Hôm nay, ngày 26/04/2024
VĂN ÔN - VÕ LUYỆN - TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO - BÀN TAY THÉP VỚI TRÁI TIM TỪ ÁI

THƯ VIỆN : TƯ LIỆU - LUẬN ÁN

LIÊN KẾT WEBSITE

Tin mới đăng

Liên đoàn Vovinam Cần Thơ tưởng niệm cố võ sư Nguyễn Văn Nhàn - Fédération Vovinam Cần Thơ commémore le Maitre Nguyễn Văn Nhàn.  Liên đoàn Vovinam Cần Thơ tưởng niệm cố võ sư Nguyễn Văn Nhàn - Fédération Vovinam Cần Thơ commémore le Maitre Nguyễn Văn Nhàn.
TRỜI ĐẤT THẦY MẤT THẬT RỒI SAO THẦY - OH DIEU, MAITRE EST VRAIMENT PERDU, MAITRE TRUNG ĐẠO_NGUYỄN VĂN NHÀN !TRỜI ĐẤT THẦY MẤT THẬT RỒI SAO THẦY - OH DIEU, MAITRE EST VRAIMENT PERDU, MAITRE TRUNG ĐẠO_NGUYỄN VĂN NHÀN !
Cáo phó - Phân ưu - Tiểu sử thầy Trung Đạo - Nguyễn Văn Nhàn (13-7-1950 & 25-2-2024).- Annonce du décès - Condoléances - Biographie du Maitre Trung Đạo_Nguyễn Văn Nhàn (13-7-1950 & 25-2-2024).Cáo phó - Phân ưu - Tiểu sử thầy Trung Đạo - Nguyễn Văn Nhàn (13-7-1950 & 25-2-2024).- Annonce du décès - Condoléances - Biographie du Maitre Trung Đạo_Nguyễn Văn Nhàn (13-7-1950 & 25-2-2024).
Kỷ niệm 10 năm gắn bó với Vovinam FPT Greenwich Việt Nam (2013 - 2023) - Honorer mon 10ème Anniversaire attachant avec Vovinam FPT Greenwich VietNam (2013 - 2023).Kỷ niệm 10 năm gắn bó với Vovinam FPT Greenwich Việt Nam (2013 - 2023) - Honorer mon 10ème Anniversaire attachant avec Vovinam FPT Greenwich VietNam (2013 - 2023).
Tận tâm tận lực lan tỏa Vovinam - Dédié à la diffusion du Vovinam. Tận tâm tận lực lan tỏa Vovinam - Dédié à la diffusion du Vovinam.
KHAI MẠC GIẢI VÔ ĐỊCH VOVINAM THẾ GIỚI LẦN 7 - 2023 - OUVERTURE DU 7ème CHAMPIONNAT MONDIAL DU VOVINAM EN 2023.KHAI MẠC GIẢI VÔ ĐỊCH VOVINAM THẾ GIỚI LẦN 7 - 2023 - OUVERTURE DU 7ème CHAMPIONNAT MONDIAL DU VOVINAM EN 2023.
GIẢI VÔ ĐỊCH VOVINAM THẾ GIỚI LẦN VII NĂM 2023 - The 7th WVVF World Vovinam Championships 2023.GIẢI VÔ ĐỊCH VOVINAM THẾ GIỚI LẦN VII NĂM 2023 - The 7th WVVF World Vovinam Championships 2023.
TRI ÂN 20-11 "THẦY TÔI & NGHIỆP VÕ" - A la gratitude de la Journée des Enseignants Vietnamiens du 20 Novembre "Notre Maître & Sa carrière d'arts martiaux".TRI ÂN 20-11 "THẦY TÔI & NGHIỆP VÕ" - A la gratitude de la Journée des Enseignants Vietnamiens du 20 Novembre "Notre Maître & Sa carrière d'arts martiaux".
HÀNH TRÌNH 85 NĂM VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO TRỞ THÀNH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA - L'ITINÉRAIRE DE 85 ANS DU VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO DEVENU LA PATRIMOINE CULTUREL IMMATÉRIEL NATIONALHÀNH TRÌNH 85 NĂM VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO TRỞ THÀNH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA - L'ITINÉRAIRE DE 85 ANS DU VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO DEVENU LA PATRIMOINE CULTUREL IMMATÉRIEL NATIONAL
Tự hào Vovinam được công nhận Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia - Vovinam est fier d'être reconnu comme Patrimoine Culturel Immatériel National.Tự hào Vovinam được công nhận Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia - Vovinam est fier d'être reconnu comme Patrimoine Culturel Immatériel National.
Vovinam được công nhận Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia - Vovinam est reconnu comme Patrimoine Culturel Immatériel National.Vovinam được công nhận Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia - Vovinam est reconnu comme Patrimoine Culturel Immatériel National.
PHÁT BIỂU CỦA HỘI ĐỒNG VÕ SƯ CHƯỞNG QUẢN NHÂN LỄ KỶ NIỆM 85 NĂM THÀNH LẬP MÔN PHÁI VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO (1938-2023) - Paroles du Conseil des Maîtres lors 85ème Anniversaire de l'École (1938-2023).PHÁT BIỂU CỦA HỘI ĐỒNG VÕ SƯ CHƯỞNG QUẢN NHÂN LỄ KỶ NIỆM 85 NĂM THÀNH LẬP MÔN PHÁI VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO (1938-2023) - Paroles du Conseil des Maîtres lors 85ème Anniversaire de l'École (1938-2023).
 ''CHÚC MỪNG SINH NHẬT LẦN THỨ 72 CỦA THẦY SEN - HAPPY 70th BIRTHDAY OF MASTER SEN - JOYEUX 72ème ANNIVERSAIRE DE MAITRE SEN !!!''. ''CHÚC MỪNG SINH NHẬT LẦN THỨ 72 CỦA THẦY SEN - HAPPY 70th BIRTHDAY OF MASTER SEN - JOYEUX 72ème ANNIVERSAIRE DE MAITRE SEN !!!''.
