Liên đoàn Vovinam Cần Thơ tưởng niệm cố võ sư Nguyễn Văn Nhàn - Fédération Vovinam Cần Thơ commémore le Maitre Nguyễn Văn Nhàn.
Đăng ngày: 02/03/2024 23:24
"ƠN CAO SÁNG TỔ VƯƠN TRỜI THẲM. NGHĨA NẶNG SƯ MÔN THẮM ĐẤT DÀY - LE SENTIMENT DE GRATITUDE ENTRE LE MAITRE ET L'ÉLÈVE EST ÉTERNEL"...- "NGOẢNH NHÌN CUỘC ĐỜI NHƯ GIẤC MỘNG : ĐƯỢC - MẤT - BẠI - THÀNH - BỔNG CHỐC HÓA HƯ KHÔNG - SE RETOURNER LA VIE COMME UN RÊVE : GAGNÉ - PERDU - ÉCHEC - RÉUSSITE SONT NÉANTISÉS TOUT D'UN COUP"!!!
Liên đoàn Vovinam Cần Thơ Tưởng niệm ngày mất võ sư Nguyễn Văn Nhàn
(CT) - Ngày 2-3, tại nhà tập Vovinam huyện Phong Điền, Ban Vovinam Tây Nam Bộ phối hợp Liên đoàn Vovinam - Việt Võ Đạo TP Cần Thơ tổ chức lễ tưởng niệm cố võ sư Nguyễn Văn Nhàn, nguyên Cục trưởng Cục Huấn luyện Vovinam Miền Tây.
Võ sư Võ Hữu Lý (bìa trái) và Đại diện Hội đồng Võ sư Chưởng quản cùng Võ sư các đơn vị dâng hương tưởng nhớ cố võ sư Nguyễn Văn Nhàn. Ảnh: Nguyễn Minh.
Lễ tưởng niệm thể hiện sự tôn kính và ghi nhớ công lao, đóng góp của cố võ sư Nguyễn Văn Nhàn trong việc xây dựng và phát triển Vovinam Tây Nam Bộ. Đây còn là dịp để các võ sư, huấn luyện viên và môn sinh Vovinam khu vực ĐBSCL tưởng nhớ, lưu giữ tinh thần võ đạo và giáo dục các thế hệ môn sinh truyền thống tốt đẹp của môn phái.
Đại diện Hội đồng Võ sư Chưởng quản cùng Võ sư các đơn vị dâng hương tưởng nhớ cố võ sư Nguyễn Văn Nhàn. Ảnh: Nguyễn Minh.
Các võ sư trong Liên đoàn Vovinam -Việt Võ Đạo TP Cần Thơ dâng hương tưởng nhớ cố võ sư Nguyễn Văn Nhàn. Ảnh: Nguyễn Minh
Cố võ sư Nguyễn Văn Nhàn sinh ngày 13-7-1950 tại Sài Gòn. Ông bắt đầu tập luyện Vovinam vào khoảng cuối năm 1964 tại Trung tâm Huấn luyện Võ thuật Vovinam, do Chưởng môn Lê Sáng trực tiếp hướng dẫn. Khoảng cuối năm 1969, võ sư Nguyễn Văn Nhàn đã được Chưởng môn Lê Sáng phân công đi xây dựng phong trào Vovinam miền Tây, trở thành trụ cột của môn phái ở khu vực. Do thời cuộc, võ sư Nguyễn Văn Nhàn đã định cư tại Cộng hòa Liên bang Đức từ năm 1980. Chỉ vài năm sau, võ sư Nguyễn Văn Nhàn đã cùng một số đồng môn và môn đệ xây dựng Đại phong trào Vovinam Việt Võ Đạo châu Âu, tạo được tiếng vang nơi xứ người trong thập niên 1980, 1990. Những năm gần đây, tuy sức khỏe có phần suy giảm, nhưng võ sư Nguyễn Văn Nhàn vẫn luôn gắn bó với sự nghiệp quảng bá môn phái với nhiều ước vọng. Hôm 25-2-2024, võ sư Nguyễn Văn Nhàn đã ra đi về cõi vĩnh hằng.
N.MINH
Nguồn: https://baocantho.com.vn/
Liên đoàn Vovinam Cần Thơ tưởng niệm cố võ sư Nguyễn Văn Nhàn
Chủ nhật, 03/03/2024, 12:23 PM
(NSMT) - Ngày 2/3, tại nhà tập võ thuật huyện Phong Điền, Liên đoàn Vovinam Cần Thơ đã tổ chức lễ tưởng niệm cố võ sư Nguyễn Văn Nhàn, người đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của môn phái Vovinam Việt Võ Đạo tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Đến tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Trung Nghĩa - Chủ tịch UBND huyện Phong Điền; Võ Sư Trần Văn Mỹ - Chánh Sự TT HĐVS Chưởng Quản Môn Phái Vovinam - Việt Võ Đạo, Phó Chủ Tịch TT Liên Đoàn Vovinam Việt Nam; Võ Sư Nguyễn Văn Sen - Chánh Vụ Lễ Nghi – Kỹ Thuật Môn Phái VVN - VVĐ; Võ Sư Võ Hữu Lý - Phó Chủ Tịch Liên Đoàn Vovinam Việt Nam, Trưởng ban Vovinam Tây Nam Bộ; Võ sư Nguyễn Hữu Hạnh - Cố vấn Ban Vovinam Tây Nam Bộ; Võ sư Hoàng Minh Cường - Cố vấn Ban Vovinam Tây Nam Bộ; Cùng các Võ sư lãnh đạo các Hội, Liên đoàn, Các võ sư, HLV, Môn sinh Vovinam TP Cần Thơ và các tỉnh KV ĐBSCL.
