VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO
SÓC TRĂNG
I- Khái quát về vùng đất Sóc Trăng
Vùng Sóc Trăng tiền thân vốn là đất Ba Thắc của Cao Miên (Campuchia), bắt đầu thuộc chúa Nguyễn do Nặc Ong Nhuận (Ang Tong tức vua Ramathipadi II, khoảng năm 1756-1757 dâng cho chúa Nguyễn Phúc Khoát cùng với đất Trà Vinh giai đoạn 1757-1792); rồi lại về Cao Miên giai đoạn 1792-1835 (cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19); từ sau năm 1835 vùng đất Ba Thắc (tiền thân của Sóc Trăng) mới hoàn toàn thuộc vào lãnh thổ Đại Nam (tức Việt Nam) (giai đoạn 1835-1867 đất Ba Thắc trở thành phủ Ba Xuyên thuộc tỉnh An Giang, thời nhà Nguyễn)…
Trải qua nhiều thay đổi, năm 1973, tỉnh Ba Xuyên (Sóc Trăng) gồm 8 quận: Mỹ Xuyên, Thuận Hòa, Long Phú, Thạnh Trị, Kế Sách, Ngã Năm, Lịch Hội Thượng, Hòa Tú. Tỉnh lỵ tỉnh Ba Xuyên vẫn giữ nguyên tên là "Khánh Hưng" cho đến năm 1975.
Năm 1976, Chính phủ Việt Nam quyết định hợp nhất 3 đơn vị hành chính cấp tỉnh là tỉnh Sóc Trăng (Ba Xuyên), tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ để thành lập tỉnh mới là Hậu Giang. Đến tháng 12-1991, Quốc hội Việt Nam ban hành Nghị quyết chia tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng.
Chùa Dơi thu hút khách du lịch thập phương.
Hiện nay, với diện tích 3.311,87 km², tỉnh Sóc Trăng có dân số đạt 1.199.653 người (thống kê 1-4-2019) chủ yếu là người Kinh, Khmer và Hoa. Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm thành phố Sóc Trăng, thị xã Vĩnh Châu, thị xã Ngã Năm và 8 huyện: Châu Thành, Cù Lao Dung, Kế Sách, Long Phú, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Trần Đề) với 109 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 80 xã, 17 phường, 12 thị trấn). Sóc Trăng có nhiều lễ hội văn hóa, tín ngưỡng, các công trình kiến trúc độc đáo, mang bản sắc văn hoá riêng phù hợp phát triển du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, văn hoá lễ hội của 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. (1)
II- Vovinam Ba Xuyên giai đoạn 1968 - 1975
Tại Sóc Trăng - tỉnh lỵ của Ba Xuyên (tên của tỉnh Sóc Trăng trước năm 1975), huấn luyện viên Nguyễn Văn Đức mở lớp tại trường Bồ Đề và nhà riêng từ năm 1968. Theo võ sư Lâm Tấn Đấu (sinh năm 1958, tập với HLV Nguyễn Văn Đức khoảng năm 1970), một số môn sinh những lớp đầu tiên có anh Tuấn cao, Tuấn lùn, Hồng Ba…Khoảng năm 1972, VS Nguyễn Văn Sen về đây tham gia phong trào, tiếp theo là võ sư Dương Minh Nhơn, huấn luyện viên Trần Phước Thiện.
Đến năm 1973, Vovinam Ba Xuyên đào tạo được một số môn sinh đạt đẳng cấp Hoàng đai I là người địa phương như Hà Thanh Bình, Quách Văn Văn, Lâm Tấn Đấu, Võ Văn Nuôi, Trương Anh Dũng. Bên cạnh đó còn có các huấn luyện viên xuất thân từ lớp đào tạo cấp tốc nơi khác như Lý Cường (Sến), Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Văn Tòng, Lâm Bình Chi, Nguyễn Văn Nhiêu. Lúc cao điểm, Vovinam Ba Xuyên có khoảng vài trăm võ sinh tập luyện tại Ty Thanh niên, Trường Nông Lâm Súc, huyện Mỹ Xuyên, v.v.
III- Vovinam Sóc Trăng từ năm 1976 đến nay
Năm 1976, huấn luyện viên Hà Thanh Bình đã mở lại lớp tập tại Phòng Thể dục Thể thao thị xã Sóc Trăng (thuộc tỉnh Hậu Giang). Từ thời điểm này trở về sau, phong trào Vovinam Sóc Trăng trải qua một số cột mốc đáng chú ý.
Võ sư Hà Thanh Bình (bìa phải) và HLV Nguyễn Bình Dương trao đai cho các môn sinh Vovinam xã An Lạc Thôn, huyện Kế Sách đạt thứ hạng cao (khóa 1 năm 2010).
Giữa thập niên 1980, các môn sinh Trần Vũ Bảo, Dương Văn Hùng, Trung Vinh, Ngọc Bích, Cẩm Hồng, v.v. tập tại căn phòng của Phường đội phường 4 cho mượn, sau đó dời về cụm sân quàn vợt … Võ sư Huỳnh Văn Thuận (Cần Thơ) kể lại: “Trong những năm theo học nghiệp vụ tại Sóc Trăng từ 1984 đến 1987, tôi đã tham gia phụ giúp huấn luyện giảng dạy tại nhà riêng huấn luyện viên Hà Thanh Bình và cụm sân quần vợt”.