Học võ và dạy võ xưa và nay - Apprendre & Enseigner l'art martial de l'autrefois et de nos jour.Học võ và dạy võ xưa và nay - Apprendre & Enseigner l'art martial de l'autrefois et de nos jour.
Võ và truyền thống “Tôn sư trọng đạo” - L'art martial & Sa tradition “Respecter son Maître & Respecter sa voie morale”.Võ và truyền thống “Tôn sư trọng đạo” - L'art martial & Sa tradition “Respecter son Maître & Respecter sa voie morale”.
Truyền thống "Tôn Sư Trọng Đạo" - Tradition “Respecter son Maître & Respecter sa voie morale”.Truyền thống "Tôn Sư Trọng Đạo" - Tradition “Respecter son Maître & Respecter sa voie morale”.
PHÁT HÀNH BỘ TEM CHUNG VOVINAM VIỆT NAM & VÕ ẤN ĐỘ - PUBLICATION D'UNE COLLECTION COMMUNE DE TIMBRE DU VOVINAM VIETNAM & ARTS MARTIAUXINDIENS EN 2023.PHÁT HÀNH BỘ TEM CHUNG VOVINAM VIỆT NAM & VÕ ẤN ĐỘ - PUBLICATION D'UNE COLLECTION COMMUNE DE TIMBRE DU VOVINAM VIETNAM & ARTS MARTIAUXINDIENS EN 2023.
Kỷ niệm 13 năm ngày mất Chưởng môn Lê Sáng - A la 13ème Commémoration de la mort du Maitre Patriarche Lê Sáng (2010-2023).Kỷ niệm 13 năm ngày mất Chưởng môn Lê Sáng - A la 13ème Commémoration de la mort du Maitre Patriarche Lê Sáng (2010-2023).
Thông báo: Lễ Giổ Chưởng Môn Lê Sáng lần thứ 13 (2010 - 2013) - Annonce: Organisation à la 13ème Cérémonie commémorale de la mort du Maitre Patriarche LÊ SÁNG (2010 - 2013).Thông báo: Lễ Giổ Chưởng Môn Lê Sáng lần thứ 13 (2010 - 2013) - Annonce: Organisation à la 13ème Cérémonie commémorale de la mort du Maitre Patriarche LÊ SÁNG (2010 - 2013).
PHÂN ƯU CÙNG GIA ĐÌNH THÂN MẪU VS.VŨ TRỌNG BẢO - SINCÈRES CONDOLÉENCES AVEC LA FAMILLE DE LA MÈRE DE MAITRE VŨ TRỌNG BẢO.PHÂN ƯU CÙNG GIA ĐÌNH THÂN MẪU VS.VŨ TRỌNG BẢO - SINCÈRES CONDOLÉENCES AVEC LA FAMILLE DE LA MÈRE DE MAITRE VŨ TRỌNG BẢO.
DI NGÔN CỦA SÁNG TỔ NGUYỄN LỘC (1912-1960) - Les dernières paroles du Maitre Fondateur Nguyễn Lộc (1912-1960).DI NGÔN CỦA SÁNG TỔ NGUYỄN LỘC (1912-1960) - Les dernières paroles du Maitre Fondateur Nguyễn Lộc (1912-1960).
VVF thông báo về việc tổ chức Kỳ thi thăng đai cấp cao đẳng môn Vovinam Việt Võ Đạo tại Trường IVS - HN - VVF informe concernant le Passage de grade supérieur organisé au Lycée IVS de HN.VVF thông báo về việc tổ chức Kỳ thi thăng đai cấp cao đẳng môn Vovinam Việt Võ Đạo tại Trường IVS - HN - VVF informe concernant le Passage de grade supérieur organisé au Lycée IVS de HN.
"CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ - “Qu'il est plus aigu que la dent d'un serpent D'avoir un enfant ingrat"."CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ - “Qu'il est plus aigu que la dent d'un serpent D'avoir un enfant ingrat".
''GIẬU ĐỔ BÌM LEO - When the tree is fallen, everyone run to it with his axe - Lorsque l'arbre est tombé , tout le monde court à elle avec sa hache''.''GIẬU ĐỔ BÌM LEO - When the tree is fallen, everyone run to it with his axe - Lorsque l'arbre est tombé , tout le monde court à elle avec sa hache''.
Luật nhân quả đối với người “ác khẩu” - The law of Karma with an "evil tongue" person - La loi du Karma avec la "personne à la mauvaise langue".Luật nhân quả đối với người “ác khẩu” - The law of Karma with an "evil tongue" person - La loi du Karma avec la "personne à la mauvaise langue".
''Ăn cháo đá bát - Bite the hand that feeds - La fête passée, adieux le Saint''.''Ăn cháo đá bát - Bite the hand that feeds - La fête passée, adieux le Saint''.
LÒNG TỰ TRỌNG - RESPECT DE SOI.LÒNG TỰ TRỌNG - RESPECT DE SOI.
Chúc mừng Sinh nhật Tập đoàn FPT 35 năm Thành lập & Phát triển (13/9/1988 - 13/9/2023). Happy 35 th Birthday of Etablishment & Development of FPT Corporation (13/9/1988 - 13/9/2023). Chúc mừng Sinh nhật Tập đoàn FPT 35 năm Thành lập & Phát triển (13/9/1988 - 13/9/2023). Happy 35 th Birthday of Etablishment & Development of FPT Corporation (13/9/1988 - 13/9/2023).
Tuổi trẻ Online: Doanh nghiệp nói gì về chất lượng sinh viên Greenwich Việt Nam ?Tuổi trẻ Online: Doanh nghiệp nói gì về chất lượng sinh viên Greenwich Việt Nam ?
Hơn 1500 sinh viên nhập học Greenwich Việt Nam - Plus de 1.500 nouveaux étudiants à l'entrée de l'Université Greenwich Viet Nam. Hơn 1500 sinh viên nhập học Greenwich Việt Nam - Plus de 1.500 nouveaux étudiants à l'entrée de l'Université Greenwich Viet Nam.

