Hôm nay, ngày 21/01/2025
VĂN ÔN - VÕ LUYỆN - TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO - BÀN TAY THÉP VỚI TRÁI TIM TỪ ÁI

THƯ VIỆN : TƯ LIỆU - LUẬN ÁN

LIÊN KẾT WEBSITE

Tin mới đăng

Khóa thi Trung đẳng Vovinam Khánh Hòa Mở rộng 2024 - Passage ouvert de grade des Ceintures Jaunes du Vovinam Khánh Hòa province en 2024.
Kỳ thi thăng cấp Trung đẳng Vovinam Cần Thơ lần 2 mở rộng & Tri ân những người thầy thầm lặng - Vovinam Can Tho organisé le 2ème Passage ouvert de grade des Ceintures jaunes du Deltat du Mékong.Kỳ thi thăng cấp Trung đẳng Vovinam Cần Thơ lần 2 mở rộng & Tri ân những người thầy thầm lặng - Vovinam Can Tho organisé le 2ème Passage ouvert de grade des Ceintures jaunes du Deltat du Mékong.
TRI ÂN 20-11 "THẦY TÔI & NGHIỆP VÕ" - A la gratitude de la Journée des Enseignants Vietnamiens du 20 Novembre "Notre Maître & Sa carrière d'arts martiaux".TRI ÂN 20-11 "THẦY TÔI & NGHIỆP VÕ" - A la gratitude de la Journée des Enseignants Vietnamiens du 20 Novembre "Notre Maître & Sa carrière d'arts martiaux".
''CHÚC MỪNG SINH NHẬT LẦN THỨ 73 CỦA THẦY SEN - HAPPY 73th BIRTHDAY TO MASTER SEN - JOYEUX 73ème ANNIVERSAIRE À MAITRE SEN (1951-2024)''.''CHÚC MỪNG SINH NHẬT LẦN THỨ 73 CỦA THẦY SEN - HAPPY 73th BIRTHDAY TO MASTER SEN - JOYEUX 73ème ANNIVERSAIRE À MAITRE SEN (1951-2024)''.
Kỳ nghỉ của VS.Lê Văn Hùng tại Bordeaux - Marseille - Paris Pháp 2024 - Vacances de Maître Lê Văn Hùng à Bordeaux - Marseille - Paris - France en 2024 (Part 1).Kỳ nghỉ của VS.Lê Văn Hùng tại Bordeaux - Marseille - Paris Pháp 2024 - Vacances de Maître Lê Văn Hùng à Bordeaux - Marseille - Paris - France en 2024 (Part 1).
Kỳ nghỉ của VS.Lê Văn Hùng tại Bordeaux - Marseille - Paris Pháp 2024 - Vacances de Maître Lê Văn Hùng à Bordeaux - Marseille - Paris - France en 2024 (Part 2).Kỳ nghỉ của VS.Lê Văn Hùng tại Bordeaux - Marseille - Paris Pháp 2024 - Vacances de Maître Lê Văn Hùng à Bordeaux - Marseille - Paris - France en 2024 (Part 2).
Vovinam Marseille tưởng niệm Võ sư Marc Quer vừa qua đời - Le Vovinam Marseille commémore le récent décès de Maître Marc Quer (1965 – 2024).Vovinam Marseille tưởng niệm Võ sư Marc Quer vừa qua đời - Le Vovinam Marseille commémore le récent décès de Maître Marc Quer (1965 – 2024).
Kỷ niệm 14 năm ngày mất Chưởng môn Lê Sáng (2010-2024) - A la 14ème Commémoration du décès de Maitre Patriarche Lê Sáng (2010-2024).Kỷ niệm 14 năm ngày mất Chưởng môn Lê Sáng (2010-2024) - A la 14ème Commémoration du décès de Maitre Patriarche Lê Sáng (2010-2024).
Cáo phó & Phân ưu VS.Nguyễn Văn Ký (1952 - 2024) - Annonce du décès & Condoléances du Maitre Nguyễn Văn Ký (1952 - 2024).Cáo phó & Phân ưu VS.Nguyễn Văn Ký (1952 - 2024) - Annonce du décès & Condoléances du Maitre Nguyễn Văn Ký (1952 - 2024).
Cáo phó & Phân ưu VS.Trần Ngọc Trình (1939 - 2024) - Annonce du décès & Condoléances du Maitre Trần Ngọc Trình (1939 - 2024).Cáo phó & Phân ưu VS.Trần Ngọc Trình (1939 - 2024) - Annonce du décès & Condoléances du Maitre Trần Ngọc Trình (1939 - 2024).
PHÂN ƯU CÙNG GIA ĐÌNH THÂN PHỤ VS.BÙI ĐẶNG HỒNG NHUNG - SINCÈRES CONDOLÉENCES AVEC LA FAMILLE DU PÈRE DE MAITRESSE NHUNG - VOVINAM BÌNH DƯƠNG..PHÂN ƯU CÙNG GIA ĐÌNH THÂN PHỤ VS.BÙI ĐẶNG HỒNG NHUNG - SINCÈRES CONDOLÉENCES AVEC LA FAMILLE DU PÈRE DE MAITRESSE NHUNG - VOVINAM BÌNH DƯƠNG..
Cáo phó & Phân ưu VS.Trịnh Thế Hùng (1951-2024) - Annonce du décès & Condoléances du Maitre Trịnh Thế Hùng (1951-2024).Cáo phó & Phân ưu VS.Trịnh Thế Hùng (1951-2024) - Annonce du décès & Condoléances du Maitre Trịnh Thế Hùng (1951-2024).
T/B: Lễ tưởng niệm Sáng tổ Nguyễn Lộc LT64 (1960-2024) - Lễ công bố tân Chánh Chưởng Quản - Lễ thăng đai các Tân Khoa Hồng Đai 2024 - Annonce: La 64 Commémoration du Maitre Fondateur Nguyen Loc.T/B: Lễ tưởng niệm Sáng tổ Nguyễn Lộc LT64 (1960-2024) - Lễ công bố tân Chánh Chưởng Quản - Lễ thăng đai các Tân Khoa Hồng Đai 2024 - Annonce: La 64 Commémoration du Maitre Fondateur Nguyen Loc.
THÔNG BÁO CỦA HĐVSCQ MÔN PHÁI - ANNONCE DU CONSEIL DES MAITRES DE L'ÉCOLE THÔNG BÁO CỦA HĐVSCQ MÔN PHÁI - ANNONCE DU CONSEIL DES MAITRES DE L'ÉCOLE
Võ sư Trần Văn Mỹ - tân Chánh Chưởng quản Hội đồng Võ sư Chưởng quản Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo - Maitre Tran Van My voté le Chef du Conseil des Maitres.Võ sư Trần Văn Mỹ - tân Chánh Chưởng quản Hội đồng Võ sư Chưởng quản Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo - Maitre Tran Van My voté le Chef du Conseil des Maitres.
