng, Bùi Đình Nhân, Nguyễn Đăng Thắng, Bùi Tuấn Vũ, Vũ Văn Nghĩa, Bùi Đình Tấn, Đỗ Xuân Quí, Trần Hoàng Khải, Nguyễn Văn Huynh, Nguyễn Sỹ Chung, Phan Văn Diệu, Nguyễn Văn Huy, Hứa Cao Quảng, Nguyễn Tấn Vinh, HLV Lương Văn Hiến, Huỳnh Văn Cảnh, Lương Văn Dũng.
Đại hội Hội Vovinam Đắk Lắk lần thứ III, nhiệm kỳ 2018 - 2023.
Do điều kiện học tập và công tác, một số môn sinh từng tập luyện Vovinam tại Đắk Lắk đã chuyển về sinh hoạt tại TP.HCM như: Hoàng Thọ Linh (Chuẩn hồng đai, Vinhomes Central Park Bình Thạnh); Vũ Duy Thinh (Hồng đai I cấp, CLB Liên phường Bình Hưng Hòa) và Lê Văn Hùng (Hồng đai II cấp, Ban Nghi lễ Tổ đường, HLV trưởng Vovinam Nhà tập luyện TDTT Phú Thọ & Đại học Mở; GV trưởng bộ môn Vovinam Giáo dục thể chất Đại học FPT Greenwich HCM).
Vs.Hoàng Thọ Linh (Chuẩn hồng đai, Vinhomes Central Park Bình Thạnh-TPHCM).
Ảnh trái: VS.Vũ Duy Thinh sinh hoạt chung với VS.Nguyễn Thanh Hương tại CLB Vovinam Liên phường Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân - TPHCM.
VS.Lê Văn Hùng, hàng thứ 2 (Hồng đai II cấp, Ban Nghi lễ Tổ đường).
Lưu niệm cùng quý thầy Nguyễn Văn Chiếu (1949-2020) & Nguyễn Văn Sen về dự Khóa thi Sơ đẳng Nhà tập luyện TDTT Phú Thọ - TP.HCM 2011.
Kỷ niệm 5 năm Thành lập & Phát triển Vovinam Đại Học(07/04/2014 - 07/04/2019).
Vs.Hùng cùng hơn 7000 môn sinh FPT đồng diễn thiết lập Kỷ lục Guinness Việt Nam 2018.
*****
DANH SÁCH CÁC CHI HỘI VOVINAM ĐẮK LẮK
(Tính đến tháng 11/2020)
TT
Thành phố, thị xã, huyện
Số lượng CLB
Số lượng võ sinh
Chi hội trưởng
1
Tp. Buôn Ma Thuột
10
750
VS Nguyễn Tấn Hoàng
2
Huyện Buôn Đôn
01
50
HLV Nguyễn Thuận
3
Huyện EaSuop
01
30
VS Nguyễn Văn Huynh
4
Huyện Krông Pak
02
35
VS Hứa Cao Quảng
5
Huyện Eakar
07
250
VS Phan Văn Diệu
6
Huyện Cư’Mgar
05
200
VS Nguyễn Sỹ Chung
7
Huyện Krông Bông
02
45
VS Phan Tấn Vinh
8
Huyện Krông Năng
02
67
VS Nguyễn Văn Huy
9
Huyện Ea’Hleo
03
110
VS Vũ Văn Nghĩa
10
Huyện Cư’Kuin
03
110
VS Bùi Đình Nhân
11
Huyện Krông Ana
02
60
VS Bùi Đình Tấn
12
Thị xã Buôn Hồ
02
40
HLV Lý Văn Chung
13
Đại học Buôn Ma Thuột
02
35
HLV Lương Văn Hiến
14
Đại học Tây Nguyên
05
108
VS Đàng Năng Hảo
Tổng cộng:
47
1.946
Vovinam Đắk Lắk thi thăng cấp Trung đẳng năm 2019.
V- Thành tích
Sau chiếc HCĐ ở Giải vô địch toàn quốc năm 1994, vận động viên Nguyễn Sỹ Chung giành HCB đấu đối kháng tại Giải vô địch toàn quốc năm 1999 tổ chức ở Khánh Hòa.
VĐV.Nguyễn Sỹ Chung, HCB đối kháng Giải VĐTQ năm 1999 tại Khánh Hòa.
Được sự quan tâm hỗ trợ của Sở VH-TT&DL, GD&ĐT, Liên đoàn Vovinam Việt Nam, các ban ngành chức năng tại địa phương cùng nỗ lực của tất cả võ sư, huấn luyện viên, môn sinh trong tỉnh, Vovinam Đắk Lắk đã trở lại đấu trường khu vực và quốc gia và đạt được một số kết quả đáng khích lệ như sau:
VĐV.Lê Nguyên Trường Sa (quỳ gối thứ 3 từ phải qua).