Thống kê

Số lượt truy cập 1.753.301
Tổng số Thành viên 91
Số người đang xem 28
Part 1 : Luận án '' Hồng Đai I '' - VS.Nguyễn Anh Dũng - Thèse du 5ème Dang de Maitre Nguyễn Anh Dũng.

Đăng ngày: 15/12/2011 12:56
Part 1 : Luận án '' Hồng Đai I '' - VS.Nguyễn Anh Dũng - Thèse du 5ème Dang de Maitre Nguyễn Anh Dũng.
Cố vs.Nguyễn Anh Dũng ( phải )
    " VĂN ÔN VÕ LUYỆN - VĂN VÕ SONG TOÀN " - " RÉVISER LA LITÉRATURE ET S'EXCERCER DE L'ART MARTIAL EN PARALLÈLLEMENT ". 02. VIỆT VÕ ÐẠO SINH : Nguyện trung kiên phát huy môn phái, xây dựng thế hệ thanh niên dấn thân hiến ích - I shall faithfully build up my martial arts discipline and develop a new generation of Vovinam youth - Etre fidèle à l’Idéal du Vovinam et être dévoué à sa noble cause - Essere fedele all’idea dell’Arte Marziale ed essere devoto alla sua causa - Der VOVINAM-Schüler soll standhaft die Ideologie der Schule verbreiten und helfen die junge Viet Vo Dao Generation aufzubauen.

LUẬN ÁN : DỰ THI HỒNG ÐAI I CẤP

Ðề tài : PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN


Chủ biên : Môn Sinh Nguyễn Anh Dũng (1992- 1993)


LÝ LỊCH TRÍCH NGANG

  • Họ và tên: NGUYỄN ANH DŨNG

  • Năm sinh: 1954

  • Ngày nhập môn: 1968 (chương trình võ thuật hoá Học Ðường)

  • Ðẳng cấp hiện nay: Chuẩn Cao Ðẳng

  • Ngày mang đẳng cấp: Tháng 4/1990

  • Quá trình hoạt động: 
    - 1971- 1972 HLV tại võ đường Hùng Vương
    - 1972- 1973 - Quản đốc võ đường Lasan Mỹ Tho

  • HLV võ đường Bệnh viện III Dã chiến Mỹ Tho.

  • HLV Tiểu Chủng viện Gioan 23 Mỹ Tho. 
    - 1973 - 1975 - Quản đốc võ đường Long HảI

  • Quản đốc võ đường Phước Tỉnh.
    - 1976 - 1989 - Ðội biểu diễn Việt Võ Ðạo Quận 8

  • Chuyên trách đặc huấn tại Vũng Tàu - Bà Rịa.

  • Huấn Luyện Viên trường Việt Võ Ðạo CLB Võ Thuật trường Ðại Học Thể Dục Thể Thao Trung Ương II 
    - 1989 - 1992 - Vụ trưởng Vụ huấn luyện Việt Võ Ðạo Liên Xô ( củ ).

  • Ủy viên Văn Phòng Chưởng Môn.

Ngày thực hiện luận án: Tháng 2/1992
Ngày hoàn thành: Tháng 1/ 1993

THÀNH TÂM HIẾN DÂNG:

Anh Linh Cố Võ Sư Sáng Tổ NGUYỄN LỘC: Ðấng sáng tổ vô cùng thiêng kính Môn Phái VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO người khải đạo chủ Thuyết CÁCH MẠNG TÂM THÂN.

TRÂN TRỌNG KÍNH TRÌNH:

Võ Sư Chưởng Môn LÊ SÁNG: Người thầy cao cả, đã gieo cho con niềm tin tưởng vô biên vào lý tưởng VIỆT VÕ ÐẠO.

TRI ÂN:

  • Võ Sư NGUYỄN VĂN CHIẾU

  • Võ Sư NGUYỄN VĂN SEN

  • Võ Sư TRẦN VĂN MỸ

  • Võ Sư LÊ THANH LIÊM

  • Võ Sư DIỆP KHÔI 

Ðã nhiệt tình hổ trợ và giúp cho tôi những tư tưởng tiến bộ.

KÍNH TẶNG:

Các VÕ SƯ - HUẤN LUYỆN VIÊN Ðã và Ðang tận tâm cống hiến Cho Sự Nghịêp VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO.

MỤC LỤC

LỜI NÓI ÐẦU 

PHẦN MỘT - PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN TỪNG PHẦN 

CHƯƠNG MỘT: PP/ huấn luyện ÐÒN CHIẾN LƯỢC 

  • Ðòn chiến lược là gì ? 

  • Phân nhóm

  • Trường hợp áp dụng

  • Yêu cầu Huấn Luyện

  • Bãy bước thực hiện

CHƯƠNG HAI: PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN ÐÒN CĂN BẢN 

  • Ðòn căn bản là gì?

  • Hướng tấn công và nguyên tắc tránh né

  • Yêu cầu huấn luyện

  • Bốn bước thực hiện

CHƯƠNG BA: PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN TÉ NGà

  • Tổng quan 

  • Trước khi dạy té ngã

  • Trong khi dạy té ngã

CHƯƠNG BỐN: PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN QUYỀN

  • Khái niệm

  • Nghệ thuật múa quyền

  • Năm bước huấn luyện 

PHẦN HAI - PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN CHUNG 

CHƯƠNG I: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO TRÌNH, GIÁO ÁN 

  • Phân biệt chương trình và giáo trình

  • Cách soạn giaó trình cấp TVNM

  • Giáo án 

CHƯƠNG II: GIẢI THÍCH GIÁO ÁN 

  • Khỏi động

  • Trọng động

  • Thư giản hồi sức

  • Học đòn mớI

  • Tập hổ trợ

  • Mẩu giáo án 1 

CHƯƠNG III: THUYẾT MINH CÁC BÀI TẬP 

  • 12 lối khởi động chung (diễn tả)

  • Khởi động chuyên môn: BT hợp lực hay tam bộ liên hoàn

  • Bài tập dẻo chân (diễn tả)

  • Bài tập tăng lực

PHỤ CHƯƠNG 

  • Lão Mai Quyền

  • Ngọc Trản Quyền 

LỜI KẾT 

 LỜI NÓI ÐẦU

Muốn trở thành một tài năng người ta cần phải hội đủ 3 yếu tố cơ bản:

  1. Năng khiếu

  2. Sự chuyên cần

  3. Phương pháp rèn luyện

Năng khiếu được đưa lên hàng đầu bởi vì đây là một yếu tố rất quan trọng, có tính thiên phú, không phải ai muốn cũng được. Ví dụ: một người có giọng nói ồ ề, khàn khàn thì không thể thành công trong ngành thanh nhạc mặc dù anh ta có ước vọng trở thành ca sĩ. Hoặc là người có đôi bàn tay thô kệch vụng về sẽ khó đạt thành công trong lãnh vực hội họa, điêu khắc hay những ngành nghề cần sự khéo léo và vi tế của đôi tay.