Liên đoàn Vovinam Cần Thơ tưởng niệm cố võ sư Nguyễn Văn Nhàn - Fédération Vovinam Cần Thơ commémore le Maitre Nguyễn Văn Nhàn.  Liên đoàn Vovinam Cần Thơ tưởng niệm cố võ sư Nguyễn Văn Nhàn - Fédération Vovinam Cần Thơ commémore le Maitre Nguyễn Văn Nhàn.
TRỜI ĐẤT THẦY MẤT THẬT RỒI SAO THẦY - OH DIEU, MAITRE EST VRAIMENT PERDU, MAITRE TRUNG ĐẠO_NGUYỄN VĂN NHÀN !TRỜI ĐẤT THẦY MẤT THẬT RỒI SAO THẦY - OH DIEU, MAITRE EST VRAIMENT PERDU, MAITRE TRUNG ĐẠO_NGUYỄN VĂN NHÀN !
Cáo phó - Phân ưu - Tiểu sử thầy Trung Đạo - Nguyễn Văn Nhàn (13-7-1950 & 25-2-2024).- Annonce du décès - Condoléances - Biographie du Maitre Trung Đạo_Nguyễn Văn Nhàn (13-7-1950 & 25-2-2024).Cáo phó - Phân ưu - Tiểu sử thầy Trung Đạo - Nguyễn Văn Nhàn (13-7-1950 & 25-2-2024).- Annonce du décès - Condoléances - Biographie du Maitre Trung Đạo_Nguyễn Văn Nhàn (13-7-1950 & 25-2-2024).
Kỷ niệm 10 năm gắn bó với Vovinam FPT Greenwich Việt Nam (2013 - 2023) - Honorer mon 10ème Anniversaire attachant avec Vovinam FPT Greenwich VietNam (2013 - 2023).Kỷ niệm 10 năm gắn bó với Vovinam FPT Greenwich Việt Nam (2013 - 2023) - Honorer mon 10ème Anniversaire attachant avec Vovinam FPT Greenwich VietNam (2013 - 2023).
Tận tâm tận lực lan tỏa Vovinam - Dédié à la diffusion du Vovinam. Tận tâm tận lực lan tỏa Vovinam - Dédié à la diffusion du Vovinam.
KHAI MẠC GIẢI VÔ ĐỊCH VOVINAM THẾ GIỚI LẦN 7 - 2023 - OUVERTURE DU 7ème CHAMPIONNAT MONDIAL DU VOVINAM EN 2023.KHAI MẠC GIẢI VÔ ĐỊCH VOVINAM THẾ GIỚI LẦN 7 - 2023 - OUVERTURE DU 7ème CHAMPIONNAT MONDIAL DU VOVINAM EN 2023.
GIẢI VÔ ĐỊCH VOVINAM THẾ GIỚI LẦN VII NĂM 2023 - The 7th WVVF World Vovinam Championships 2023.GIẢI VÔ ĐỊCH VOVINAM THẾ GIỚI LẦN VII NĂM 2023 - The 7th WVVF World Vovinam Championships 2023.
TRI ÂN 20-11 "THẦY TÔI & NGHIỆP VÕ" - A la gratitude de la Journée des Enseignants Vietnamiens du 20 Novembre "Notre Maître & Sa carrière d'arts martiaux".TRI ÂN 20-11 "THẦY TÔI & NGHIỆP VÕ" - A la gratitude de la Journée des Enseignants Vietnamiens du 20 Novembre "Notre Maître & Sa carrière d'arts martiaux".
HÀNH TRÌNH 85 NĂM VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO TRỞ THÀNH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA - L'ITINÉRAIRE DE 85 ANS DU VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO DEVENU LA PATRIMOINE CULTUREL IMMATÉRIEL NATIONALHÀNH TRÌNH 85 NĂM VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO TRỞ THÀNH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA - L'ITINÉRAIRE DE 85 ANS DU VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO DEVENU LA PATRIMOINE CULTUREL IMMATÉRIEL NATIONAL
Tự hào Vovinam được công nhận Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia - Vovinam est fier d'être reconnu comme Patrimoine Culturel Immatériel National.Tự hào Vovinam được công nhận Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia - Vovinam est fier d'être reconnu comme Patrimoine Culturel Immatériel National.
Vovinam được công nhận Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia - Vovinam est reconnu comme Patrimoine Culturel Immatériel National.Vovinam được công nhận Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia - Vovinam est reconnu comme Patrimoine Culturel Immatériel National.
PHÁT BIỂU CỦA HỘI ĐỒNG VÕ SƯ CHƯỞNG QUẢN NHÂN LỄ KỶ NIỆM 85 NĂM THÀNH LẬP MÔN PHÁI VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO (1938-2023) - Paroles du Conseil des Maîtres lors 85ème Anniversaire de l'École (1938-2023).PHÁT BIỂU CỦA HỘI ĐỒNG VÕ SƯ CHƯỞNG QUẢN NHÂN LỄ KỶ NIỆM 85 NĂM THÀNH LẬP MÔN PHÁI VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO (1938-2023) - Paroles du Conseil des Maîtres lors 85ème Anniversaire de l'École (1938-2023).
 ''CHÚC MỪNG SINH NHẬT LẦN THỨ 72 CỦA THẦY SEN - HAPPY 72th BIRTHDAY TO MASTER SEN - JOYEUX 72ème ANNIVERSAIRE À MAITRE SEN !!!''. ''CHÚC MỪNG SINH NHẬT LẦN THỨ 72 CỦA THẦY SEN - HAPPY 72th BIRTHDAY TO MASTER SEN - JOYEUX 72ème ANNIVERSAIRE À MAITRE SEN !!!''.
Học võ và dạy võ xưa và nay - Apprendre & Enseigner l'art martial de l'autrefois et de nos jour.Học võ và dạy võ xưa và nay - Apprendre & Enseigner l'art martial de l'autrefois et de nos jour.
Võ và truyền thống “Tôn sư trọng đạo” - L'art martial & Sa tradition “Respecter son Maître & Respecter sa voie morale”.Võ và truyền thống “Tôn sư trọng đạo” - L'art martial & Sa tradition “Respecter son Maître & Respecter sa voie morale”.