- Năm 2000: Giải vô địch toàn quốc tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh: 1HCV (Lê Nguyên Trường Sa), 4HCĐ (Bùi Nữ Mỹ Sa, Cao Kim Chiến, Hà Ngọc Chiến, Phạm Minh Tuân).
- Năm 2006, Giải nhì toàn đoàn giải khu vực Miền Trung.
- Năm 2008, Giải Miền Trung Tây nguyên tổ chức tại Khánh Hòa: 2 HCV, 2 HCB, 2 HCĐ.
- Năm 2010, Giải Miền Trung Tây nguyên tổ chức tại Đắk Lắk: 7HCV, 8HCB, 5HCĐ, xếp hạng nhì toàn đoàn. Giải Đại hội TDTT tại Cần Thơ đạt: 1HCB, 3HCĐ.
- Năm 2011: Giải vô địch toàn quốc tổ chức tại Phú Yên: 2HCĐ.
- Năm 2012: Giải vô địch trẻ toàn quốc tổ chức tại Đắk Lắk: 1HCV, 2HCB, 1HCĐ.
- Năm 2013: Giải vô địch toàn quốc tổ chức tại Bình Thuận: 2HCĐ; Giải vô địch trẻ toàn quốc tổ chức tại Cà Mau: 1HCB, 3HCĐ.
- Năm 2014: Giải Cup tại Đắk Lắk: 1HCV, 2HCB, 7HCĐ.
- Năm 2019: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk tổ chức giải vô địch Học sinh Cúp Nesle Milo toàn quốc lần thứ III: 3HCV, 5HCB, 10HCĐ, xếp hạng 9/31 đoàn tham dự.
- Năm 2020: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk tổ chức thành công giải Vovinam Hội khỏe Phù Đổng lần thứ XV với 58 đơn vị Phòng Giáo dục & Đào tạo và trường Trung học phổ thông tham gia.
Ban tổ chức và trọng tài tại Hội khỏe Phù Đổng Vovinam Đắk Lắk 2020.
Nhìn lại nửa thế kỷ nỗ lực xây dựng phong trào, khởi đầu chỉ có vài huấn luyện viên, đến nay Vovinam Đắk Lắk đã có một đội ngũ nòng cốt đông đảo với 02 Hồng đai II cấp, 07 Hồng đai I, 20 Chuẩn hồng đai, 500 Hoàng đai các cấp đang sinh hoạt và trực tiếp đứng lớp. Nhiều tập thể và cá nhân đã được Sở VH-TT&DL, Sở GD&ĐT, Liên đoàn Vovinam Việt Nam khen thưởng vì có nhiều đóng góp trong việc xây dựng phong trào luyện tập thể dục thể thao tại địa phương.
VI- Định hướng một số công tác chủ yếu đến năm 2023
1. Tiếp tục phát triển phong trào Vovinam ở các huyện, thị xã, thành phố, đặc biệt chú trọng phát triển trong nhà trường và các huyện Mađ’rắk, Lắk, Krông Búk… Cải tiến trình độ tổ chức các giải thi đấu, nâng cao chất lượng chuyên môn của các câu lạc bộ.
2. Phát huy vai trò và trách nhiệm các thành viên Ban chấp hành Hội trong việc vận động các Mạnh thường quân ủng hộ phong trào cả về vật chất lẫn tinh thần, huy động các nguồn lực từ xã hội để phát triển phong trào, tổ chức các sự kiện, tổ chức các giải thi đấu, v.v.
3. Hướng dẫn các Chi hội trong tỉnh định hướng và tổ chức các câu lạc bộ từng bước nâng cao chất lượng; xây dựng kế hoạch hoạt động, có trọng điểm nhất là với các xã, phường.
4. Kiện toàn tổ chức các Chi hội và tăng cường tập huấn kỹ thuật, phương pháp huấn luyện, công tác trọng tài cho đội ngũ huấn luyện viên trong toàn tỉnh.
5. Tham mưu với Sở VH-TT&DL, kết hợp với trường Năng khiếu TDTT để thành lập đội tuyển. Phối hợp với Sở VH-TT&DL và Sở GD&ĐT tổ chức các các giải thi đấu nhằm phát hiện, bồi dưỡng và tuyển chọn vận động viên tham gia các giải thi đấu khu vực, quốc gia đồng thời từng bước cải thiện thành tích.
HỘI VOVINAM ĐẮK LẮK
11/2020
(1). Nguồn: Wikipedia, bản tiếng Việt.(2). Năm 1969, HLV Phan Quang Tài (1944-1991) từng mở lớp dạy Vovinam tại Buôn Ma Thuột nhưng trong phạm vi nhỏ hẹp.