Khả năng thiên phú không chỉ thể hiện ở mặt thể chất mà còn thể hiện ở tính chất chẳng hạn như sự thông minh, nhớ giỏi, tính toán, óc sáng tạo v.v... Chính vì sự định hình năng khiếu như vậy loài người đã có những thiên tài lỗi lạc ở nhiều ngành khác nhau như Toán Học, Vật Lý Học, Hóa Học, Vi Trùng Học, Nguyên Tử Học, Nhạc, Họa, Ðiêu khắc, Võ Học....

Khi đã may mắn được trời ban cho một khã năng đặc biệt, bản thân người ấy phải biết phát hiện và trau dồi, nếu không tài năng non trẻ ấy sẽ bị lãng quên vào quá khứ. Sự chuyên cần tuy đứng hàng thứ hai nhưng rất cần thiết có một lập trường kiên định, quyết thực hiện đến cùng mục tiêu đã đề ra. Nếu không có tính kiên nhẫn để vượt khó thắng khổ trong quá trình học tập và rèn luyện, ta dễ đầu hàng nghịch cảnh để rồi về sau cứ mãi nuối tiếc vì đã phí hoài một tài năng chớm nở.

Hai yếu tố vừa kể trên có tính chủ quan, trong khi yếu tố thứ ba là Phương pháp rèn luyện lại có tính khách quan. Nó tùy thuộc vào khả năng truyền đạt của người Thầy, khả năng nắm bắt tâm lý để có những biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho người học tiếp thu được dể dàng, biết khuyến khích động viên trước những biểu hiện chán nản lười học, cũng như biết sáng tạo những bài tập cho phù hợp để từng học viên được tiến bộ và phải biết bồi dưỡng những nhân tố xuất sắc để nhanh chóng đào tạo người tài giỏi cho đất nước.

VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO ngày càng phát triển rộng rãi, yêu cầu về lực lượng Võ Sư và Huấn Luyện Viên không chỉ trông vào số lượng mà còn đòi hỏi nhiều ở chất lượng. Môn phái chúng ta đã để lại cho đời một tài sản vô giá nhưng nếu không biết sử dụng triển khai, phát huy mạnh mẽ những tinh hoa hầu phục vụ cho xã hội hiện đại, thì chính chúng ta, người của thế hệ hôm nay rất có lỗi với Sáng Tổ và các thế hệ mai sau.

Trong phạm vi bài viết này, với một khả năng còn nhiều giới hạn nhưng bằng một tình cảm chân thành, tha thiết đối với sụ nghiệp của Môn Phái, tôi mạo muội trình bày những phương pháp huấn luyện mà bản thân đã rút tỉa được ít nhiều kinh nghiệm. Rất mong được học hỏi những kinh nghiệm quí giá khác của qúi vị võ Sư, Huấn Luyện Viên đã hoặc đang trực tiếp giảng dạy, ngõ hầu hình thành được một mẫu huấn luyện chuẩn mực, khai thác được những mặt mạnh của chương trình huấn luyện, giúp môn sinh luyện tập Việt Võ Ðạo một cách dễ dàng, và nhanh chóng nắm bắt những tinh hoa của môn phái, qua đó sự lớn mạnh của phong trào không có tính cuc bộ.

Chương trình huấn luyện cấp Sơ đẳng được phân thành 4 nội dung huấn luyện chính:

  1. Phương pháp huấn luyện Ðòn Chiến Lược

  2. Phương pháp huấn luyện Ðòn Cơ bản

  3. Phương pháp huấn luyện Té Ngã

  4. Phương pháp huấn luyện Múa Quyền

Ngoài ra khi lên cao sẽ có thêm 3 phương pháp huấn luyện và những nội dung khác như: 

  • Phương pháp huấn luyện Song Luyện
  • Phương pháp huấn luyện Ða Luyện
  • Phương pháp huấn luyện Ðòn Chân
  • Phương pháp huấn luyện Vũ Khí
  • Phương pháp huấn luyện vật

Mỗi nội dung nêu trên đều có cách huấn luyện riêng, mục đích giúp môn sinh luyện tập ngay vào trọng tâm của đề tài, để đạt đến thành công bằng một thời gian ngắn nhất, ít tốn công sức nhất, yêu cầu đặt ra gồm ba mặt :

  1. Thể chất

  2. Kỹ năng

  3. Phản xạ 

Tạm thời gọi đó là phương pahp huấn luyện từng phần.

Ngoài ra còn một vấn đề không kém phần quan trọng là cách tổ chức một buổi tập như thế nào để từ tiết mục bắt đầu cho đến tiết mục cuối cùng liên quan mắc xích với nhau hầu đạt hiệu qủa cao, để học viên thấy rằng cứ sau một buổi tập là được một bước tiến bộ cả ba mặt nêu trên. Trong phần II nói về phương pháp huấn luyện chung nêu rỏ các diễn tiến tuần tự đó và có phân tích một số điểm mà đôi khi chúng ta thấy không cần thiết nhưng lại có giá trị trong công tác giáo dục thể chất.

Và mục đích cuối cùung của chúng ta vẫn là sự đoàn kết trên dưới một lòng, chung tay gop sức làm cho môn phái VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO ngày càg vững mạnh, đào tạo thật nhiều nhân tài xuất chúng về võ học hầu phong trào đủ sức lan tỏa khắp hành tinh thực hiện hoài bảo NHÂN VÕ ÐẠO, làm vinh danh dân tộc VIỆT NAM trên trường QuốcTế.

VS. Nguyễn Anh Dũng



    Võ sư Nguyễn Anh Dũng là người ngồi hàng thứ I từ bên trái sang đặc huấn tại Liên xô năm 1990


                    Võ sư Nguyễn Anh Dũng bay đòn chân 11 tại Liên xô năm 1990

                                                       ****************************************

PHẦN I

PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN TỪNG PHẦN

CHƯƠNG I:   PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN ÐÒN CHIẾN LƯỢC

 
    A./ LƯỢC ÐÒN CHIẾN LÀ GÌ ?