Thống kê

Số lượt truy cập 1.937.745
Tổng số Thành viên 91
Số người đang xem 267
Part 3: Tiểu Luận Hồng Đai II của VS.NGUYỄN VĂN SEN - TỔ ĐƯỜNG - Mémoire du 6ème Dang de Maitre NGUYỄN VĂN SEN.

Đăng ngày: 17/12/2011 02:51
Part 3: Tiểu Luận Hồng Đai II của VS.NGUYỄN VĂN SEN - TỔ ĐƯỜNG - Mémoire du 6ème Dang de Maitre NGUYỄN VĂN SEN.
VS.NGUYỄN VĂN SEN
    "VĂN ÔN VÕ LUYỆN - VĂN VÕ SONG TOÀN" - "RÉVISER LA LITÉRATURE ET S'EXCERCER DE L'ART MARTIAL EN PARALLÈLLEMENT". 02. VIỆT VÕ ÐẠO SINH : Nguyện trung kiên phát huy môn phái, xây dựng thế hệ thanh niên dấn thân hiến ích - I shall faithfully build up my martial arts discipline and develop a new generation of Vovinam youth - Etre fidèle à l’Idéal du Vovinam et être dévoué à sa noble cause - Essere fedele all’idea dell’Arte Marziale ed essere devoto alla sua causa - Der VOVINAM-Schüler soll standhaft die Ideologie der Schule verbreiten und helfen die junge Viet Vo Dao Generation aufzubauen.


Những điểm khác biệt giữa hệ thống quyền VOVINAM và các môn phái khác :

 Về quan điểm : Trong một số các môn phái võ học hiện hữu (Võ Trung Quốc, Võ Cổ Truyền VN, Tae Kwon Do, Karate ...) Quyền được xem là Hệ Thống Kỹ Thuật Xương Sống, do đó, được coi trọng bật nhất. Các đường nét căn bản cùng các kỹ thuật dặc trưng của những môn phái này được thể hiện rất rõ qua các bài quyền của họ.

Riêng Vovinam quan niệm Quyền pháp - kể cả các bài binh khí thường được gọi chung là Ðơn luyện - là Một trong Bảy hệ thống kỹ thuật cấu tạo nền võ học VOINAM. Sáu hệ thống kỹ thuật còn lại là:

  • Ðòn cơ bản tấn công (thế chiến lược, đòn chân...)
  • Ðòn cơ bản phản thế (chống lại các lối đấm, đá, khoá, vũ khí...)
  • Song luyện
  • Liên hoàn đối luyện
  • Vật
  • Giao đấu 

Và hệ thống kỹ thuật này dều được coi trọng như nhau. Như trong bài Nền tảng võ học VOVINAM đã viết:
"VOVINAM không đặt căn bản trên một phần riêng lẻ nào (tức là không thiên về té ngã, đi quyền hay giao đấu ...) mà là gắn bó tổng thể lại, tương đồng tinh tiến theo luật Cương Như Phối Triễn".

Trong chương trình huấn luyện căn bản bước đầu, tất cả các môn sinh VOVINAM đều được luyện tập qua các hệ thống kỹ thuật nàỵ Dần dà ở những trình độ cao hơn người môn sinh được hướng dẫn để nghiên cứu đi sâu vào từng hệ thống kỹ thuật phù hợp với thể tạng, tố chất hoặc năng khiếu của mình.

Quan điểm này làm nổi bật Tính Ða Năng và Tính Chuyên Sâu của nền võ học VOVINAM.

 Về khuynh hướng : Ngày xưa, ở một xã hội nông nghiệp tự cấp, tự túc, do điều kiện lịch sử và những hạn chế tất yếu của thời đạị, nên đời sống phát triển rất chậm chạp, mang nặng tính chất lệ làng, cục bộ. Võ thuật cũng không thể vượt ra ngoài hạn chế đó. Do nặng tính địa phương, tộc truyền hay gia truyền, nên các bài qyền thường chú trọng nhiều về đườngnét hoa mỹ, đẹp mắt, với những động tác phức tạp, cầu kỳ...thích ứng với sự khổ luyện của từng cá nhân trong một khoảng thời gian dài. Do đó, mổi một môn phái (thực ra là một gia đình, hay một dòng họ) có được chừng vài chục môn sinh là con em hay những người thân thuộc.

Ngược lại, một số môn phái quốc tế sau này (Tae Kwon do,Karate Do ...)l.ại thiên về cương mãnh, cứng rắn với các thế đánh đỡ cùng bộ tấn giản dị, chân phương, mang tính chất thực dụng thích hợp cho sự huấn luyện của từng nhóm đông người. (đây chúng ta không bàn đến hiệu quả khi chiến đấu, vì võ thuật đã luyện đến mực cao thì đều đạt được mức độ lợi hại như nhau).

Kết hợp hai khuynh hướng trên, với nguyên lý cương nhu phối triển, quyền pháp - cũng như các hệ thống kỹ thuật khác của VOVINAM - có đầy đủ hai tính cứng mềm, dũng mãnh, vũ bảo song vẫn nhịp nhàng uyển chuyển. Ðiểm đặc biệt là các bài quyền VOVINAM vừa có tính thực dụng (do đó đã được phân toàn bộ thế lẻ) vừa có tính thẩm mỹ, đáp ứng được yêu cầu tập luyện của từng cá nhân, song vẫn phù hợp cho việc huấn luyện trong quãng đại quần chúng.

