Hôm nay, ngày 21/01/2025
VĂN ÔN - VÕ LUYỆN - TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO - BÀN TAY THÉP VỚI TRÁI TIM TỪ ÁI

THƯ VIỆN : TƯ LIỆU - LUẬN ÁN

LIÊN KẾT WEBSITE

Tin mới đăng

Khóa thi Trung đẳng Vovinam Khánh Hòa Mở rộng 2024 - Passage ouvert de grade des Ceintures Jaunes du Vovinam Khánh Hòa province en 2024.
Kỳ thi thăng cấp Trung đẳng Vovinam Cần Thơ lần 2 mở rộng & Tri ân những người thầy thầm lặng - Vovinam Can Tho organisé le 2ème Passage ouvert de grade des Ceintures jaunes du Deltat du Mékong.Kỳ thi thăng cấp Trung đẳng Vovinam Cần Thơ lần 2 mở rộng & Tri ân những người thầy thầm lặng - Vovinam Can Tho organisé le 2ème Passage ouvert de grade des Ceintures jaunes du Deltat du Mékong.
TRI ÂN 20-11 "THẦY TÔI & NGHIỆP VÕ" - A la gratitude de la Journée des Enseignants Vietnamiens du 20 Novembre "Notre Maître & Sa carrière d'arts martiaux".TRI ÂN 20-11 "THẦY TÔI & NGHIỆP VÕ" - A la gratitude de la Journée des Enseignants Vietnamiens du 20 Novembre "Notre Maître & Sa carrière d'arts martiaux".
''CHÚC MỪNG SINH NHẬT LẦN THỨ 73 CỦA THẦY SEN - HAPPY 73th BIRTHDAY TO MASTER SEN - JOYEUX 73ème ANNIVERSAIRE À MAITRE SEN (1951-2024)''.''CHÚC MỪNG SINH NHẬT LẦN THỨ 73 CỦA THẦY SEN - HAPPY 73th BIRTHDAY TO MASTER SEN - JOYEUX 73ème ANNIVERSAIRE À MAITRE SEN (1951-2024)''.
Kỳ nghỉ của VS.Lê Văn Hùng tại Bordeaux - Marseille - Paris Pháp 2024 - Vacances de Maître Lê Văn Hùng à Bordeaux - Marseille - Paris - France en 2024 (Part 1).Kỳ nghỉ của VS.Lê Văn Hùng tại Bordeaux - Marseille - Paris Pháp 2024 - Vacances de Maître Lê Văn Hùng à Bordeaux - Marseille - Paris - France en 2024 (Part 1).
Kỳ nghỉ của VS.Lê Văn Hùng tại Bordeaux - Marseille - Paris Pháp 2024 - Vacances de Maître Lê Văn Hùng à Bordeaux - Marseille - Paris - France en 2024 (Part 2).Kỳ nghỉ của VS.Lê Văn Hùng tại Bordeaux - Marseille - Paris Pháp 2024 - Vacances de Maître Lê Văn Hùng à Bordeaux - Marseille - Paris - France en 2024 (Part 2).
Vovinam Marseille tưởng niệm Võ sư Marc Quer vừa qua đời - Le Vovinam Marseille commémore le récent décès de Maître Marc Quer (1965 – 2024).Vovinam Marseille tưởng niệm Võ sư Marc Quer vừa qua đời - Le Vovinam Marseille commémore le récent décès de Maître Marc Quer (1965 – 2024).
Kỷ niệm 14 năm ngày mất Chưởng môn Lê Sáng (2010-2024) - A la 14ème Commémoration du décès de Maitre Patriarche Lê Sáng (2010-2024).Kỷ niệm 14 năm ngày mất Chưởng môn Lê Sáng (2010-2024) - A la 14ème Commémoration du décès de Maitre Patriarche Lê Sáng (2010-2024).
Cáo phó & Phân ưu VS.Nguyễn Văn Ký (1952 - 2024) - Annonce du décès & Condoléances du Maitre Nguyễn Văn Ký (1952 - 2024).Cáo phó & Phân ưu VS.Nguyễn Văn Ký (1952 - 2024) - Annonce du décès & Condoléances du Maitre Nguyễn Văn Ký (1952 - 2024).
Cáo phó & Phân ưu VS.Trần Ngọc Trình (1939 - 2024) - Annonce du décès & Condoléances du Maitre Trần Ngọc Trình (1939 - 2024).Cáo phó & Phân ưu VS.Trần Ngọc Trình (1939 - 2024) - Annonce du décès & Condoléances du Maitre Trần Ngọc Trình (1939 - 2024).
PHÂN ƯU CÙNG GIA ĐÌNH THÂN PHỤ VS.BÙI ĐẶNG HỒNG NHUNG - SINCÈRES CONDOLÉENCES AVEC LA FAMILLE DU PÈRE DE MAITRESSE NHUNG - VOVINAM BÌNH DƯƠNG..PHÂN ƯU CÙNG GIA ĐÌNH THÂN PHỤ VS.BÙI ĐẶNG HỒNG NHUNG - SINCÈRES CONDOLÉENCES AVEC LA FAMILLE DU PÈRE DE MAITRESSE NHUNG - VOVINAM BÌNH DƯƠNG..
Cáo phó & Phân ưu VS.Trịnh Thế Hùng (1951-2024) - Annonce du décès & Condoléances du Maitre Trịnh Thế Hùng (1951-2024).Cáo phó & Phân ưu VS.Trịnh Thế Hùng (1951-2024) - Annonce du décès & Condoléances du Maitre Trịnh Thế Hùng (1951-2024).
T/B: Lễ tưởng niệm Sáng tổ Nguyễn Lộc LT64 (1960-2024) - Lễ công bố tân Chánh Chưởng Quản - Lễ thăng đai các Tân Khoa Hồng Đai 2024 - Annonce: La 64 Commémoration du Maitre Fondateur Nguyen Loc.T/B: Lễ tưởng niệm Sáng tổ Nguyễn Lộc LT64 (1960-2024) - Lễ công bố tân Chánh Chưởng Quản - Lễ thăng đai các Tân Khoa Hồng Đai 2024 - Annonce: La 64 Commémoration du Maitre Fondateur Nguyen Loc.
THÔNG BÁO CỦA HĐVSCQ MÔN PHÁI - ANNONCE DU CONSEIL DES MAITRES DE L'ÉCOLE THÔNG BÁO CỦA HĐVSCQ MÔN PHÁI - ANNONCE DU CONSEIL DES MAITRES DE L'ÉCOLE
Võ sư Trần Văn Mỹ - tân Chánh Chưởng quản Hội đồng Võ sư Chưởng quản Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo - Maitre Tran Van My voté le Chef du Conseil des Maitres.Võ sư Trần Văn Mỹ - tân Chánh Chưởng quản Hội đồng Võ sư Chưởng quản Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo - Maitre Tran Van My voté le Chef du Conseil des Maitres.
Liên đoàn Vovinam Cần Thơ tưởng niệm cố võ sư Nguyễn Văn Nhàn - Fédération Vovinam Cần Thơ commémore le Maitre Nguyễn Văn Nhàn.  Liên đoàn Vovinam Cần Thơ tưởng niệm cố võ sư Nguyễn Văn Nhàn - Fédération Vovinam Cần Thơ commémore le Maitre Nguyễn Văn Nhàn.
TRỜI ĐẤT THẦY MẤT THẬT RỒI SAO THẦY - OH DIEU, MAITRE EST VRAIMENT PERDU, MAITRE TRUNG ĐẠO_NGUYỄN VĂN NHÀN !TRỜI ĐẤT THẦY MẤT THẬT RỒI SAO THẦY - OH DIEU, MAITRE EST VRAIMENT PERDU, MAITRE TRUNG ĐẠO_NGUYỄN VĂN NHÀN !
Cáo phó - Phân ưu - Tiểu sử thầy Trung Đạo - Nguyễn Văn Nhàn (13-7-1950 & 25-2-2024).- Annonce du décès - Condoléances - Biographie du Maitre Trung Đạo_Nguyễn Văn Nhàn (13-7-1950 & 25-2-2024).Cáo phó - Phân ưu - Tiểu sử thầy Trung Đạo - Nguyễn Văn Nhàn (13-7-1950 & 25-2-2024).- Annonce du décès - Condoléances - Biographie du Maitre Trung Đạo_Nguyễn Văn Nhàn (13-7-1950 & 25-2-2024).
Kỷ niệm 10 năm gắn bó với Vovinam FPT Greenwich Việt Nam (2013 - 2023) - Honorer mon 10ème Anniversaire attachant avec Vovinam FPT Greenwich VietNam (2013 - 2023).Kỷ niệm 10 năm gắn bó với Vovinam FPT Greenwich Việt Nam (2013 - 2023) - Honorer mon 10ème Anniversaire attachant avec Vovinam FPT Greenwich VietNam (2013 - 2023).
Tận tâm tận lực lan tỏa Vovinam - Dédié à la diffusion du Vovinam. Tận tâm tận lực lan tỏa Vovinam - Dédié à la diffusion du Vovinam.
KHAI MẠC GIẢI VÔ ĐỊCH VOVINAM THẾ GIỚI LẦN 7 - 2023 - OUVERTURE DU 7ème CHAMPIONNAT MONDIAL DU VOVINAM EN 2023.KHAI MẠC GIẢI VÔ ĐỊCH VOVINAM THẾ GIỚI LẦN 7 - 2023 - OUVERTURE DU 7ème CHAMPIONNAT MONDIAL DU VOVINAM EN 2023.
GIẢI VÔ ĐỊCH VOVINAM THẾ GIỚI LẦN VII NĂM 2023 - The 7th WVVF World Vovinam Championships 2023.GIẢI VÔ ĐỊCH VOVINAM THẾ GIỚI LẦN VII NĂM 2023 - The 7th WVVF World Vovinam Championships 2023.
TRI ÂN 20-11 "THẦY TÔI & NGHIỆP VÕ" - A la gratitude de la Journée des Enseignants Vietnamiens du 20 Novembre "Notre Maître & Sa carrière d'arts martiaux".TRI ÂN 20-11 "THẦY TÔI & NGHIỆP VÕ" - A la gratitude de la Journée des Enseignants Vietnamiens du 20 Novembre "Notre Maître & Sa carrière d'arts martiaux".
HÀNH TRÌNH 85 NĂM VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO TRỞ THÀNH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA - L'ITINÉRAIRE DE 85 ANS DU VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO DEVENU LA PATRIMOINE CULTUREL IMMATÉRIEL NATIONALHÀNH TRÌNH 85 NĂM VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO TRỞ THÀNH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA - L'ITINÉRAIRE DE 85 ANS DU VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO DEVENU LA PATRIMOINE CULTUREL IMMATÉRIEL NATIONAL
Tự hào Vovinam được công nhận Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia - Vovinam est fier d'être reconnu comme Patrimoine Culturel Immatériel National.Tự hào Vovinam được công nhận Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia - Vovinam est fier d'être reconnu comme Patrimoine Culturel Immatériel National.
Vovinam được công nhận Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia - Vovinam est reconnu comme Patrimoine Culturel Immatériel National.Vovinam được công nhận Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia - Vovinam est reconnu comme Patrimoine Culturel Immatériel National.
PHÁT BIỂU CỦA HỘI ĐỒNG VÕ SƯ CHƯỞNG QUẢN NHÂN LỄ KỶ NIỆM 85 NĂM THÀNH LẬP MÔN PHÁI VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO (1938-2023) - Paroles du Conseil des Maîtres lors 85ème Anniversaire de l'École (1938-2023).PHÁT BIỂU CỦA HỘI ĐỒNG VÕ SƯ CHƯỞNG QUẢN NHÂN LỄ KỶ NIỆM 85 NĂM THÀNH LẬP MÔN PHÁI VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO (1938-2023) - Paroles du Conseil des Maîtres lors 85ème Anniversaire de l'École (1938-2023).
 ''CHÚC MỪNG SINH NHẬT LẦN THỨ 72 CỦA THẦY SEN - HAPPY 72th BIRTHDAY TO MASTER SEN - JOYEUX 72ème ANNIVERSAIRE À MAITRE SEN !!!''. ''CHÚC MỪNG SINH NHẬT LẦN THỨ 72 CỦA THẦY SEN - HAPPY 72th BIRTHDAY TO MASTER SEN - JOYEUX 72ème ANNIVERSAIRE À MAITRE SEN !!!''.
Học võ và dạy võ xưa và nay - Apprendre & Enseigner l'art martial de l'autrefois et de nos jour.Học võ và dạy võ xưa và nay - Apprendre & Enseigner l'art martial de l'autrefois et de nos jour.
Võ và truyền thống “Tôn sư trọng đạo” - L'art martial & Sa tradition “Respecter son Maître & Respecter sa voie morale”.Võ và truyền thống “Tôn sư trọng đạo” - L'art martial & Sa tradition “Respecter son Maître & Respecter sa voie morale”.