Ðòn chiến lược là tên của một chuổi động tác được sắp xếp hợp lý để trở thành một kế hoạc tấn công. Mổi đòn mang một sắc thái riêng nên được đánh số từ 1 đến 30 để phân biệt và dễ nhớ.

    B./ PHÂN NHÓM:

Trong hệ thống huấn luyện đòn chiến lược của việt Võ Ðạo được chia làm 3 nhóm:

  1. Nhóm 1: Từ đòn số 1 đến số 10: Ít động tác, đơn giản, thực dụng

  2. Nhóm 2: từ đòn số 11 đến số 20: Luyện tay và chân của 2 phía phải, trái linh hoạt như nhau, chứ trọng nhiều đến các kiểu xoay ngưới đánh láy.

  3.  Nhóm 3: từ đòn số 21 đến số 30: Tấn công ồ ạt bằng chuổi động tác thật dài.

    C./ TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG :

Trong thực tế lâm trận tùy theo tư thế của đối phương có 2 trường hợp để áp dụng:

  • Trường hợp ta chủ động đánh trước:
    Những đòn chiến lược có thể đánh nhử, dụ đối phương chú ý về một phía, tạo sơ hở để ta đánh tiếp những thế có tính cách quyết định.
    Thí dụ: Chiến lược số 1,2,3,5,8,11,12.

  • Trường hợp đối phương chủ động đánh trước:

Ta áp dụng những đòn chiến lược có thể đánh đầu tiên mang tính chất cản phá và những thế tiếp theo mang tính chất quyết định như: Chiến lược 4, 6, 7, 16, 19, 20.
Trong trường hợp này đối phương bị quán tính tràn tới nên lở bộ, không thể nhanh chóng thối lui hoặc đổi hướng để tránh đòn nên dễ bị ta đánh trúng.

      D./ YÊU CẦU HUẤN LUYỆN:

Từ bước đầu tiên học thuộc một đòn chiến lược cho đến bước cuối cùng - áp dụng thành công - Người tập phải được hướng dẫn qua nhiều bước trung gian, mà mỗi huấn luỵên viên chính là một bài tập mang sắc thái tìm hiểu, sinh động, hứng thú, làm tăng dần khả năng nhanh nhẹn, tốc độ phát đòn, đạt hiệu qủa cao trong lúc thi triễn. Mặt khác vì đây là hình thức đối luyện nên cả 2 phía đều đạt những thành tựu. Phía tấn công sẽ đạt được khả năng đánh giỏi, phía chịu đòn sẽ đạt được khả năng thủ kín.

    C./ BÃY BƯỚC THỰC HIỆN:

1.      THUỘC ÐÒN :
Sau khi thi hành động tác, cho võ sinh đánh đồng loạt, chậm theo lời hô, khi võ sinh tương đối thuần thục tay chân, ta cho tăng dần nhiều động tác thực hiện trong một lời hô.

a.      Thí dụ: Tập chiến lược số 1 :

  1. Hô tiếng thứ nhất : Chém trái số 1 

  2. Hô tiếng thứ hai : Ðấm thấp phảI

  3. Hô tiếng thứ ba : Bước chân đánh chỏ

b.      Sau khi tương đối thuần thục :

  1. Hô tiếng thứ nhất: chém trái, đấm thấp phảI

  2. Hô tiếng thứ hai: bước lên đánh chỏ

c.      Và cuối cùng của bước một : Mổi lần hô: đánh trọn đòn

(Cho đội hình đổi hướng về phía sau; khi đã đánh dứt một đòn)

2.      XÁC ÐỊNH VỊ TRÍ :
Trong bước này lúc thi hành động tác, HLV nên thực hiện có đối tượng (phụ tá hoặc một võ sinh nào đó), đòn phát chậm vào đúng vị trí qui định.

Thí dụ: Chiến lược số 1

  • Chém đúng vào ngang tầm mặt đối phương

  • Ðấm vào sườn

  • Chồm lên đánh chỏ vào thái dương.

  • Sau đó cho võ sinh xoay đôi vào nhau

Thế thủ : Mổi bên được thực hiện một lần, chậm, theo lời hô từng động tác, phía chịu đòn không phản ứng gì cả. Lần lượt đổi bên cho đến khi thuần thục.

3.      PHỐI HỢP VỚI PHÒNG VỆ :

Ðể tránh va chạm gây nguy hiểm trong lúc tập ta cho võ sinh áp dụng kỷ thuật che chắn, phòng vệ bằng cách giữ 2 tay song song che ngực (không được đạt tréo), tùy theo tầm đánh của đối phương mà di chuyển hai tay lên, xuống, sang phải, sang trái. Ở bước luyện tập này võ sinh được tạo một thói quen bình tỉnh phòng vệ, hai tay thu về che chở những nơi hiểu yếu, không nên đưa tay qúa cao khi che mặt vì thế sẽ hở ngực, mức cao nhất của hai nắm tay chỉ ngang tới trán.

Cho võ sinh xoay đôi vào nhau - thế thủ
Phía tấn công đánh từng động tác theo lời hô, chậm. Phía chiu đòn áp dụng kỷ thuật phòng vệ che kín chổ đối phương muốn đánh

Lưu ý: không nên đưa tay ra xa ngoài để chặn đòn, dể bị sơ hở.

Sau khi đã thuần thục ta hô nhanh dần và cuối cùng chỉ một lời hô võ sinh phải thực hiện nhanh trọn đòn chiến lược.

4.      KHAI THÁC TRIỆT ÐỂ :

Phải hướng dẫn cho võ sinh nắm vững cách phát đòn hư, thế nhử ra sao để tạo được chổ sơ hở trên người đối phương như ý muốn.

Thế hư phải đánh như thật có nghĩa là cũng nhanh, mạnh, hùng hổ, dữ dằn nhưng không cần trúng vì đối phương sẽ dểdàng tránh đỡ; tiềm lực ta dồn vào thế thật, công đúng vào chổ đối phương vừa hở trong lúc đở đòn hư, để quyết định vấn đề.

Ở bước này vế tấn công phải tìm cách đánh trúng bằng sự dụ địch thông minh, bằng những động tác cực kỳ nhanh nhẹn, võ sinh phải khai thác triệt để sự lợi hại của đòn thế cộng với sự khéo léo của bản thân để đạt được kết qủa mong muốn là đánh trúng đích.