Nhóm 1: Võ Trung Quốc + Võ cổ truyền Việt Nam : 

  • Tính hoa mỹ
  • Cá nhân bí truyền
  • Cương hoặc nhu 

Nhóm 2 : Võ Ðại Hàn + Nhật: 

  • Tính đơn giản
  • Tập thể đại chúng
  • Cương

Nhóm 3: VOVINAM

  • Tính thực dụng
  • Khoa học đại chúng
  • Cương Nhu phối triển

 Về phương pháp : Các bài quyền VOVINAM là sự tiển khai, hệ thống hoá lại các đòn thế căn bản lẻ (tức phân thế). - giai đoạn đầu người môn sinh VOVINAM được tập luyện các đòn thế lẻ trước. Sau đó, cũng với các đòn thế lẻ này được cấu tạo thành bài quyền sau khi đã bổ sung thêm một số động tác phụ để tạo thế liên hoàn, hợp lý. Trình tự này giúp cho người tập có thể sử dụng được võ thuật (mặc dù mới tập được thời gian ngắn) cũng như vững vàng điêu luyện hơn khi ghép quyền. Phương pháp này có khác hơn các môn phái khác là đi quyền trước và phân thế sau.

  • Vovinam:                 Ðòn thế lẽ - Ði quyền
  • Các võ phái khác:     Ði quyền - Phân thế 

 Các ưu điểm trong hệ thống quyền VOVINAM :

Từ những so sánh trên, chúng ta có thể rút ra được một số các ưu điểm sau đây trong hệ thống quyền VOVINAM.

1. Tính khoa học :

Từ dễ đến khó. Từ đơn giản đến phức tạp.
Tập từ những động tác căn bản lẻ trước (đơn giản), sau mới ghép quyền (phức tạp).

2. Tính thực dụng và thẩm mỹ :

Những đòn thế của VOVINAM đều mang tính đối kháng caọ
Khi ghép quyền, VOVINAM thái dụng các đường nét căn bản của các nền võ họ khác, để tạo nên những động tác chuyển tiếp vừa thẩm mỹ, hài hoà song không làm mất đi tính thực dụng của đòn thế, từng bước nâng cao và tôn tạo giá trị của quyền pháp trong võ học thành một thứ nghệ thuật: Quyền Thuật (Nghệ thuật múa quyền).

3. Tính điêu luyện và phong phú :

Sự tương quan mật thiết giữa các đòn thế lẻ quyền, giúp cho người môn sinh có phương pháp tập luyện các đòn thế lẻ nhuần nhuyển đến mức điêu luyện, dưới hình thức dơn luyện sinh động và phong phú hơn.

Quyền VOVINAM: 

  • Khoa học
  • Thực dụng
  • Thẩm Mỹ
  • Phong phú 

Lý thuyết bài tứ trụ quyền:

        a. Xuất xứ : Như phần trên đã trình bày các bài quyền Vovinam là sự triển khai, hệ thống hoá lại các đòn thế căn bản lẻ. Vì vậy tứ Trụ Quyền là bài quyền được ghép lại từ các thế phản đòn cơ bản trình độ 1, gồm có: Phản đòn đấm thẳng, móc, lao, thấp bên phải và trái, phản đòn đấm tự do 1 và 2 cùng đòn phản thế đá thẳng, cạnh, tạt và đạp.
Về mặt hiệu quả, việc luyện tập các hệ thống kỹ thuật khác nhau, tất nhiên mang đến những giá trị và tác dụng khác nhaụ thí dụ :

  • Ðòn căn bản lẻ - luyện tính chính xac, nhanh, mạnh.
  • Quyền - Ðơn luyện - luyện tấn pháp, thân pháp, bộ pháp, thủ pháp, cước pháp... luyện sức bền và luật thăng bằng.
  • Ðối luyện, song luyện - luyện tập sự té ngã khéo léo, bình tỉnh, linh hoạt, dùng nhu chế cương, dùng cương khắc nhu, làm chủ vị trí, góc độ ...

        b. Tấn, Bộ pháp và thủ, cước pháp : 

Tấn pháp là phần chủ yếu của các bài quyền. Ngày xưa, người luyện võ thời gian đầu chỉ được rèn luyện về tấn pháp có khi kéo dài hàng năm trờị Ngày nay, do phương pháp huấn luyện khoa học và giản dị nên ngay ở bước đầu môn sinh VOVINAM đã được hướng dẫn các đòn thế lẻ (tức phần phân thế, trong đó có kèm cả tấn pháp, bộ pháp...). Do đó, khi ghép quyền chúng ta đã tiết kiệm được nhiều thời gian (do đã thuần thục phần phân thế).
Bài Tứ Trụ quyền cũng chỉ sử dụng chủ yếu 3 bộ tấn thông thường là Trung bình, đinh tấn và chảo mã cộng với thủ pháp của các phản đòn cơ bản trình độ 1 để cấu tạo thành. Số dộng tác cũng vừa phải (70) phù hợp với các môn sinh cấp dưới.
Bài Tứ Trụ quyền được diễn tả theo một hình vuông, chiếm rất ít diện tích ( từ 1m20-1m50) phù hợp với điều kiện sân bải hạn chế của chúng ta hiện nay. Về phương diện biểu diễn, với 4 người ở 4 hướng (hoặc có thể đông hơn) bài quyền tứ trụ tạo thành một bài đồng diễn tập thể dễ dàng và đẹp mắt, phù hợp với tính đại chúng trong thể thao hiện đại.

        c. Yếu lý cương nhu phối triển trong bài Tứ Trụ :