Các Võ sư đại diện thành kính dâng hương.
Đại diện gia đình và các Liên đoàn tại ĐBSCL thành kính dâng hương.
Cố võ sư Nguyễn Văn Nhàn sinh ngày 13 tháng 7 năm 1950 tại Sài Gòn. Bắt đầu tập luyện Vovinam vào khoảng cuối năm 1964 tại Trung tâm Huấn luyện Võ thuật Vovinam (61 đường Vĩnh Viễn, Quận 10, Sài Gòn) do Chưởng môn Lê Sáng trực tiếp hướng dẫn. Võ sư Nguyễn Văn Nhàn từng tham gia huấn luyện tại một số võ đường ở Sài Gòn như Hùng Vương (số 31 Sư Vạn Hạnh, Quận 10, nay là Tổ đường).
Khoảng cuối năm 1969, võ sư Nguyễn Văn Nhàn đã được Chưởng môn Lê Sáng phân công đi xây dựng phong trào Vovinam các tỉnh miền Tây. Với sự nhiệt tình và nghị lực của tuổi trẻ, võ sư đã cùng các võ sư Phạm Văn Sinh (Hoàng Minh Cường), Dương Minh Nhơn, Nguyễn Văn Sen, HLV Nguyễn Bá Thuận, Trần Văn Thái, Huỳnh Vị Tiền Tiếp, Dương Minh Hải và các môn sinh được đào tạo tại chỗ cùng nhiều nguồn đào tạo khác đã xây dựng và quảng bá Vovinam ở nhiều tỉnh miền Tây như: Kiên Giang, Sóc Trăng, An Giang, Châu Đốc, Bạc Liêu, Định Tường, An Xuyên, Kiến Phong, Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp), Phong Dinh, Chương Thiện (nay thuộc tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ), Gò Công, Kiến Hòa (nay là Bến Tre và Tiền Giang), Long An, Vĩnh Bình (nay là Trà Vinh)… ngày càng lớn mạnh.
Sau 3 năm (từ ngày 24 - 26/11/1972), Lễ khai phá đệ tam chu niên (lần thứ 3) và Lễ mang đai khóa VIII Việt Võ Đạo Miền Tây đã được tổ chức tại khu kỹ nghệ Tây Đô, Trà Nóc, tỉnh Phong Dinh (nay là Cần Thơ), thu hút khoảng 2.000 môn sinh các tỉnh Miền Tây về cắm trại, dự lễ và đón tiếp Chưởng môn Lê Sáng.
Trong suốt quãng đời võ thuật, cố võ sư Nguyễn Văn Nhàn đã đào tạo ra hàng trăm võ sư, huấn luyện viên, võ sinh Vovinam tại Cần Thơ và các tỉnh lân cận. Ông cũng là người có nhiều cống hiến cho việc phổ biến và phát huy giá trị của Vovinam Việt Võ Đạo trong xã hội, đặc biệt là trong giới trẻ. Ông luôn coi trọng việc rèn luyện tâm thân, đạo đức, và tinh thần yêu nước của các võ sinh, theo tư tưởng của võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc.
Cán bộ chuyên môn Võ thuật của Quân khu 7 đến dâng hương tưởng niệm.
Tại buổi lễ, các đại biểu, võ sư, huấn luyện viên, võ sinh, và người thân của cố võ sư Nguyễn Văn Nhàn đã thành kính dâng hương, cầu nguyện, và tưởng nhớ công ơn của ông.
Lễ tưởng niệm cố võ sư Nguyễn Văn Nhàn là hoạt động ý nghĩa, thể hiện sự kính trọng và tri ân của Liên đoàn Vovinam Cần Thơ và cộng đồng võ thuật khu vực ĐBSCL đối với một võ sư tài năng, một người truyền lửa cho môn phái Vovinam Việt Võ Đạo.
Thành Hải
Nguồn: https://mientay.giadinhonline.vn/
Đại diện Hội đồng Võ sư Chưởng quản cùng Võ sư các đơn vị dâng hương tưởng nhớ cố võ sư Nguyễn Văn Nhàn.
Đại diện Hội đồng Võ sư Chưởng quản cùng Võ sư - Hlv & Môn sinh các đơn vị dâng hương tưởng nhớ cố võ sư Nguyễn Văn Nhàn.