Thống kê

Số lượt truy cập 1.937.753
Tổng số Thành viên 91
Số người đang xem 275
Part 2: Tiểu Luận Hồng Đai II của VS.NGUYỄN VĂN SEN - TỔ ĐƯỜNG - Mémoire du 6ème Dang de Maitre NGUYỄN VĂN SEN.

Đăng ngày: 17/12/2011 02:59
Part 2: Tiểu Luận Hồng Đai II của VS.NGUYỄN VĂN SEN - TỔ ĐƯỜNG - Mémoire du 6ème Dang de Maitre NGUYỄN VĂN SEN.
VS.Nguyễn Văn Sen
    " VĂN ÔN VÕ LUYỆN - VĂN VÕ SONG TOÀN " - " RÉVISER LA LITÉRATURE ET S'EXCERCER DE L'ART MARTIAL EN PARALLÈLLEMENT ". 02. VIỆT VÕ ÐẠO SINH : Nguyện trung kiên phát huy môn phái, xây dựng thế hệ thanh niên dấn thân hiến ích - I shall faithfully build up my martial arts discipline and develop a new generation of Vovinam youth - Etre fidèle à l’Idéal du Vovinam et être dévoué à sa noble cause - Essere fedele all’idea dell’Arte Marziale ed essere devoto alla sua causa - Der VOVINAM-Schüler soll standhaft die Ideologie der Schule verbreiten und helfen die junge Viet Vo Dao Generation aufzubauen.


5. TIN TƯỞNG VÀ HY VỌNG: 

Trong đời sống thường nhật dù có gặp bất cứ cảnh ngộ bi đát nào đi nữa, con người cũng phải có niềm tin tưởng và hy vọng vào sự tốt đẹp ở tương lai. Vạn vật chuyển hóa không ngừng, sáng rồi lại tối, đêm rồi lại ngày, xấu rồi lại tốt, thất bại rồi thành công ... và ngược lại. Ðiều quan trọng là chúng ta phải nắm bắt định hướng các quy luật đó bằng tinh thần thắng không kêu bại không nản trong đời sống.

Thiếu tin tưởng và hy vọng, con ngời sẽ mất định hướng dễ rơi vào cực đoan này hay cực đoan khác,. Hoặc buông thả hoàn toàn để trở thành nạn nhân cho những thói hư tật xấu phù phiếm, trụy lạc. Hoặc quá khích, cuồng loạn mà trở thành những phần tử nguy hiểm của xã hội cần phải loại trừ.