Ðương nhiên là rất khó nhọc thực hiện vì phía chịu đòn đã biết trước và quen với lối phòng vệ ở bước thứ ba. Vẫn tập theo lời hô, qui ước Một : A đánh; Hai B đánh. để tạo phản ứng linh hoạt, nên cho võ sinh đổi cặp trong bước luyện tập này.

5.      BÁM SÁT ÐỐI PHƯƠNG :

Ðặt thêm một vấn đề nữa: Phía chịu đòn không những chỉ che chắn mà còn tránh né đổi hướng hoặc thối lui buộc phía tấn công phải luôn bám sát đối phương để đạt được mục đích cuối cùng: đánh trúng (hẳn nhiên là phải dùng đúng đòn chiến lược mà HLV đang cho tập).

Thông thường khi đã tập thành công bước thứ năm, võ sinh đã có khả năng sử dụng được đòn chiến lược trong giao đấu một cách vững vàng và hiệu quả. Và phía chịu đòn cũng được quen dần với sự né tránh, phòng thủ.

Lưu Ý: Hãy để phía chịu đòn tự né tránh theo ý họ. Ở bước này vẫn cho võ sinh tập với chế độ qui ước: MỘT: A đánh; HAI: B đánh.

6.      LIÊN TỤC ÐƠN ÐIỆU :

Một đòn chiến lược ta có thể phát ra liên tục nhiều lần trong một đợt tấn công, phát đòn lần thứ nhất nếu không đạt kết quả, ta tiếp tục phát lần thứ hai, thứ ba,... cho đến khi đánh trúng hoặc dồn đối phương vào chổ cụt, phí chịu đòn có thể tránh hoặc thối lui cho đến khi phía tấn công bị chững lại, lập tức phản công trở lại bằng đòn chiến lược theo qui ước.

Ở bước này HLV hô tên đòn chiến lược không theo tứ tự và để cho võ sinh tập tự do. Phía nào nhạy bén nhớ đòn thì sẽ phát trước và nếu đánh liên tục áp đảo được đối phương khiến bên kia không thể nào phản công lại được thì sẽ thắng.

7.      LIÊN TỤC ÐA DẠNG :

HLV không cần phải hô tên đòn mà hãy để võ sinh tự chọn và trong bước này sự tấn công liên tục phải là tổ hợp của nhiều đòn chiến lược khác nhau, mục đích phát huy sự sáng tạo của võ sinh người Thầy chỉ gợi ý mẩu và khuyến khích mọi người làm theo bằng sự lựa chọn riêng.

Một đòn chiến lược lần lượt được tập dợt qua bảy bước, từ bước một: Thuộc đòn, có tính lý thuyết, chuyển dần đến bước thứ bãy là bước thành công, người tập sẽ thuộc đòn bằng một tâm trạng hứng thú, quen dần với kỹ thuật giao đấu Việt Võ Ðạo. Vã lại bài tập chuyển từ dễ đến khó và tạo điều kiện gần giống giao đấu thực tế nên người tập thực hiện dễ dàng và tích lũy nhiều kinh nghiệm lâm chiến.

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN ÐÒN CĂN BẢN

    A./ ÐÒN CĂN BẢN LÀ GÌ ?

Ðòn căn bản là những kỹ thuật phản công gồm sự tránh né , gạt đỡ, đón bắt và đánh trả hợp lý khi bị tấn công.

Gọi là đòn căn bản vì qua nội dung nầy ngưới tập được trang bị một kiến thức căn bản về kỹ thuật dùng sức trong chiến đấu, nắm vững các nguyên tắc tránh né, gạt đỡ và công vào chổ hở của đối phương, dần dần hoàn thiện một phản xạ tốt cho thân, thủ, bộ pháp, hình thành một nền tảng vững chắc về thân chất và tư duy làm bàn đạp cho ngưới tập tiến sâu vào nền võ học.

    B./ HƯỚNG TẤN CÔNG VÀ NGUYÊN TẮC TRÁNH NÉ :

Trong võ thuật, các thế đánh thể hiện ở nhiều dạng, nhiều kiểu, mang nhiều tên gọi khác nhau của nhiều môn phái khác nhau, nhưng tựu trung vẫn không ngoài những hướng sau đây:

  1. Từ trong ra (như đấm thẳng, đấm thấp, đạp, đạp lái, chém số 3, 4)

  2. Từ trên xuống (như: đấm búa, bật ngược)

  3. Từ dưới lên (như đấm múc, đá thẳng)

  4. Từ ngoài vào (như đấm móc, đấm lao, đá tạt, đá cạnh, đá móc gót ...)

Nếu cô đọng lại sẽ còn hai hướng:

  1. Hướng trực diện (trong ra, trên xuống, dưới lên)

  2. Hướng vòng (ngoài vào)

Cho nên khi gặp một đòn công theo hướng trực diện ta sẽ tránh sang một bên (phải hoặc trái) và khi gặp một đòn công huộc hướng vòng sẽ tránh bằng cách tiếp cận.
Như vậy ta có 3 trường hợp cơ bản về nguyên tắc tránh né. Tưởng tượng ta đứng trên 2 trục ngang dọc (giao điểm như hình dấu cộng + ).

1.      Khi bị tấn công trực diện bằng tay hay chân phải : ta tránh về hướng cánh phải của đối phương. 

Sở dĩ chọn hướng tránh này là để thoát được mũi tấn công và ta ở vào thế tối ưu, tránh được những đòn kế tiếp thuộc bên trái của đối phương.

2. Trường hợp khi bị tấn công trực diện bằng tay (chân) trái: ta tránh về phía trái của đối phương bằng cách di chuyển chân phải trên đường thẳng song song với trục ngang.

 3.      Khi bị tấn công bằng đường vòng: ta tránh né bằng cách tiến thẳng vào đối phương.

Sự cô đọng hướng tấn công giúp ta dễ dàng xác định hướng tránh đòn và rút ra nguyên tắc:

  •  Công vòng: Tránh thẳng vào trong

  •  Công thẳng: Tránh ngang cùng phía

Một phương pháp tránh né ngoại lệ khác dùng trong trường hợp bị tấn công trực diện là xoay tròn để hất bạt chân (hoặc tay) đối phương ra ngoài như lối phản đạp phải và trái số 1, và có trường hợp tấn công theo đường vòng nhưng chếch 45 độ như đấm lao thí ta không áp dụng phản như đấm móc được mà phải luồn đầu và tiến vào tiếp cận.