Cố võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc lúc còn sinh tiền Người đã có một hoài bảo lớn là kết hợp hai nền văn hoá Âu Á. Một đàng là thực dụng, một đàng là hoa mỹ. Vào thời bấy giờ giới tư tưởng Âu Châu quan niệm: Ðông là Ðông, Tây là Tây, Ðông và Tây không bao giờ kết hợp được.
Người chủ trương: Nếu quả thực dụng (duy lý trí), con người sẽ đánh mất dần giá trị nhân bản, đồng nghĩa với một số nhà tư tưởng Á Ðông lúc đó quan niệm: Văn minh đi xuôi, Ðạo đức đi ngược. Trái lại, nếu quá hoa mỹ (duy ý chí) thì con người ở trên chín tầng mây, thiếu hoặc phản khoa học và lạc hậu (theo thuyết giãng của võ sư chưởng môn).
        Võ thuật là một ngành văn hoá, nó phải chịu tác động của hệ tư tưởng. Cho nên võ thuật Châu Âu thiên về thực dụng. Ðại diện của hệ thống võ thuật Châu Âu có thể lấy các dũng sĩ cổ La Mã và hiện nay là Quyền Anh làm đại diện. Với Quyền Anh, chỉ cần một số thế đấm đơn giản nhưng hữu hiệu, cộng với thể lực và sự nhanh nhẹn. thế thôi, và chỉ cần có thế thôi.
        Còn võ thuật của Á Châu. Ðại diện là Trung Hoa và Ấn Ðộ (trong đó có Việt Nam), thì quyền cước và binh khí càng ngày càng xa dần với mục đích ban sơ (chiến đấu). Một môn võ Á Châu nếu được gọi là hoàn chỉnh, tự thân nó phải thỏa mãn 4 đặc tính:

  • Thể dục
  • Kỹ thuật
  • Mỹ thuật
  • Triết học

        Vì vậy kỹ thuật chỉ còn chiếm lại có 1/4 của một bài võ hoặc 1 rhế võ. Uy thế chiến đấu của nó bắt buộc phải giảm đối với những người mới học hoặc ít luyện tập.
        Ðể canh cải nền võ thuật nước nhà, Cố võ sư sáng tổ một mặt thái dụng các thế đấm đá đơn giản, thực dụng làm nền cho các đòn căn bản. Mặt khác người đảo ngược phương pháp huấn luyện võ cổ truyền bằng cách cho các môn đồ học các thế đánh, đỡ phản đòn đã rút ra từ các bài quyền cước, áp dụng thực tiển vàp các bài song luyện. Sau đó mới học các bài bản gọi là Múa Quyền. Như vậy một mặt vẫn giữ được nét đặc thù của dân tộc, vẫn bảo lưu được nền văn hóa cổ truyền. Mặt khác vừa khoa học, vừa thực dụng. nổi bật nhất là tạo nên một hình thức mới, một đường nét mới khác biệt hoàn toàn với các nét võ thuật trong vùng nói riêng và với các môn phái võ trên thế giới nói chung.
        Tiếp nối công nghiệp Sáng Tổ, Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng cùng với một số võ sư đệ tử đời sau đã hoàn chỉnh thêm một số bài bản, trong đó lấy các lối đấm, đá chém, gạt, phản đòn của thời sáng tổ làm nền tảng, sử dụng lối chuyển tấn theo bộ vị; chuyển thế tạo sự liên hoàn giữa các đòn lẻ để thành một bài võ (đơn luyện) rất đơn giản, dể học, dể thực hành, tuy không quá hoa mỹ, nhưng tạo sự uyển chuyển và niềm thích thú cho người học.
        Chúng ta đều biết: Thực dụng, sát phạt đó là căn bản của cương quyền. Uyển chuyển, nhịp nhàng, hoa mỹ đó chính là yếu quyết của nhu quyền. Phối hợp các thế cương và nhu quyền vào một bài cho hài hoà, mỹ thuật đó là tạo sự tương quan giữa cứng và mềm hay còn gọi là cương nhu phối triển.
Bài Tứ Trụ và các bài võ khác đã và sau này của môn phái VOVINAM đều mang cùng một nguyên tắc như vậy.

                                                      
Diễn giãng bài Tứ Trụ Quyền:

        Bài Tứ Trụ quyền được phân làm 70 động tác, được diễn tả theo trình tự của các câu ca quyết sau:

Khởi vũ song loan chưởng
Thủ bộ tứ hoạt quyền
Kháng long trực hữu hướng
Liên phá quyền tả biên
Phiên thân hoàn kiếm thủ
Tả hữu tấn song câu 
Luân thân đoạt thiên trụ
Song đao trảm mã đầu 
Thoái tả trực cước tiền
Luân phá hạ câu liêm
Liên đoạt hạ song thức
Phạt nhị hổ long quyền 
Phản tứ bộ cước phi 
Trực, hoàn, bàn long cước 
Hàng long, cầm hổ qui
Tứ trảm hoàn tâm ước 

        Tư thế khởi đầu: Nghiêm lễ, đứng thẳng, tư thế lập tấn. Tâm bình, khí tỉnh. 2 tay co vào lườn, lòng bàn tay xòe hướng tới trước. Hít một hơi thở dài, gân cốt chuyển động.

I.  Khởi vũ song loang chưởng:

    1.   Từ lườn, 2 bàn tay vòng ra 2 bên rồi đưa về trước bụng. Hai lòng bàn tay vẫn xòe, hướng vào nhau. Phải trên, trái dưới.
    2.   2 bàn tay cùng đảo một vòng. Tay phải - ra ngoài - xuống dưới - vòng vào trong thân - lên trên, lòng bàn tay ngữa.
    3.   Tay trái - vòng vào trong thân - lên trên - ra ngoài - xuống dưới - lòng bàn tay úp. Lưng 2 bàn tay phải, trái hướng và nhau.
    4.   2 bàn tay lại đảo nữ vòng. Tay trái lên trên, tay phải xuống dưới. 2 lưng bàn tay vẫn hướng vào nhau.
Nấm 2 tay, cuộn lạị Thu vào lườn.