Với sứ vụ phát triển tinh thần võ đạo, chúng ta hoàn toàn vững tin vào mọi việc làm tốt đẹp mang tính chất xây dựng, cống hiến với đầy thành tâm và tín nghĩa. Tâm thành nên khen tặng mà không su mị, a dua, phê phán nhưng không ghét bỏ. Gìn giữ thủy chung, tín nghĩa với mọi gnười. Do đó, chúng ta hoàn toàn tin tưởng và hy vọng vào tương lai tốt đẹp của dân tộc ta, môn phái ta cho dầu hiện tại vẫn còn nhiều gian nan trắc trở.

Trên đây là 5 đức tính căn bản trong truyền thống dân tộc Việt được VOVINAM triển khai, nâng cao và ứng dụng trong việc xây dựng một nền tảng tinh thần chung cho nhân loại. Các đức tính này phổ biến và mang tính chất hướng thượng phù hợp với mọi dân tộc.

Song song với việc huấn luyện và phát triển các kỷ thuật võ học, VOVINAM còn truyền thụ cho các môn sinh - không phân biệt sắc dân, chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo ... - ý thức tự tu luyện tinh thần dân tộc mình, một cách đúng đắng để khai triển và phát huy được cái đặc thù của mỗi dân tộc. Không để nó bị hòa tan trong cộng đồng nhân loại, cũng như sẳng sàng chấp nhận những tinh thần dị biệt của các dân tộc khác để cùng tồn tại, và cùng thụ hưởng những tinh hoa tốt đẹp của một nền văn hoá chân chính mang lại. Song điều quan trọng hơn cả là cùng phát hiện, nâng cao và dung hòa các yếùu tố độc đáo, đặc thù trong bản sắc của các dân tộc thành tài sản chung của con ngưới, của nhân loại. Ðó mới là đích thực là một nền văn hóa thế giới mang tính chất nhân bản cho mọi dân tộc trên hành tinh này.

Và đó cũng chính là di chỉ của Cố Võ Sư Sáng Tổ được môn phái VOVINAM chúng ta vận dụng để xây dựng và phát triển tinh thần dân tộc từ trước đến nay. Và là khởi điểm để tiến tới và hình thành một nền Nhân Võ Ðạo ở tương lai - một võ đạo thực sự cho Con Người.

Vấn đề dân tộc rất rộng lớn và bao quát, trên đây chỉ là một vài nhận định tổng quát với cương vị là môn sinh VOVINAM, chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự nhiệt tình đóng góp ý kiến của quý vị VS - HLV và các bạn môn sinh về vấn đề của dân tộc để tiến trình Nhân Võ Ðạo của môn phái chúng ta được ngày thêm sáng tỏ.

PHẦN III

TINH THẦN CƯƠNG NHU PHỐI TRIỂN
CỦA DÂN TỘC VIỆT

(Luận án võ học : võ sư Nguyễn Văn Sen)

Ngay từ lúc mở đầu dựng nước, tổ tiên giòng Bách Việt đã rực cháy trong tâm can, tiềm ẩn một tư tưởng đối kháng phải làm sao để đất nước vững vàng tồn tại. Bên cạnh một Trung Hoa khổng lồ mà nếu chỉ mềm mõng, nhu hòa không thôi thì tất yếu phải bị lệ thuộc rồi đi dần tới đồng hóa. Trái lại, cương cường quá cũng không sao có thể chịu đựng được những cuộc chiến tranh xâm lược liên lục dai dẳng của môt dân tộc đất rộng người nhiều, để rồi cũng sẽ gục ngã mà mất nước.

Ðể đối kháng với tình thế nghiệt ngã đó, tổ tiên giòng Bách Việt nhờ khí thiêng sông núi hun đúc, đã léo sáng lên trong tâm thức một hướng tiền, một cách hành xử đối xứng để đất nước vững vàng tồn tại. Ðó là tinh thần Cương Nhu Phối Triển. Giặc đến, toàn dân phải xiết chặt hàng ngũ cương cường, dũng mãnh chiến đấu khiến quân thù phải kinh hoàng nể sợ, nhưng sau đó lập tức chuyển sang thế nhu hòa, mềm dẻo để vuốt nhẹ căm hận của quân thù hầu có thời gian nghỉ ngơi kiến thiết lại đất nước.

Nghiên cứu các câu chuyện cổ tích của thời huyền sử, chúng ta thấy tinh thần Cương Nhu phối triển đã được thể hiện thật rõ rệt. Thời nào áp dụng tinh thần đó một cách linh hoạt và nhuần nhuyển thì dân an nước mạnh, ngược lại sẽ bị suy vi lệ thuộc hoặc gây tác hại cho cả toàn dân. Và chỉ có những cổ tích huyền sử mới hàm chứa đầy đủ tình tiết và ý hướng vươn lên của toàn dân tộc.

Các câu chuyện cổ tích thời huyền sử là căn bản làm nền móng xây dựng lịch sử của dân tộc, gói ghém tinh thần và ý hướng cao xa của dân tộc. Nó là chất liệu chính của mọi chặng huyền sử được truyền miệng qua một thời gian dài chuốt loc, bổ sung tình tiết để trở thành cốt lõi định hướng cho toàn dân trong việc cứu nước và giữ nước. Ðó cũng là nguyên nhân tạo sự nhất quán về nguồn gốc và là nguyên tố, là mục tiêu để các sử gia thu thập tài liệu minh chứng diển tiến sinh tồn của dân tộc.

Cổ tích huyền sử, ngoài điều kiện đã được sàng lọc khắt khe để tồn tại sau nhiều ngàn năm với nhiều biến cố áp đặt của các nền văn hóa ngoại lai do ngoại nhân thống trị muốn đồng hóa dân tộc Việt, Tư tưởng cổ đại Lạc Việt càng được củng cố, gọt rũa sắt bén và được trình bày vô cùng độc đáo hấp dẫn, phù hợp với tập quán, tư tưởng của toàn dân, bao hàm một sứ mạng cứu nước và giữ nước. Tất nhiên, nó phải được xây dựng trên một phần có thật của lịch sử. 

Một thực tề khẳng định: Thời đại Hùng Vương là thời đại có thực trong lich sử Việt Nam. Qua các câu truyện khởi từ thời đại Hùng Vương, nhiều nhà nghiên cứu cổ sử Việt Nam đã tìm ra được rất nhiều điều lý thú. Nào là giòng Bách Việt đã trải qua giai đoạn chế độ mẫu hệ, đến thời Hùng Vương mới chuyển sang chế độ phụ hệ, nào là thủy tổ người Việt đã chuyên sống bằng nghề săn bắt thủy tộc qua tục xâm mình cho nên Vật Tổ của người Việt chính là Rồng. Rồng Lạc Long Quân kết hợp với Tiên Âu Cơ là biểu tượng Cương và Nhu, sinh ra bọc trăm trứng là phối triển, nẩy nở ra cùng khắp biển và núi. Tất cả con dân từ đồng bằng tới núi rừng đều là anh em cùng chung một bọc, được nuôi dưỡng trong truyền thống, ấp ủ trong nôi huyền sử, hãnh diện là giòng giống Rồng Tiên.

Tự tôn dân tộc, tự ái quốc gia là một thực tại trường cữu, cho nên mọi con dân, dầu ở đâu trong thời điểm nào cũng phải có bổn phận bảo vệ quyền lợi chủng tộc, giữ gìn dân tộc tính, phát huy tinh thần Việt: Cương Nhu phối triển.

Qua các câu chuyện cổ tích thời huyền sử, chúng ta có htể nêu lên vài luận điểm dưới đây:

  1. Triều đại Hùng Vương là một triều đại có thật của dân tộc Việt, căn cứ vào một thiên trong Sử Ký Tư Mã Thiên viết về Triệu Ðà.