    C./ YÊU CẦU HUẤN LUYỆN :

Mục tiêu đề ra là người HLV phải làm sao cho võ sinh đạt được 2 yêu cầu:
Phải hiểu cặïn kẻ từng kỹ thuật một, từ cách tránh né, gạt đỡ, đón bắt, công vào chổ hở của đối phương. Cho phép võ sinh đặt nhiều câu hỏi tại sao và giải thích thật hợp lý. Nếu không , tất cả sẽ như mớ bòng bong, rối trí người tập.

Ðộng tác phải trở thành phản xạ, qua các bài tập từ dễ đến khó, nhanh mắt, lẹ tay, vững vàng. Mỗi kỹ thuật phải đạt 3 yếu tố: Nhanh , Mạnh, Chính xác.

    D./ BỐN BƯỚC THỰC HIỆN :

1./ Thuộc đòn:
Trong khi thực hành động tác nên giải thích thật rõ ràng và xoáy vào trọng tâm của kỹ thuật, tránh nói nhiều, lan man, lạc đề. Cần có người ra đòn cho ta thực hiện phản công để võ sinh được nhìn thấy cụ thể. Sau đó ta phân kỹ thuật ấy thành nhiều động tác và thực hiện một mình (tưởng tượng có người ra đòn). Cho võ sinh tập đồng loạt như vậy cho đến khi thuộc.
2./ Thực hành chậm: 
Cho võ sinh xoay đôi vào nhau, kỹ htuật được thực hiện chậm, đòn phát trúng đích.
Thí dụ: Tập đòn phản đấm thẳng phải

  • Đấm thẳng phải chạm vào càm B (B đứng yên)

  •  B di chuyển chân trái sang phía trái của mình (đinh tấn) tay phải gạt lối số 1. (Mép tay chạm vào cườm tay đối phương)

  •  B chém trái lối số 1 vào tầm mặt đối phương

  •  B đấm thấp phải vào sườn đối phương

Nhắc nhở võ sinh khi phát đòn tay chân phải vận lực đầy đủ (mặc dù đánh chậm) và phải đánh trúng đích (vừa chạm mục tiêu); đồi bên sau một lần phản đòn để tâm lý người tập được hưng phấn.

3./ Ðộng tác nhanh dần :

Sau khi võ sinh đã tương đối thuần thục, ta cho tăng tốc độ luyện tập bằng cách ghép 2 động tác thực hiện trong một lời hô, sau đó ghép 3 và 4 động tác.

Cuối cùng của bước này là mỗi bên phải thực hiện trọn kỹ thuật trong một tiếng đếm.

  • Một : A đánh

  • Hai : B đánh

4./ Luyện phản xạ :

Hãy tạo lực để cho giữa hệ thần kinh thị giác và thần kinh vận động không có khoảng cách thời gian kể từ khi phát hiện cho đến lúc thực hiện. Có nghĩa là để người tập tự quan sát và có phản công kịp lúc.

Nên hướng dẫn người tập quan sát đối phương trong vùng tam giác đôi mắt và hai đầu vai, vì những điểm này giúp ta phát hiện được hướng và tính chất của sự tấn công một cách dễ dàng.

Người HLV không cần phát hiệu lệnh Một, hai để thị giác của võ sinh không được thính giác trợ giúp và chỉ cần nói tên của kỹ thuật như đấm thẳng phải, đấm móc phải .... Rồi để cho hai bên tự tập, mỗi bên ra đòn một lần. Như vậy lớp tập lúc này giống như mất trật tự nhưng có nhiều đt hiệu 

  •  HLV đi chỉnh sửa cho từng cặp mà không ảnh hưởng đến không khí luyện tập

  •  Lượng vận động của võ sinh không bị gò bó, nhiều hoặc ít quá , mà phù hợp vào sức chịu đựng của từng người.

  •  Có sự ganh đua gây không khí hào hứng luyện tập, học mà vui, vui mà học.

  •  Thị giác của người tập nhạy bén dần nhờ sự tập trung quan sát phân biệt được hướng phát đòn của đối phương.

  •  Phản ứng tràng, tránh. né, gạt, đở sẽ được nhanh chóng và kịp lúc.

Trong lúc luyện tập nội dung này không nên cho võ sinh té ngã, vì thế sẽ gây ra tình trạng thiếu tập trung vào trọng tâm rèn luyện và để xãy ra tai nạn ảnh hưởng đến tâm lý chung của cả lớp. Khuyến khích võ sinh nên ra đòn như thật, không nên đánh quá yếu ớt phía bên ngoài để tạo sự cảnh giác và chú ý cao độ trong lúc tập.

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN TÉ NGÃ

    A./ TỔNG QUAN:

Ðây là một nội dung rèn luyện gây khó khăn không ít cho võ sinh cũng như cho HLV phụ trách lớp. Tâm lý người thường rất sợ té ngã, nhất là trên sàn tập không có lót thảm êm. Có người rất ham thích tập võ nhưng phải bỏ dở hoặc tìm một bộ môn khác vì không chịu nổi sự đau đớn trong lúc luyện tập

VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO có 4 lối té ngã cơ bản:

  1. Té sấp

  2. Té ngang

  3. Té ngữa

  4. Té lộn vai

Các kỹ thuật té ngã này giúp ta tránh được sư va chạm với mặt đất gây gãy tay xương, dập đầu, vỡ mặt hoặc chấn thương nội tạng và cũng là nền tảng cho việc luyện tập đòn chân ở trình độ cao hơn.

    B./ TRƯỚC KHI DẠY TÉ NGÃ: 

Một phương châm trong việc huấn luyện té ngã: hãy kiên toàn các nhóm cơ bắp chủ yếu để phục vụ cho động tác kỹ thuật.

HLV phải có những bài tập hổ trợ để giúp cho võ sinh quen dần. Ngay những buổi đầu nhập học ta có thể cho người tập thực hiện ngay vào cuối giờ hai bài tập sau đây:

             Bài tập “Con Tôm”

Chủ yếu củng cố cơ bụng và phát riển sức nặng của đôi tay. Tư thế như con tôm co đuôi vào và búng mạnh ra sau.
Thực hành:

  •  Ngồi chụm chân nhón gót, 2 mép tay chạm đất ngang hàng và xuôi theo 2 bàn chân (hít vào).