II.  Thủ bộ tứ hoạt quyền (trình bày 4 lối đấm căn bản)

    5.   Co chân trái chuyển về hướng trái, đứng đinh tấn trái. Tay trái làm động tác gạt, rồi tóm tay thu vào lườn. Tay phải đấm thẳng.
    6.   Co chân phải chuyển về hướng phải, đứng đinh tấn phải. Tay phải làm động tác gạt, rồi tóm tay thu vào lườn. Tay trái đấm thẳng.
    7.   Chuyển sang trung bình tấn. Tay trái nắm, gạt như gạt 1, khi phần trên cánh tay trái dựng thẳng đứng thì dừng. Cùng lúc đấm móc tay phải (nắm tay ngang chỏ trái)
    8.   Bộ tấn không đổi. Làm ngược lại. Gạt tay phải, đấm móc tay trái.
    9.   Chuyển chân phải lên trước chân trái, đứng chảo mã tấn trái. Mặt hướng tiền. Hai tay xòe, tay phải ở trong tay trái, gạt xuống che gối phải. Cùng lúc tay trái kéo lên che ngang thái dương trái.
    10.  Chân phải bước lên đinh tấn, đấm lao tay phải.
    11.  Rút chân phải về chảo mã tấn trái. Tay phải đấm múc, tay trái che ngực.
    12.  Nhảy dài chân phải qua bên phải, đứng chảo mã tấn phải. hai tay xòe, tay trái ở phía trong tay phải, gạt xuống che gối trái, cùng lúc tay phải kéo lên che ngang thái dương phải.
    13.  Chân trái bước lên đinh tấn, đấm lao trái.
    14.  Rút chân trái về chảo mã tấn phải. Tay trái đấm múc, tay phải che ngực.
    15.  Ðứng thẳng, thu chân trái chụm vào chân phải. Hai tay tóm tròn xoay một vòng, rồi thu vào lườn.

III.  Kháng long thực hữu hướng: (phản đấm thẳng phải)

    16.  Từ thế lập tấn, chân trái bước chếch lên tam giác tấn trái. Tay phải gạt lối 1, tay trái xòe để trên vai phải.
    17.  Chém tay trái lối 1 
    18.  Ðấm thấp thay phải, tay trái thu vào lườn
    19.  Chân phải bước lên chụm vào chân trái, lập tấn. 2 tay giữ nguyên.


IV.  Liên phá quyền tả biên (phản đấm thẳng trái)

    20.  Chuyển chân trái ra sau chân phải. Người hướng sang trái. Ðứng chảo mã trái. Tay trái gạt lối 1, cùng lúc thu tay phải về lườn.
    21.  Chém quét tay phải chân phải.

V.  Phiên thân hoàn kiếm thủ (thế chuyển hướng)

    22.  Mặt trái: hạ chân phải dài xuống, đinh tấn phải. 2 tay xòe lòng bàn tay chồng lên nhau, phải trên trái dưới như lưỡi kéo, ấn theo, đến phía trên đầu gối phải thì dừng lại.
    23.  Mặt sau: Bước chân trái tới trước chân phải, chảo mà tấn phải, người hướng về mặt sau của bài. Bàn tay phải xòe, mép tay hướng lên trời, vẽ một cung tròn từ phía phải qua phía trái thân, đảo bàn tay, mắm lại thu vào lườn. Tay trái xòe, từ nách phải gạt xuống, tới ngang gối trái thì dừng.

VI.  Tả hữu tấn song câu (phản móc phải, móc trái)

    24.  Chân trái bước tới trước, đinh tấn. Bàn tay trái xòe, phần trên cánh tay dựng thẳng đứng (tư thế đở cú đấm móc)
    25.  Rút chân trái về, chảo mã tấn phải. cùng lúc, tay tái làm động tác vòng khóa tay đối thủ kéo theo đà rút của chân trái 
    26.  Tiến lên, đinh tấn trái, đấm múc cả 2 tay, trái cao, phải thấp.
    27.  Bước chân phải lên trước, đứng chảo mã tấn trái. Tay phải xòe, phần trên cánh tay dựng thẳng đứng (đở cú đấm móc). Tay trái xòe che má phải.
    28.  Co cao chân trái, độc cước tấn. Hai tay xoay tròn, tóm lại thu vào lườn.
    29.  Chân trái hạ dài, đinh tấn trái. Tay trái chém lối 2, tay phải vẫn ở lườn.

VII.  Luân thân đoạt thiên trụ (phản lao phải)

    30.  Mặt trước: Chuyển chân trái qua sau chân phải về mặt trước, đinh tấn trái. Ðầu lượn tròn theo, hai tay cùng đấm múc (âm dương song thủ)
    31.  Chân phải bước tới trước, trung bình tấn. Tay phải đánh chỏ ngang lối 6, tay trái xòe che má phải.
    32.  Rút chân phải về chụm sát chân trái, lập tấn, mặt hướng về trước. 2 tay bàn tay nắm lại, để trước bụng (ngang rốn), lòng bàn tay úp vào nhau, phải trên, trái dưới.

 VIII.  Song đao trảm mã đầu (Phản lao trái)

    33.  Chân phải co lên, chuyển về mặt phải, đinh tấn phải. Ðầu lượn vòng theo. 2 tay chuyển vòng như đấm múc về hướng phải, âm dương song thủ.
    34.  Chân trái co lên, rồi hạ xuống vị trí cũ, đinh tấn trái. 2 tay chém xuống song song, mũi tay hướng về trước.
    35.  Thu chân trái chụm về chân phải, lập tấn. Người hướng về mặt trước. 2 bàn tay tóm tròn, nắm lại thu vào lườn.

IX.  Thoái tả trực cước tiền (phản múc phải)

    36.  Mặt sau: Chuyển chân trái về mặt sau đinh tấn trái. Mặt hướng về phía trái. Tay phải đấm thẳng xuống che hạ hộ, tay trái xòe che mặt.
    37.  Mặt Trái: Ðạp thẳng gót chân phải về trước. Hai tay vẫn tư thế đấm che.
    38.  Hạ chân phải theo hướng đạp, đinh tấn phải. Ðấm thẳng tay phải, tay trái nắm co ở lườn

 X.  Luân phá hạ câu liêm (phản múc trái)

    39.  Mặt phải: Chân phải làm trụ, xoay người về sau, chảo mã tấn phải, mặt hướng phía phải bài. Tay phải đấm múc, tay trái xòe, lòng bàn tay hướng xuống, che phía trên tay trái.
    40.  Chân phải bước lên đinh tấn phải. Hai tay từ tư thế cũ, vẽ cung tròn từ dưới lên trên, về bên trái rồi đánh chỏ phải kèm bàn tay trái bên dưới chém theo.
    41.  Bước chân trái lên chụm sát vào chân phải, lập tấn, mặt hướng về phía phải. Hai tay đảo một vòng, tóm lại thu vào lườn.