  2. Tư Mã Thiên là người sống dưới triều đại Hán Vũ Ðế. Triệu Ðà cũng sống cùng thời và có sụ bang giao với triều đại hán.

  3. Triệu Ðà cướp ngôi của nhà Thục Phán, mà Thục Phán thì đã cướp ngôi của Hùng Vương thứ 18. Từ Hùng Vương thứ 18 đến Triệu Ðà chỉ cách nhau có trên 50 năm.

  4. Trong triều đại nhà Triệu, sĩ phu Việt Nam - qua tể tướng Lữ Gia - đả có ý thức quốc gia rất cao, quyết không để đất nước rơi vào vòng lệ thuộc phương Bắc.

  5. Trong các câu chuyện cổ tích thời huyền sử tinh thần Cương Nhu phối triển được đề cập thật rõ nét. Có thể nói Cương Nhu là Ðạo Sống của người Việt thới bấy giờ. Phối triển hai tính Cương Nhu một cách linh hoạt đúng nơi đúng lúc là Ðạo Hành Xử để thành công. Làm trái với đạo Cương Nhu phối triển là thất bại vậy.

Ở đây chúng ta không sa đà vào những việc nghiên cứu quá lớn, mà chủ đích là làm sang tỏ các vấn đề sau đây:

  1. Ðạo (tinh thần) Cương Nhu phối triển là nét sáng tạo độc đáo đặc thù của dân tộc Việt ngay từ thời cổ xưa.

  2. Suốt quá trình lịch sử của dân tộc , các triều đại Việt Nam đã lãnh hội và ứng dụng được tinh thần Cương Nhu một cách thật nhuần nhuyễn, linh hoạt trong đạo giữ nước và trị nước.

  3. Sự vận dụng tinh thần Cương Nhu phối triển trong thời đại ngày nay.

Ðến đây chúng ta hãy cùng khởi hành vào quá khứ trở về thuở hồng hoang của Việt Tộc, để tìm lại nét sáng tạo độc đáo của tinh thần Cương Nhu phối triển qua câu chuyện huyền sử:

RỒNG LONG QUÂN LẤY TIÊN ÂU CƠ 
ÐẺ RA BỌC TRĂM TRỨNG

Theo Việt Nam Văn Học Toàn Thư và truyền thuyết Hùng Vương thì tục truyền Kinh Dương Vương là cháu mấy đời của Thần Nông ở phiá Bắc núi Ngũ Linh. Mẹ của Kinh Dương Vương là bà Vụ Tiên - con gái thần núi Ngũ Linh - Kinh Dương Vương có tài đi dưới nước, lấy con gái Long Vương ở Ðộng Ðình Hồ. Cuộc tình duyên giữa con trai thần núi và con gái thần nước sinh ra Lạc Long Quân, vốn tên thật là Sùng Lãm.

Lớn lên Lạc Long quân được giao cho cai quản đất Lạc Việt, tên nước là Xích Quỷ. Bờ cõi nước Xích Quỷ bây giờ rất rộng, Bắc giáp Hổ Ðộng Ðình (Hồ Nam) Nam giáp nước Hồ Tôn (chiêm Thành), Tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), Ðông giáp bể Nam Hải.

Lạc Long quân dạy dân cày cấy nông trang, đặt ra các đẳng quân, thần, tôn ti, các đạo cha con, vợ chồng, cho nên nhân dân rất yêu quý, hể mỗi khi có việc gì nguy cấp, nan giải lại gọi: Bố ơi sao không lại cứu giúp chúng con, là Long Quân tới ngay.
Bấy giờ ở phía Bắc có Ðế Lai - vốn giòng dõi Thần Nông - đang trị vì. Nhân một cuộc đi tuần thú phương Nam có đem theo người con gái yêu là Âu Cơ, và cho ở tại hành cung rồi đi thăm các địa phương.

Dân chúng phải khổ sở, phiền hà vì những sách nhiểu người họ hàng phương Bắc, bèn cùng nhau cất tiếng gọi lên: 

- Bố ở đâu, sao để cho Chúa phương Bắc đến sách nhiểu dân chúng thế này ?

Long Quân hiện lên và gặp Âu Cơ. Hai người thương yêu và lấy nhau, đưa nhau về Long Trang, trên một ngọn núi đá rất đẹp. Ðến khi đế Lai trở về không thấy Âu Cơ, sai bộ hạ đi tìm kiếm khắp nơi không được , đành trở về phương bắc.

Long Quân và Âu cơ ở với nhau được một năm thì sinh ra một cái bọc. Qua thời gian, bọc vỡ ra có 100 trứng. Mỗi trứng nở ra một người con trai. Những người này không phải bú nóm mà cứ tự lớn lên và trở thành những chàng trai hiên ngang, tuấn tú, trí dũng song toàn.

Long quân ở lâu dưới Thủy Quốc. Một hôm trở về thăm lại vợ con ở đất Tương. Âu Cơ nơí:

- Thiếp vốn là người ở đất Bắc, ở với vua sinh hạ được 100 con trai. Vvua bỏ thiếp mà đi biền biệt, không cùng theíp nuôi con để thiếp làm người võ phu, võ phụ.

Long quân nói:

- Ta là nòi rồng, đứng đầu thủy tộc, nàng là giòng Tiên, sống ở trên đất, tuy khí âm dương hợp lại mà sinh ra con, nhưng thủy hỏa tương khắc, giòng giống bất đồng, khó ở nhau được. Nay ta đem 40 người con vể thủy phủ, chia trị các xứ. 50 người con theo nàng về trên đất, chia nước mà trị. Lên núi, xuống bể, khi hữu sự thì báo cho nhau biết.

Âu Cơ và người con trai đó là thủy thổ của người Bách Việt, và Hùng Vương là thủy tổ của người Lạc Việt tức Việt Nam vậy.
Câu chuyện trên đây chỉ là phần giản lược, và nó cũng như tất cả các câu truyện thần thoại trên thế giới, nghĩa là các anh hùng vĩ nhân trong truyện phải làm được nhiều kỳ công, thánh tích phi thường. Lạc Long quân cũng vậy, với những kỳ công như diệt Ngư Tinh, từ Cửu Vĩ Hồ Tinh, Quỷ Xương Cuồng v.v...và quan câu chuyện trên chúng ta thử phân tích xem tổ tiên người Việt muốn truyềøn đạt những gì cho hậu thế.

Trước hết là từ câu chuyện trên toát ra một tinh thần bình đẳng, nhân bản và dân chủ cao độ. Khác hẳn với phần lớn các dân tộc trên thế giời đều cho nguồn gốc của mình là siêu việt, là thượng đẳng, hay chí ít cũng là trung tâm giữa bầy man di, mọi rợ. Ngay cả câu chuyệc tương tự gần nhất của một số đồng bào dân tộc miền núi Việt Nam cho rằng: Người Nam và người Nữ đầu tiên trên trái đất sinh ra một quả bầu. Và từ trong Quả Bầu lần lượt bước ra Kẻ trước - Người sau.

Từ câu chuyện Rồng Long quân lấyTiên Âu Cơ đẻ ra một Boc Trăm Trứng, chúng ta thử đặt một số câu hỏi như sau:

  • Tại sao lại là bọc đựng 100 trứng ?

  • Tại sao lại là 100 quả trứng chứ không phải 100 người con ?

  • Tại sao lại là 100 con trai mà không có gái?