Những năm đầu thập niên 1990, một số học trò của võ sư Hà Thanh Bình tham gia huấn luyện như huấn luyện viên Lương Duy Đạt và huấn luyện viên Trần Vũ Bảo mở lớp phong trào tại Sở Thể dục Thể thao tỉnh Sóc Trăng (nay Trung tâm Văn hóa Thể thao tỉnh); huấn luyện viên Hà Thanh Sơn dạy ở Trường Cao đẳng cộng đồng và xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên… Năm 1993, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Giải Vovinam mở rộng và các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long… đã cử huấn luyện viên, vận động viên về tham dự. Năm 1996, võ sư Hà Thanh Bình và các huấn luyện viên do ông đào tạo đã mở lớp lan rộng đến các huyện Mỹ Tú, Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên, Kế Sách, Thạnh Trị. Từ thời điểm này, phong trào Vovinam mới khá lên so với trước đây chỉ xoay quanh thị xã Sóc Trăng.
Giải Vovinam Sóc Trăng mở rộng năm 1993.
Năm 2000, võ sư Hà Thanh Bình bận công việc cơ quan nên quản lý chung, giao lớp cho các huấn luyện viên Trần Vũ Bão, Trần Hoàng Long, Trần Hoàng Phi trực tiếp hướng dẫn... Đây là giai đoạn khó khăn do sân bãi không có phải di chuyển từ điểm này sang điểm khác nên lượng học viên tham gia không nhiều. Dù vậy, một số huấn luyện viên cũng được đào tạo và tham gia phát triển phong trào sau này như Trần Vũ Phương, Lý Nguyệt Hằng, Lý Huỳnh Châu, Cao Thanh Nhã, Trương Quốc Sử… Đặc biệt, từ năm 2000, Vovinam Sóc Trăng được Sở Thể dục Thể thao hỗ trợ kinh phí tham dự một số Giải Đồng bằng sông Cửu Long, Giải Vovinam Đại hội Thể dục Thể thao Đồng bằng sông Cửu Long và giành được huy chương.
Từ trái HLV Huỳnh Ngọc Hổ, võ sư Trần Vũ Bảo và môn sinh Trần Trung Vinh (2014).
Thi thăng cấp tại Nhà Thiếu nhi năm 2014.
Năm 2008, võ sư Hà Thanh Bình vận động được một số môn sinh trước năm 1975 trở lại ôn luyện và tham gia hoạt động như Lâm Tấn Đấu, Nguyễn Văn Tiến, Lâm Bình Chi, Nguyễn Văn Thắng… Võ sư Lâm Tấn Đấu cho biết thêm: “Khoảng năm 2015, tôi mở lớp dạy tại xã Trường Khánh, huyện Long Phú, quy tụ khoảng 100 võ sinh. Khoảng 2 năm sau, tôi bàn giao lớp lại cho huấn luyện viên ở địa phương là Nguyễn Văn Thắng”…
Vovinam xã An Lạc Thôn, Kế Sách, Sóc Trăng viếng Tổ đường năm 2010.
Năm 2011, Vovinam được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng cử 11 VĐV tham dự Giải trẻ toàn quốc tại Quảng Ngãi. Kết quả đạt được 1 HCB, 2 HCĐ; năm 2012 dự Giải trẻ toàn quốc ở Cà Mau…
Đoàn môn sinh Vovinam Sóc Trăng tham gia hành trình Về Nguồn năm 2016.
Từ năm 2017 - 2019, Vovinam Sóc Trăng được phối hợp với Liên đoàn Vovinam Cần Thơ tổ chức thi thăng cấp Trung đẳng tại Sóc Trăng. Những năm trước đều phải thi tại Cần Thơ.
Câu lạc bộ Vovinam Nam Long, Sóc Trăng viếng Tổ đường năm 2017.
Được sự quan tâm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hàng năm Vovinam đều tổ chức giải vô địch tỉnh thu hút trên 100 VĐV tham gia. Các kỳ Đại hội Thể dục Thể thao tỉnh đều có môn Vovinam góp mặt. Đồng thời, các câu lạc bộ đều tham gia biểu diễn tại những lễ hội của địa phương…
Ban Giám khảo kỳ thi Trung đẳng 2017.
Các thì sinh tham dự kỳ thi Trung đẳng 2017.
Trao đai cho các môn sinh đạt yêu cầu kỳ thi Trung đẳng.
Song song đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các võ sư, huấn luyện viên nhằm đảm bảo giảng dạy đúng theo giáo án và hướng dẫn của Liên đoàn Vovinam Việt Nam; cấp kinh phí dành cho bộ môn Vovinam tổ chức giải, tham dự và mở các lớp tập huấn vào khoảng trên 250.000.000đ/năm.
Đấu đối kháng trong kỳ thi thăng cấp ở Sóc Trăng.