XI.  Liên đoạt hạ song thức: (phản thấp phải, thấp trái)

    42.  Chân trái bước ngang một bước, (hướng sau), đinh tấn trái. Tay phải gạt lối 2, nâng cao lên. Tay trái xòe che mặt. Ðá tạt chân phải.
    43.  Chân phải hạ xuống, đinh tấn phải. Hai tay gạt vòng lối 2, phải ngoài, trái trong, thấp che hạ bộ.
    44.  Rút chân trái về chảo mã tấn phải, mặt hướng về sau. Tay phải chém lối 2, tay trái nắm lại thu vào lườn.

XII.  Phạt nhị hổ long quyền: (phản tự do số 1, số 2)

    45.  Mặt trái: Chuyển chân trái về mặt trái, trung bình tấn thấp. Tay phải nắm lại, để sát đất, lòng bàn tay hướng lên trời. Tay trái xòe, đặt phía trên bàn tay phải, lòng bàn tay úp xuống.
    46.  Ðứng thẳng dậy, bước dài chân trái lên đinh tấn. Hai tay xỉa song song tới trước, ngang tầm mắt, phải trên, trái dưới.
bước chân phải tới một bước, chảo mã tấn trái. Tay phải đấm thấp, tay trái co ở lườn.
    47.  Chuyển chân phải tới đinh tấn tấn phải. Bàn tay trái nắm, cánh tay co lại, làm động tác hốt chân, chỏ phải thúc ngang.
    48.  Thu chân phải về sát chân trái, lập tấn, người hướng về mặt sau. Hai tay vẫn ở tư thế cũ.
    49.  Chân phải bước dài về mặt sau, đảo người chuyển về mặt trước đứng chảo mã tấn phải. Bàn tay phải xòe, mép tay hướng lên trời, vẽ cung tròn theo đà xoay. tay trái xòe đặt ở dưới nách phải, lòng bàn tay hướng xuống.        50.  Khi người đã chuyển về mặt trước, xoay bàn tay phải nắm lại thu vào lườn, bàn tay trái từ nách chém xuống, ngang đầu gối trái.

XIII.  Phản tứ bộ cước phi (phản các lối đá, đạp)
Trực, Hoàn, bàn long cước (phản đá thẳng, đá cạnh, đá tạt)

    51.  Mặt trước: Chân trái bước chéo lên tam giác tấn trái. Bàn tay phải nắm lại, lòng bàn tay hướng lên trời, khuỷu tay là góc 90 độ, cùi chỏ tì vào lườn, (ở tư thế bắt chân). Tay trái xòe, che ngang ngực.
    52.  Chân phải bước lên, đứng chảo mã tấn trái. Hai tay nắm lại, lòng bàn tay hướng vào nhau, phải trên trái dưới, khuỷu tay la góc 90 độ, đánh song quyền về mặt trước, cánh tay phải ngang bằng vai (tư thế ném hất đi)
    53.  Chụm chân trái vào chân phải. Rồi bỏ vòng ra sau chân phải về hướng phải, đoạn kéo chân phải theo, chảo mã trái, người xoay về mặt sau. Chỏ phải đánh ngang từ dưới lên, qua trái, lòng bàn tay hướng vào bụng. Tay trái xòe che má phải (tư thế đầu của đòn phản đá cạnh).
    54.  Chồm lên, co chân phải dậm thẳng về trước, tam giác tấn phải. Hai tay giữ nguyên.
    55.  Xoay người rút chân trái về gần chân phải, chảo mã phải, hướng về mặt trái. Hai bàn tay xòe, ngón tay hướng lên, lòng bàn tay đối diện nhau, tay phải từ trong người đẩy ra, tay trái kéo vào (động tác chặn bắt đòn đá tạt)
    56.  Mặt sau: Chân phải bước thẳng về mặt sau, đinh tấn phải. Tay phải nắm lại, lòng bàn tay hướng xuống đất, đánh chỏ phải về mặt sau, cánh tay song song mặt đất. Tay trái nắm lại, lòng bàn tay hướng vào người, khuỷu tay là góc 90 độ, cánh tay nằm trên đường thẳng vuông góc với thân người.

XIV.  Hàng long câm hổ qui (phản đòn đạp)

    57.  Mặt trước: Thu chân trái về chân phải, chảo mã phải, hướng về mặt trước. Tay trái co lại bắt vòng từ trái sang phải (như đấm múc), chỏ tì vào lườn, khuỷu tay là góc 90 độ. Tay phải xòe, đặt giừa cổ tay trái, lòng bàn tay hướng về trước. (động tác đầu hất chân của phản đòn đạp).
    58.  Ðảo người thành chảo mã trái, người hướng về mặt sau. Tay phải đánh chỏ lối 8 về mặt trước. Tay trái xòe, ấn theo.
    59.  Chân phải đạp hậu về sau 
    60.  Chân phải hạ xuống theo hướng đạp, đinh tấn phải, tay phải chém bổ từ trên xuống, khi cánh tay ngang hàng với vai thì dừng lại.
    61.  Thu chân phải về chân trái, lập tấn. Người hướng về mặt trước. Tay phải gạt vòng lối 1, mép tay hướng tới trước, ngang tầm vai thì dừng lại. Tay trái gạt lối 2, đặt lưng bàn tay trái dưới cánh tay chỏ. (lưu ý, tay phải gạt trong, trái gạt ngoài)

XV.  Tứ trảm hoàn tâm ước: (chém 4 mặt, hồi về)

    62.  Chân trái bước ngang qua trái, đinh tấn phải. Hai bàn tay xòe trái trên, phải dưới, lòng bàn tay hướng vào nhau, chém song song về mặt trái.
    63.  Thu chân phải về chân trái lập tấn. Người hướng về mặt trước. Tư thế ngiữ nguyên.
    64.  Chân phải bước thẳng về mặt trước, đinh tấn phải. hai bàn tay xòe phải trên, trái dưới, lòng bàn tay hướng vào nhau, chém song song về mặt trước
    65.  Thu chân trái về chân phải, lập tấn. Người hướng về mặt trái. Tư thế giữ nguyên.
    66.  Chuyển chân trái về mặt phải, đinh tấn trái. Hai bàn tay xòe trái trên, phải dưới, lòng bàn tay hướng vào nhau, chém song song về mặt phải.
    67.  Thu chân phải về chân trái, lập tấn, người hướng về mặt sau, tư thế giữ nguyên.
    68.  Chân phải bước về mặt sau, đinh tấn phải. Hai bàn tay xòe, lòng bàn tay hướng vào nhau, phải trên, trái dưới , chém song song về mặt sau.
    69.  Ðảo người trở về mặt trước, đứng chảo mã phải. Tay phải và trái lập lại như động tác số 50
    70.  Thu chân trái về chụm sát chân phải, lập tấn. Ðảo hai bàn tay tóm lại, thu vào lườn. Xòe lòng bàn tay, ấn thẳng xuống đất. Hơi thở trở lại đan điền.