Vấn đề thậït quá rõ ràng và chúng ta đều hiểu rằng:

Sinh ra cùng một lúc trong bọc để chỉ sự đùm bọc, yêu thương , bình đẳng, vì cùng một nguồn góc, cùng một chế độ nuôi dưỡng nên không có kẻ thương người ghét, hay kẻ thương nhiều, yêu ít...ý chỉ sự công bình tuyệt đối của tổ tiên hay nói rộng hơn là tạo hóa.

Một trăm quả trứng chứ không phải 100 người con, là một biểu hiện cụ thể chứng minh không hề có sự phân biệt ngôi thứ giữa các dân tộc, các vùng dân cư - cao nguyên hay đồng bằng - kẻ sang hay người hèn. Tất cả đều bình đẳng. Tuy nhiên, bình đẳng một cách dân chủ có kỷ cương, pháp quyền hẳn họi. Ðó là giai đoạn đếùn lúc các con đã trưởng thành, cùng với cha mẹ, họ chọn những người ưu tú xứng đáng với thứ bậc để suy cử làm huynh. Suy tôn người xứng đáng nhất làm Anh Cả và cũng là người đứng đầu cai trị toàn dân. Vua Hùng Thứ Nhất. Mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử lập quốc củg giòng Lạc Việt.

Cuồi cùng là tại sao lại là 100 người con trai chứ không là Gái. Trước hết đó là một mệnh lệnhh chuyển đời. Từ chế độ mẩu hệ sang chế độ phụ hệ. Thứ hai đó là thời kỳ đi từ giai đoạn lập quốc chuẩn bị bước vào giai đoạn hùng cường (vì 100 con trai chỉ sự thuần dương). Thứ ba là khuyền khích gia tăng dân số, tăng cường sức mạnh để chuẩn bị cho một cuộc đối kháng trường kỳ trước hiểm họa : Người Anh Em Phương Bắc.

Qua chuyện Rồng Long Quân lấy Tiên Âu Cơ, cho ta thấy tổ tiên của người Việt Nam quan niệm khác hẳn với một số các hệ tư tưởng đựa trên hai yếu tố âm dương thời bấy giờ.

Có hệ tư tưởng cho rằng vũ tru vạn vật do tương sinh mà sinh sinh, hóa hóa. Có hệ cho rằng do tương khắc mới sinh ra vạn vật. Riêng tổ tiên người Việt đã có một quan niệm khác hẳn:

Một mặt vẫn công nhận Âm và Dương là hai nguyên tố bao trùm vạn sự vạn vật. Biến động của hai nguyên tố này bao gồm hai dạng:

  • Âm Dương tương sinh.

  • Âm Dương tương khắc.

Nhưng điểm quan trọng khác biệt ở chổ coi vạn sự vạn vật đươc sinh ra đều do hai biến động này thúc đẩy. Cho nên, các thế hệ kế tiếp đều mang cả hai biến tính đó. Ví dụ: Một cục nam châm đều mang hai đầu Âm và Dương. Dầu tách ra bao nhiêu mãnh đi nữa, mỗi mãnh đù mang đủ hai yếu tố: Âm và Dương, đẩy hút luôn luôn hoạt động và tồn tại cả trong và ngoài nó. Hai thanh nam châm, một mạnh, một yếu vẫn hút và đẩy nhau, nhưng nó luôn đẩy đầu này để quay ngược đầu kia lại, tạo thế hút lẫn nhau. Tùy theo từ trường mạnh yếu, để đi đến chổ cân bằng. Ðó là sự phối triển. 

Còn con người ! sự phối triển chính là dòng suy tư sáng tạo, sự tìm kiếm lựa chọn phương pháp phối hợp. Nói tóm lại đó là sự vận dụng của trí não để tác động vào hai biến động trên t ạo nên một kết quả tốt đẹp theo mong muốn của mình.

Ðó là cái Ðạo, là sự xác quyết rằng: Con Người là chủ thể của thiên nhiên. Con người chấp nhận thiên nhiên, nhưng không bị động trước thiên nhiên, mà phải dùng khối óc con tim của mình để vận chuyể thiên nhiên cho phù hợp hơn. Khai thác những tìm năng sẳn có của thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống con người ngày càng tốt đẹp hơn.

Chúng ta lại trở về với câu chuyện trên để chứng minh và xác quyết rằng đích thực tổ tiên người Việt Nam đã truyền đạt lại cho con cháu tư tưởng trên:

Lạc Long Quân lấy người đàn bà Âu Cơ, đã mang một ý nghĩa âm dương tương sinh bình thường. Nhưng Rồng Long Quân lấy Tiên Âu Cơ, một đằng là nước, một đằng là núi: Thì lại là Âm Dương tương khắc. Hai người trọn đạo vợ chồng, sinh con đẻ cái nên người, đó là sự phối triển.

  • Sinh ra một bọc, nở ra 100 trứng, trứng nở ra 100 con trai. Ðó là âm dương tương sinh.

  • Hai ông bà chia con 50 người theo cha xuống biển, 50 nguười theo mẹ lên núi: đó là âm dương tương khắc.

Câu dặn dò của Long Quân: Lên núi, xuống biển khi hữu sự thì báo cho nhau biết: đó là phối triển.
Trong câu chuyện, sự phối triển âm dương không ngừng ở đây:

  • Bà Âu Cơ đẻ ra một cái bọc tròn trịa là bao dung, nhu nhuyển: là Âm.

  • Bọc nở ra 100 trứng. Trứng tròn là âm. Bọc và trứng cùng âm, cùng tên thì đẩy nhau, đó là tương khắc.

  • 100 trứng là Âm, 100 nhân tố bên trong là dương (con trai là dương), nở ra 100 con người là tương sinh. Kết quả là 100 người con trai đều hiên ngang, tuấn tú, trí dũng song toàn rồi tùy theo khả năng tản mác đi khắp bốn phương trời lập chí, lập công để biểu dương tinh thần giòng giống Lạc Hồng, và đó cũng là ý chí của tổ tiên: Ðạo âm dương phối triển mà môn phái VOVINAM gọi là tinh thần Cương Nhu phối triển.

Kế thừa ý chí đặc thù của tổ tiên, các triều đại Việt Nam đã thực hiện và phát huy xuất sắc tinh thần Cương Nhu phối triển trong đạo giữ nước và trị nước. Như thế lịch sử đã minh chứng rằng: Triều đại nào ứng dụng được tinh thần Cương Nhu phối triển sẽ thành công tốt đẹp và ngược lại.

Trong quá trình hơn 4000 năm dựng nước để tự tồn, phần lớn sinh lực của toàn dân tộc được tập trung để đối phó với Người Anh Em Phương Bắc. Tùy giai đoạn, tùy thời điểm mà sách lược thay đổi. Lúc cương lúc nhu, lúc vừa cương vừa nhu, trong nhu có cương, trong cương có nhu v.v... hết sức nhuần nhuyển và linh động. Tuy nhiên điểm then chốt cuối cùng vẫn phải dùng Nhu (cầu hòa) để bảo dưỡng sức dân, với lý do chiến lược đau xót: Nước nghèo, dân ít không thể đánh quỵ hẳn được anh khổng lồ Trung quốc.

Sự phối triển tinh thần cương nhu hợp thời, đúng lúc sẽ tạo nên những thành quả tốt, đất nước vững vàng, ngoạïi bang kiêng nễ (như trong các triều đại Lý Thường Kiệt, Trần Hưng đạo, Lê Lợi, Quang Trung v.v.) ngược lại, sẽ gây nên những tổn thất nặng nề, đất nước lâm vào cãnh can qua, nô lệ.