  •  Lưu ý: Không nên áp dụng lòng bàn tay xuống đất mà chỉ tiếp đất bằng mép tay với tư thế bàn tay nghiêng khoảng 30 độ đến 45 độ so với mặt đất.
    Búng dài chân ra sau 2 tay chống thẳng, cả người thẳng, gối không được chạm đất (thở ra).

  • Co tay, hạ thấp người, giữ không chạm đất, 2 cùi chỏ khép sát vào sườn (hít vào)
    Ðẩy thẳng 2 tay nâng người cao lên và thu chân về đúng vị trí ban đầu (thở ra).

  • Số lượng vận động tùy theo sức của võ sinh, không nên cho tập tham mà phải khuyến khích tăng dần số lượng theo số buổi tập.

        Sau 1 tháng luyện tập, bài tập Con Tôm giản lược lại còn 3 động tác

  •  Ngồi xuống (hít vào)

  • Bung chân, co tay, đẩy thẳng (nén khí)

  • Thu về (thở ra)

        Sau tháng thứ hai, bài tập còn 2 động tác:

  • Ðứng (hít vào)

  • Nhảy tung chân ra sau, 2 tay chống đúng vào vị trí 2 bàn chân, co xuống, đẩy lên, nhảy về chổ cũ đứng vào vị trí của đôi tay vừa nhất lên (thở ra).

            Bài tập “Lăn Ngựa Gổ”

Tư thế giống như ngựa gổ của trẻ em, lăn tới lui theo chiều dọc của thân ghể, giúp vùng lưng quen việc lăn tròn, va chạm với mặt đất , cổ được rắn chắc, bụng khoẻ và chân biết co lại.

Thực hành tuần tự như sau:

  •  Ngồi chụm chân, gối co sát ngực, gập đầu cằm chạm ngực, 2 tay giữ song song cặp dọc theo đùi (không được ôm gối), lưng co tròn.

  • Từ từ lăn ra sau, không cho đầu chạm đất, giữ trạng thái dao động tới lui đều đều như trẻ em cỡi ngựa gổ.

(chú ý quan trọng: Không cho cột sống va chạm xuống sàn, chỉ lăn trên 2 bắp thịt lưng).
Ngày đầu tiên tập bài này chỉ nên cholăn tời lui một lần và những buổi tập sau tăng dần số lượng lên.

Dứt bài nên cho võ sinh xoay lưng cõng nhau để kéo cột sống trở về dạng thẳng ban đầu.

      C./ TRONG KHI DẠY TÉ NGÃ:

Nên huấn luyện các lối té ngã theo một tiến trình hợp lý, tập thuần thục lối này, mới dạy sang lối khác.

            1./ Té sấp:

Võ sinh đã quen với bài tập con tôm nên dễ dàng thực hiện lối té ngã này. Lưu ý nhắc nhở võ sinh không được chống thẳng tay, cánh tay co như hình chử V và biết đàn hồi như lò xa. Sau đó bài tập khó dần lên, chuyển từ hình thức đứng ngã tại chổ thành phóng dài trên mặt đất; tăng dần độ cao và khoảng cách.

           2./  Té ngang:

Lối té ngã này khó tập hơn, nên cho võ sinh thực hiện trước tiên bài tập:

        Lăn ngang:

  •  Nằm úp sắp, chống thẳng tay (giống bài tập con tôm)

  • Nghiêng người sang bên phải bằng cách rùn tay phải cùi chỏ xếp chử V hướng vào trong ngực, lăn nhanh sang phải một vòng, đầu vai không được rơi thẳng góc với mặt đất, người thẳng tránh va chạm đầu gối. Lăn xong nằm úp chống thẳng tay.

  • Lăn sang bên trái để trở về vị trí cũ, động tác thực hiện giống như bên phải.

        Bài tập được nâng cao:

  •  Bước 1: Ðứng thẳng té sấp, xếp cùi chỏ lăn ngang (phải, trái)

  • Bước 2: Ðứng thẳng xoay sau bên phải (2 bàn chân không di chuyển khi xoay), tá sấp, xếp cùi chỏ phải lăn ngang. Ðổi bên trái : đứng thẳng phóng người tới trước té sấp, lăn ngang.

  • Bước 3: Ðứng thẳng, phóng người tới trước té sấp, lăn ngang (phải, trái)

  • Bước 4: Ðứng thẳng, xoay người phóng ra sau té sấp, lăn ngang (phải , trái)

        Hoàn tất bài tập:

  • Ðứng thẳng, tung người té ngang sang trái, vừa chạm đất xếp nhanh cùi chỏ trái lăn ngang.

  • Ðứng thẳng, tung người té ngang sang phải, vừa chạm đất xếp nhanh cùi chỏ phải lăn ngang.

         3./  Té ngữa: 
            Thực hành động tác:


 


 


| Chia sẻ |
THẢO LUẬN  
Chưa có thảo luận nào
Ý KIẾN CỦA BẠN  
  Hãy đăng nhập để thảo luận
  Tin cùng loại cũ hơn
Phần 2 : Luận án '' Hồng Đai I '' - VS.Nguyễn Anh Dũng - Thèse du 5ème Dang de Maitre Nguyễn Anh Dũng.
Phần 3 : Luận án '' Hồng Đai I '' - VS.Nguyễn Anh Dũng - Thèse du 5ème Dang de Maitre Nguyễn Anh Dũng.
Tiểu Luận Chuẩn Hồng Đai - VS.LÊ ĐÌNH PHƯỚC ( Q6 ) - Mémoire du 5ème Dang de Maitre LÊ ĐÌNH PHƯỚC ( district 6 )W

VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO

Câu Lạc Bộ Nhà Tập Luyện TDTT Phú Thọ

Địa chỉ : 219 Lý Thường Kiệt, P.15, Q.11, TP.HCM

 Tel : 0913.833.760 -Không biết ngượng- Email BBT : vvnphutho@gmail.com

Website: www.vovinam.divivu.com Hoặc: http://vovinam.phutho.vn