LỜI KẾT

Trong suốt khoảng thời gian học tập và làm việc trong môn phái tuy không dài; nhưng đã có cái may mắn là được tham luận, nghiên cứu về giai đoạn tiền phát triển của môn phái. Sau đó lại được theo dõi những diễn biến của môn phái vào giai đoạn gần đây. Tất cả... đã làm tôi không ngừng băn khoăn thao thức là làm sao để nói lên rõ nét về truyền thống, về tư tưởng, về kỷ thuật võ học của Cố Võ Sư Sáng Tổ mà Võ Sư Chưởng Môn, cùng quý vị Võ Sư Tiền Bối và các Sư Huynh, đã và đang triển khai.

Với các tiến bộ của khoa học, sự giao lưu quốc tế trong thời đại của chúng ta hiện nay đã trở nên rộng và nhanh chóng. Môn Phái của chúng ta ngày ngay cũng đã vượt khỏi biên cương để tỏa rộng đi khắp thế giời. Ðó là lợi điểm cho cả nhân loại; và cũng là giai đoạn, hưng phấn của môn phái.

Bên cạnh các lợi điểm đó không thể không các nguy hại trầm trọng. Ðối với nhân loại, trước mắt là các dịch bệnh lây lan nhanh chóng ngoài vòng khống chế của han rào y tế, hoặc các truyền thống đặc thù của dân tộc sẽ bị xói mòn đến tận gốc rễ.. Riêng đối với môn phái chúng ta, nếu không sớm ồn định sẽ nẩy sinh tệ tùy tiện, tệ vong bản, chối bỏ quá khứ, coi thường hiện tại .. Phá vỡ những truyền thống tốt đẹp của môn phái; đưa môn phái đi dần đến chổ suy vong.

Trước các thực trạng như vậy, với tập tiểu luận này, ước mong duy nhất của tôi là được gióng lên một tiếng chuông, góp thêm một tiếng nói vào công cuộc xây dựng và xiễn dương truyền thống kỷ cương của môn phái, cũng như bảo tồn và phát triển những bản sắc đặc thù độc đáo của nền võ học VOVINAM, trườc tiến trình phát triển tốt đẹp song cũng nhiều cam go thử thách này.

Ðúng hay sai cũng có thể là tùy ở từng quan điểm, Vì sự hiểu biết nào cũng chỉ có giới hạn. Tôi mong mỏi được các đồng môn chung tay góp sức trên phương hướng và quan điểm đã vạch.

Tôi cũng mong mỏi được sự đóng góp xây dựng của quý vị võ sư, các bạn đồng môn và các thân hữu trong cũng như ngoài môn phái về những vấn đề trong tập tiểu luận này.

 


 

| Chia sẻ |
THẢO LUẬN  
Chưa có thảo luận nào
Ý KIẾN CỦA BẠN  
  Hãy đăng nhập để thảo luận
  Tin cùng loại cũ hơn
Part 1 : Tiểu luận Hồng Đai II - VS.Nguyễn Văn Vang - Mémoire du 6ème Dang de Maitre Nguyễn Văn Vang
Part 2 : Tiểu luận Hồng Đai II - VS.Nguyễn Văn Vang - Mémoire du 6ème Dang de Maitre Nguyễn Văn Vang
Part 3 : Tiểu luận Hồng Đai II - VS.Nguyễn Văn Vang - Mémoire du 6ème Dang de Maitre Nguyễn Văn Vang
Part 1 : Tiểu Luận Hồng Đai II - VS.Nguyễn Thị Cẩm Bình ( USA ) - Mémoire du 6ème Dang de Maitresse Nguyễn Thị Cẩm Bình ( USA )
Part 2 : Tiểu Luận Hồng Đai II - VS.Nguyễn Thị Cẩm Bình ( USA ) - Mémoire du 6ème Dang de Maitresse Nguyễn Thị Cẩm Bình ( USA )
Phần 3 : Tiểu Luận Hồng Đai II - VS.Nguyễn Thị Cẩm Bình ( USA ) - Mémoire du 6ème Dang de Maitresse Nguyễn Thị Cẩm Bình ( USA )
Part 1 : Luận án '' Hồng Đai I '' - VS.Nguyễn Anh Dũng - Thèse du 5ème Dang de Maitre Nguyễn Anh Dũng.
Phần 2 : Luận án '' Hồng Đai I '' - VS.Nguyễn Anh Dũng - Thèse du 5ème Dang de Maitre Nguyễn Anh Dũng.
Phần 3 : Luận án '' Hồng Đai I '' - VS.Nguyễn Anh Dũng - Thèse du 5ème Dang de Maitre Nguyễn Anh Dũng.
Tiểu Luận Chuẩn Hồng Đai - VS.LÊ ĐÌNH PHƯỚC ( Q6 ) - Mémoire du 5ème Dang de Maitre LÊ ĐÌNH PHƯỚC ( district 6 )W

VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO

Câu Lạc Bộ Nhà Tập Luyện TDTT Phú Thọ

Địa chỉ : 219 Lý Thường Kiệt, P.15, Q.11, TP.HCM

 Tel : 0913.833.760 -Không biết ngượng- Email BBT : vvnphutho@gmail.com

Website: www.vovinam.divivu.com Hoặc: http://vovinam.phutho.vn