Bị chặn lại phương Bắc (vì giáp Trung Hoa), ngay cả phía Tây và Ðông (vì dãy Trường sơn và Biển Ðông ngăn chặn), trước những nhu cầu tự tồn, tự tiến thiết thân của cả dân tộc, ông cha ta chỉ còn mở đường vào phương Nam- vùng đất màu mỡ còn giàu sinh lực - Ngay ở phương diện này, ông cha ta cũng đã đặt chiến lược phát triển trên tinh thần Cương Nhu phối triển. Trước tiên dùng Lễ (nhu) để giao hòa, phong vương, kết ước hôn nhân .. để thần phục trước khi bắt buộc phải dùng đến binh lực (cương) để giải quyết (vì sự cuồng ngạo của đối phương). Do đó, chúng ta không lạ gì khi thấy Chiêm Thành - một dân tộc kiêu hùng, thiện chiến - (có lần đánh thắng cả vào kinh đô Thăng Long của Ðại Việt) đã đi vào thảm diệt vong chỉ vì thiếu một quốc sách đứng đắn phù hợp với tầm phát triển của thời đại. Một quốc sách được kết tinh từ tinh thần và truyền thống của toàn dân tộc làm chủ đạo. Ðó chính là tinh thần Cương Nhu phối triển vậy.

Ngày nay, tinh thần Cương Nhu phối triển vẫn hữu hiệu và phát huy hiệu quả tích cực trong đời sống Tứ chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao, quân sự... đến nhiều lãnh vực khác. Gần đây sự thành công của một số quốc gia, và việc phân hóa đi đến tan rã của một nước khác đã là những chứng liệu cụ thể. Tất nhiên, còn nhiều nguyên nhân khác, song việc phối hợp tốt hay không hai thành tố Âm Dương (cương nhu) - làm nền tảng ổn định hay phân hóa đời sống của cả một dân tộc - là nguyên nhân chính yếu.

Trở về với lãnh vực võ học của chúng ta, Sáng Tổ Nguyễn Lộc là người đã kế thừa, đúc kết và ứng dụng được tinh thần Cương Nhu phối triển vào võ thuật. Ðó chính là nguyên lý Cương Nhu phối triển của môn phái VOVINAM vậy. Tự bản chất cấu tạo của cơ bắp, mọi hệ thống kỹ thuật võ học đều do Cương Nhu mà hình thành, cho dù hệ thống đó lấy cương mãnh hay nhu nhuyển làm nền tảng. Vấn đề quan trọng là sự phối triển ra sao ? Với nguyên lý Cương Nhu phối triển Sáng Tổ Nguyễn Lộc đã lấy sự hòa hợp hai yếu tố cương - nhu làm nền tảng cho việc luyện thể Cân bằng cương và nhu trong luyện tập để vừa phát tiển được thể lực vừa tạo được sự linh hoạt dẻo dai, bền bỉ. Do phối hợp cương nhu, cách ra đòn phát lực của VOVINAM dựa vào độ cứng của xương, mềm mại của cơ, dẻo dai của gân, linh hoạt của khớp, nhờ vậy, đòn thế của VOVINAM tuy thực dụng nhưng không thô cứng, tuy dữ dội mãnh liệt song vẫn bay bướm, nhịp nhàng. Kỹ thuật võ học VOVINAM có tính kết hợp cao và đa dạng phong phú chính là nhờ vaò sự phối triển cương nhu.

Quan niệm điều hòa và phối hợp cương nhu của VOVINAM là quan niệm có tính linh hoạt. Tùy thể chất, cá tính... người tập có thể thiên về cương hay nhu. Song trong cương vẫn phải có sự mềm dẻo (nhu) bổ trợ, nếu không dễ trở thành thô cứng chậm chạp, khó phát huy tác dụng trong thực tế chiến đấu. Ngược lại trong nhu phải có cương tiềm ẩn để nhu không thành nhược, đánh mất tính chiến đấu của võ học vậy.

Hơn nữa, trong cung cách xử kỷ tiếp vật và tu dưỡng tâm thân,VOVINAM ứng dụng tinh thần và định luật cương nhu phối triển để tự kiện toàn con người của mình cả về tâm lẫn thân.

Từ một ý chí đặc thù của tổ tiên ngay từ thời khuyết sử, chuyển thành một quốc gia hàng đầu của bao triều đại Việt Nam trong công cuộc dựng nước, giữ nước và trị nước. Ngày nay, tinh thần Cương Nhu phối triển vẫn là một nền tảng vững chắc cho sự tự tồn và tự tiến của dân tộc Việt nói chung và là đường lối sáng tạo muôn đời cho môn phái VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO trong việc xây dựng con người mới, hoàn thiện về cả Thuật lẫn Ðạo, về cả Tâm lẫn Thân, điều hòa và phối hợp được đời sống tư và công, giữa tình cảm và lý trí ... để góp phần xây dựng và xiển dương thanh vọng Việt Nam trước cộng đồng nhân loại.

PHẦN VI:

TINH THẦN CƯƠNG NHU PHỐI TRIỂN
QUA BIỂU TƯỢNG CÂY TRE.

(Luận án võ sư Nguyễn Văn Sen - 1992)

Nếu vòng đạo thể trên huy hiệu là biểu tượng cho nguyên lý cương nhu phối triển về phần siêu nhiên để giải lý vũ trụ, thì cây tre lại là biểu tượng và thực thể chiêm nghiệm về nhân sinh quan của môn phái VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO.

Nói cách khác, nghiên cứu cây tre là nghiên cứu một yếu tính sống, một quần thể sống để từ đó định hướng cho một cuộc sống của người môn sinh VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO: sống hiến ích, giúp ích người khác sống và sống cho người khác.

CÂY TRE là một hình ảnh thân quen mộc mạc trong sinh hoạt dân gian Việt Nam. Tre tuy thanh mãnh song gai góc, cường kiện, mang phẩm tính cương nhu và nhiều đặc tính đa năng đa dụng trong đời sống xã hội. Cậy tre không những là một biểu tượng thể hiện cho nguyên lý Cương Nhu phối triển của VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO. Do đó, muốn nghiên cứu nền võ học VOVNAM phải nắm vững nguyên lý cương nhu phối triển. Và muốn hiểu nguyên lý cương nhu phối triển tất phải có tri thức tường tận về biểu tượng Cây Tre vậy.

Nếu luận về Cây Tre thì thật vô cùng. Tre đã được triết hóa và nâng lên thành một ngành của triết học Triết Học Cây Tre. Ở đây, trong pham vi của bài này , chúng ta chỉ tìm hiểu và phân tích một số vấn đề nhỏ liên quan đến biểu tượng Cây Tre mà thôi. Gồm hai phần:

  1. Ðăc tính và công dụng của tre trong đời sống dân tộc Việt.
  2. Tinh thần Cương Nhu phối triển của dân tộc Việt qua biểu tượng Cây Tre.

Trên thế giới, Việt Nam không phải là một quốc gia duy nhất có tre. Trừ Châu Âu và một số ít vùng Châu Úc, tre gần như có mặt ở khắp nơi.

Tre có tên khoa học là BAMBYSACEAE. lấy từ gốc Mã Lai là BAMBU, xếp chung cho các loài Tre - trúc.

Ở Việt Nam, tre mọc rất nhiều và đều khắp. Ngoài thôn xóm, làng xã... còn mọc tập trung thành rừng từ Bắc chí Nam. Tre gồm hơn 40 loài và 15 giống khác nhau như: Hoa, Bương, lồ ồ, gai, vầu, mỡ, nứa, tàu, mạnh tông, tầm vông, trinh, giang, le, trúc, là ngà v.v...

Tre có đời sống khoảng 10 năm. Cao nhất khoảng 35 m, thấp nhất chừng vài tấc. Thân tre to nhất đến 25 cm, có từ 30 - 50 đốt và dài nhất là 1 m (cây lồ ồ). Tre là loại cây sống quần tụ, từng nhóm từng đầm và chết nguyên bụi.