Hiện nay, tuy còn một số khó khăn nhất định, nhưng với nỗ lực của tập thể võ sư, huấn luyện viên, hướng dẫn viên và môn sinh, phong trào Vovinam Sóc Trăng đã được quảng bá đến 10/11 thành phố, thị xã, huyện trong toàn tỉnh (còn thiếu huyện Cù Lao Dung).
Vovinam Sóc Trăng thi thăng cấp Sơ đẳng.
Với những cố gắng trong nhiều năm qua, trong Lễ kỷ niệm 50 năm khai phá và phát triển Vovinam Đồng bằng sông Cửu Long (1969-2019), võ sư Hà Thanh Bình và võ sư Trần Vũ Bảo đã được Liên đoàn Vovinam Việt Nam trao tặng Bằng khen.
BẢN THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG VÕ SINH
(tính đến tháng 7- 2020)
Số TT
|
Họ tên
|
Chức vụ
|
Địa điểm hoạt động
|
Số lượng võ sinh
|
I. Huyện Kế Sách (6 CLB)
|
|
|
1.
|
Trần Trung Vinh
|
HLV
|
Trường tiểu học An Lạc Thôn
|
25
|
2.
|
Trần Trung Vinh
|
HLV
|
Trường tiểu học Nhơn Mỹ
|
38
|
3.
|
Ngô Trọng Tính
|
HLV
|
Xã Trinh Phú
|
20
|
4.
|
Ngô Trung Tính
Phan Thi Thel
|
HLV
|
Xã Thới An Hội
|
25
|
5.
|
Huỳnh Ngọc Hổ
|
HLV
|
Thị trấn Kế Sách
Xã Ðại Hải
|
50
25
|
II. Huyện Châu Thành (2 CLB)
|
|
|
6.
|
Lê Hoàng Giang
|
HLV
|
Xã Ðại Hải
|
20
|
7.
|
Dương Văn Hiếu
|
HLV
|
Xã Thiện Mỹ
|
20
|
III. Thị xã Vĩnh Châu (2 CLB)
|
|
|
8.
|
Bùi Thanh Tây
|
HLV
|
Phường 1
Xã Vĩnh Hiệp
|
200
25
|
9.
|
Ngô Thiện Chiến
|
HLV
|
xã Lạc Hòa
|
20
|
IV. Huyện Mỹ Tú (4 CLB)
|
|
|
|
10.
|
Nguyễn Vãn Tiến
|
HLV
|
Thị trấn Mỹ Tú
Xã Phú Mỹ
|
50
20
|
11. |
Nguyễn Văn Trung
|
HLV
|
Xã Hưng Phú
|
20
|
12. |
Trần Tấn Hòa
|
HLV
|
Xã Mỹ Hương
|
30
|
V. Thành phố Sóc Trăng (2 CLB)
|
|
|
13. |
Hà Thanh Bình
|
Võ sư
|
Trung tâm Văn hóa
|
30
|
14. |
Trần Vũ Bảo
|
Võ sư
|
Nhà Thiếu Nhi tỉnh
|
100
|
VI. Huyện Mỹ Xuyên (1 CLB)
|
15. |
Trần Tấn Hòa
|
HLV
|
Xã Thạnh Phú
|
20
|
VII. Huyện Long Phú (3 CLB)
|
16. |
Phan Tấn Vũ
|
HLV
|
Xã Tân Thạnh
|
60
|
17. |
Phan Tấn Vũ
|
HLV
|
Xã Châu Khánh
|
60
|
18. |
Nguyễn Thanh Nhàn
|
HLV
|
Xã Hậu Thanh
|
50
|
VIII. Huyện Trần Đề (2 CLB)
|
19. |
Nguyễn Thanh Bình
|
HLV
|
Xã Viên An
|
50
|
20. |
Thái Chí Linh
|
HLV
|
Xã Viên Bình
|
50
|
IX. Thị xã Ngã Năm (1 CLB)
|
21. |
Nguyễn Văn Hiếu
|
HLV
|
Thị xã Ngã Nãm
|
40
|
X. Huyện Thạnh Trị (3 CLB)
|
22. |
Nguyễn Thành Nhâm
|
HLV
|
Thị trấn Phú Lộc
|
60
|
23. |
Lê Tuấn Dũng
|
HLV
|
Xã Tân Long
Xã Lâm Tân
|
120
|
24. |
Trần Tấn Hòa
|
HLV
|
Xã Lâm Kiết
|
20
|
TỔNG CỘNG: 26 câu lạc bộ; 1.248 võ sinh
|
1.248
|
Thi thăng đai khóa 1 xã An Lạc Thôn, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.
IV- Định hướng
Trong bối cảnh khó khăn chung hiện nay, Bộ môn cố gắng duy trì sỉ số võ sinh và củng cố chất lượng chuyên môn ở các câu lạc bộ. Khi điều kiện thuận lợi, Bộ môn sẽ từng bước mở rộng phong trào, nâng dần thành tích thi đấu và xin thành lập Hội/Liên đoàn…
BỘ MÔN VOVINAM SÓC TRĂNG
Tháng 12/2020
(1) Tóm lược từ Wikipedia.org (bản tiếng Việt)