So với các loài thực vật khác, tre là một trong số rất ít loại cây có những đặc tính và công dụng đa năng đa hiệu, đã giúp ích cho con người rất nhiều trong sinh hoạt hàng ngày và ngay cả ở những lãnh vực chuyên môn như văn học, y học, và nhất là võ học nữa.

Trong đời sống dân gian, tre là một thành lũy vừa vững vàng, vừa thơ mộng,, vừa ích lợi đối với một gia đình hay một thôn xóm Việt Nam ngày xưa. Xét về mặt kiến trúc, tre cung cấp gần như đầy đủ mọi nguyên liệu để xây dựng toàn bộ một căn nhà như: cột, kèo, đòn tay, khung cửa, vách, nẹp, rui nhà, lạt, mái nhà v.v... Nếu được chuẩn bị đúng mức và thực hiện đúng phương pháp khoa học, thì độ vững bền của căn nhà tre cũng không kém gì căn nhà gỗ hay gạch - kể cả ở góc độ thẩm mỹ và thoáng mát - và giá thành chắc chắn sẽ rẻ hơn rất nhiều.

Trong sinh hoạt hàng ngày, tre còn cung cấp cho con người mọi vật dụng thiết yếu trong đời sống: Bừa cào, cán cuốc, cối xay, đũa, giường, chõng, bàn ghế, đòn gánh, máng xối, bè, mui thuyền, cần câu, giỏ cá, nơm, lờ v.v.. và hàng bao nhiêu loại vật dụng khác nữa để phục vụ cho tiệân nghi cuộc sống.

Chu đáo hơn tre còn cho lá, thân khô làm chất đốt. Lá xanh để gói bánh. Hạt tre sử dụng như một loại gạo (trúc mễ) và các loại măng là những thực phầm rất phổ thông và ngon lành của người Việt Nam dù nghèo hèn hay sang cả.
Trong y học, tre còn cung cấp những dược phẩm quý giá chữa trị được nhiều bệnh tật (như trúc nhự, trức diệp, quyền tâm, trúc lịch, thiên trúc hoàng ...) đặïc biệt thiên hoa trà là một thứ trà làm bằng hoa tre, có công dụng hồi xuân, làm chậm tiến trình lão hóa của các tế bào.

Trong văn học Việt Nam, tre cũng đã thể hiện tính chất độc đáo và sựï đóng góp to lớn của mình. Là gạch nối và chứng nhân của bao nhiêu triều đại, bao nhiêu thế hệ... trong lich sử phát triển của cả một dân tộc. Ngày xưa để ghi chép những sự việc xãy ra trong triều đại cũng như công lao của các bậc hiền tài, các sử gia thường dùng các loại vật liệu được chế tạo từ cây tre, như bút lông, công thùy trúc bạch (các giống trúc để ghi chép công lao các bậc hiền thần, lương tướng), và lịch sử còn được gọi là sử xanh, do tên thanh sử mà có.

Ngày nay, tre vẫn là một thứ Vàng Xanh để làm giấy viết cực tốt, cực bền. Hình ảnh tiếng sáo diều (cũng làm bằng tre) trong những buổi chiều êm ả, hợp với hương đồng cỏ nội, hòa cùng mây trời sông nước ... đã mang lại cho lòng người một chút êm đềm thanh thản, sau những lo toan trăn trở của cuộc sống. Thật bình dị, thơ mộng và tao nhã biết bao !

Trong văn chương bình dân, cây tre là hình ảnh thân yêu bất khả phân ly để gợi lên bổn phận và trách vụ gánh vác gia đình, non nước của người làm trai.

Ba đời bãy họ nhà tre
Hể cất lấy gánh, nó đè lên vai.

Hoặc để nói lên lòng thương con vô bờ bến của tình mẫu tử thiêng liêng.

Ví dầu cầu ván đóng đinh,
Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi.
Khó đi mẹ dắt con đi,
Con thi trường học, mẹ thi trường đời.

Và còn rất nhiều thí dụ khác nữa.

Theo quan niệm đông phương, tre - trúc tượng trưng cho mẫu người quân tử. Cứng mà mềm mại, đổ mà không gãy, lòng rỗng không, biểu tượng cho tinh thần và khí độ an nhiên tự tại, không mê đắm quyền vị, vật chất của mẫu người quân tử Á Ðông. Trúc hợp với Mai để làm một cặp biểu trưng thể hiện phẩm tính Âm - Dương, Cương -Nhu, nói lên tình cảm và hào khí dân tộc Việt. Một dân tộc có tiết tháo, phẩm hạnh vừa kiêu hùng, vừa quân tử. Ngoan cường nhưng hiếu hòa, độ lượng.

Ngay từ thời dựng nước, tre đã cùng với sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt, để từ một loại cây bình dị chuyển thành một thứ vũ khí lợi hại đầy đủ tính cương nhu giúp Phù Ðổâng Thiên Vương đánh giặc Ân sau khi chém gãy cả thanh gươm sắt.

Từ chiến thắng này dân tộc ta đã biết sử dụng tre làm công cụ giữ nước: Dây cung, dây nõ, bàn chông, tầm vông vạt nhọn v.v.. và những tiếng nổ kinh hồn của hàng loạt pháo tre đã làm bạt vía quân thù trên chiến trường, hay góp vui trong ngày hội liên hoan thắng trận.

Hơn nữa, không như hầu hết các loại cây chỉ đứng riêng lẽ một mình, tre luôn mọc thành bụi, và có gốc liền gốc, rễ đan rễ thể hiện tính quần tụ, đoàn kết là một sức mạnh khó thể hủy diệt hay phá vỡ được. Câu chuyện một người bẻ dễ dàng từng chiếc đữa tre, song không thể bẻ cả bó được làmột thí dụ cụ thể cho tính quần tụ đoàn kết.

Thân tre thẳng và co mà không bị gãy đó là do thớ tre dẻo và thân tre mềm dễ lượn theo chiều gió. Với đặc tính -phối hợp cương nhu để đón gió, thuận theo gió vừa đủ và rồi lại ngạo nghể vươn lên giữ lại hình dáng cũ, chỉ có loài tre chịu gốc cả bụi, chứ không bao giờ chịu gãy ngang thân.

Một đăc tính khác hầu như không có ở bất kể loài nào. Ðó là ở vào một thời điểm đặc biệt nào đó, quần thể TRE hầu như tự lão hóa bằng cách đồng loạt trổ bông kết trái rồi tự hủy diệt đồng loạt để chuẩn bị cho ra một thế hệ tre mới. Về điểm này ta không có ý khảo sát đến hoàn cảnh sinh thái và các mặt khoa học khác liên quan.

Nhưng câu hỏi lớn được đặït ra, đồng thời ta cũng nên nhân cách hóa để khoác cho chúng một ý nghĩa thật cao cả, vĩ đại: Ðã đến lúc phải tự hy sinh một tập thể cũ cằn cỗi để thay thế bằng một tập thể mới lành mạnh, có đời sống thảnh thơi, tươi đẹp hơn không ?

Nếu chấp nhận, thì đây cũng là một ý thức hy sinh tuyệt vời, tuyệt cao quí. Biết từ bỏ cái TA mà gầy dựng cho tha nhân. sự hy sinh khôgn pahỉ bằng tâm hồn bạc nhược, sợ khó, chút gánh mà là một sự tự hy sinh có ý thức trách nhiệm: Trước khi hy sinh đã có sự chuẩn bị gieo giống. Hành động này ta có thể thấy ở loài người vào các giai đoạn lịch sử khó khăn của đất nước và thường được thể hiện ở trong các tập thể một môn pahí võ htuật lớn, có một nền võ đạo cực cao.

Ðặc tính nổi bật nhất trong cây tre tương ứng với kỹ thuật võ học là càng bị uốn cong và kéo sát bao nhiêu thì sức bật lại càng mãnh liệt dữ dội bấy nhiêu. Ðiều này càng thể hiện rõ tinh thần cương nhu phối triển trong nghệ thuật giữ nước của dân tộc Việt. Gặp đối thủ cường bạo, hung hiểm, tạm thời ông cha ta thường lánh đi (nhu) để tránh nhuệ khí ban đầu. Sau đó, chờ cho địch lơi lõng,chểnh mãng việc quân cơ, ta mới tập trung lực lượng đánh những trận quyết định (cương) hầu giành thắng lợi sau cùng. Hơn nữa, trước những trận quyết định để bảo đảm thắng lợi, chúng ta cần phải lùi lại để tạo Ðà thật vững chắc. Lịch sử giữ nước của bao nhiêu triều đại Việt Nam đã chứng minh cụ thể. Với biểu tượng CÂY TRE, dân tộc ta đã nâng việc giữ gìn và bảo vệ đất nước lên thành hàng nghệ thuật với biết bao kinh nghiệm sống động và vô cùng phong phú.

Tóm lại, cây tre đã là biểu tượng cho người quân tử của một số nước Á Ðông trong đó có Việt Nam. Bắt nguồn từ các quan điểm trên, nhưng phong phú hơn, VOVINAM VIỆT VỎ ÐẠO quan sát cây tre ở nhiều góc độ để xây dựng một con người vừa cao quí như một bức tượng thần để chiêm ngưỡng, là mục đích để noi theo, đống thời cũng là một con người bình thường gần gũi, hòa nhập với cộng đồng để mưu tìm hạnh phúc bình dị, chấp nhận mọi hoàn cảnh, mọi mẫu người. Coi đó như một tất nhiên và hóa giải các tất nhiên đầu mâu thuẩn bằng nguyên lý cương nhu phối triển. Cho nên, TRE là biểu tượng cho yếu lý võ thuật.

  • Quần thể Tre là biểu tượng cho nhân sinh quan 
  • Cây tre là biểu tượng cho hàng võ sư hiển đạo của môn phái VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO. 

Với các phẩm tính độc đáo và đa dạng, đa dụng, cây TRE là một biểu tượng sinh động bao gồm đầy đủ tính âm dương, cương nhu, và rất hữu ích cho con người.

Hào hùng, khoáng đạt song cũng hết sức khiêm cung, bình dị thân thương...đó là những nét độc đáo của dân tộc Việt mà CÂY TRE xứng đáng là một biểu tượng điển trưng của tinh thần Cương Nhu phối triển.

 

 

 

 

PHẦN V:

TỨ TRỤ QUYỀN
Lý Thuyết và Diễn Giãng

Mục đích và hiệu quả của việc luyện tập quyền:

        Bài quyền là sự tổng hợp của một chuổi động tác tay chân, thân thể... để tạo thành các lối đánh, thế thủ, bộ tấn, hướng chuyển... một cách liên hoàn chặt chẻ. - các trình độ cao hơn, người ta còn mô phỏng những động tác của các loài vật, để sáng tạo nên những bài quyền mang tính chất đặc trưng của từng loại thú. Việc luyện tập quyền nhằm mục đích: 

  • Luyện cho người tập võ thân pháp, bộ pháp, tấn pháp...nhanh nhẹn, linh hoạt, uyển chuyển, vững vàng.
  • Luyện các lối đánh, đá nhanh mạnh, liên hoàn, kín đáo.
  • Luyện sức bền bỉ, dẻo dai (vì một bài quyền phải từ vài mươi động tác trở lên)
  • Quyền có tính thực dụng cao (vì không cần người tập luyện chung, không cần sân bải rộng, hay dụng cụ tập luyện phức tạp)
  • Ở một trình độ nhất định, người tập có thể kết hợp với khí công hoặc nội công để vận hành cả kinh mạch, tạng phủ bên trong cũng như cơ bắp bên ngoài.

        Với những tác dụng như trên, nếu được luyện tập đều hoà, quyền pháp sẽ mang lại những hiệu quả vô cùng hữu ích trong đời sống, ví dụ như: 

  • Giúp ổn định và làm chủ tinh thần.
  • Giúp cho cơ thể vận động nhịp nhàng, uyển chuyển...
  • Giúp cho người tập có được một phong thái thẩm mỹ, hài hoà ở các tư thế: đi, đứng, ngồi, nằm, chạy nhảy ....
  • Và song song với một thân thể rắn chắc, khoẻ mạnh... việc luyện tập các bài nhu khí công quyền để vận hành các kinh mạch, tạng phủ, điều hơi ... là một trong những hình thức tập luyện hữu hiệu nhất để giữ gìn sức khoẻ và nâng cao tuổi thọ. Ðóa là điều mà khoa học ngày nay đã xác nhận.

 

* Phần 3: http://vovinam.phutho.vn/THU-VIEN-TU-LIEU-LUAN-AN/2430649/36792/Part-3-Tieu-Luan-Hong-Dai-II-cua-VSNGUYEN-VAN-SEN-TO-DUONG-Memoire-du-6eme-Dang-de-Maitre-NGUYEN-VAN-SEN.html



| Chia sẻ |
THẢO LUẬN  
Chưa có thảo luận nào
Ý KIẾN CỦA BẠN  
  Hãy đăng nhập để thảo luận
  Tin cùng loại cũ hơn
Part 3: Tiểu Luận Hồng Đai II của VS.NGUYỄN VĂN SEN - TỔ ĐƯỜNG - Mémoire du 6ème Dang de Maitre NGUYỄN VĂN SEN.
Part 1 : Tiểu luận Hồng Đai II - VS.Nguyễn Văn Vang - Mémoire du 6ème Dang de Maitre Nguyễn Văn Vang
Part 2 : Tiểu luận Hồng Đai II - VS.Nguyễn Văn Vang - Mémoire du 6ème Dang de Maitre Nguyễn Văn Vang
Part 3 : Tiểu luận Hồng Đai II - VS.Nguyễn Văn Vang - Mémoire du 6ème Dang de Maitre Nguyễn Văn Vang
Part 1 : Tiểu Luận Hồng Đai II - VS.Nguyễn Thị Cẩm Bình ( USA ) - Mémoire du 6ème Dang de Maitresse Nguyễn Thị Cẩm Bình ( USA )
Part 2 : Tiểu Luận Hồng Đai II - VS.Nguyễn Thị Cẩm Bình ( USA ) - Mémoire du 6ème Dang de Maitresse Nguyễn Thị Cẩm Bình ( USA )
Phần 3 : Tiểu Luận Hồng Đai II - VS.Nguyễn Thị Cẩm Bình ( USA ) - Mémoire du 6ème Dang de Maitresse Nguyễn Thị Cẩm Bình ( USA )
Part 1 : Luận án '' Hồng Đai I '' - VS.Nguyễn Anh Dũng - Thèse du 5ème Dang de Maitre Nguyễn Anh Dũng.
Phần 2 : Luận án '' Hồng Đai I '' - VS.Nguyễn Anh Dũng - Thèse du 5ème Dang de Maitre Nguyễn Anh Dũng.
Phần 3 : Luận án '' Hồng Đai I '' - VS.Nguyễn Anh Dũng - Thèse du 5ème Dang de Maitre Nguyễn Anh Dũng.

VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO

Câu Lạc Bộ Nhà Tập Luyện TDTT Phú Thọ

Địa chỉ : 219 Lý Thường Kiệt, P.15, Q.11, TP.HCM

 Tel : 0913.833.760 -Không biết ngượng- Email BBT : vvnphutho@gmail.com

Website: www.vovinam.divivu.com Hoặc: http://vovinam.phutho.vn