Hôm nay, ngày 23/11/2024
VĂN ÔN - VÕ LUYỆN - TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO - BÀN TAY THÉP VỚI TRÁI TIM TỪ ÁI

THƯ VIỆN : TƯ LIỆU - LUẬN ÁN

LIÊN KẾT WEBSITE

Tin mới đăng

TRI ÂN 20-11 "THẦY TÔI & NGHIỆP VÕ" - A la gratitude de la Journée des Enseignants Vietnamiens du 20 Novembre "Notre Maître & Sa carrière d'arts martiaux".TRI ÂN 20-11 "THẦY TÔI & NGHIỆP VÕ" - A la gratitude de la Journée des Enseignants Vietnamiens du 20 Novembre "Notre Maître & Sa carrière d'arts martiaux".
''CHÚC MỪNG SINH NHẬT LẦN THỨ 73 CỦA THẦY SEN - HAPPY 73th BIRTHDAY TO MASTER SEN - JOYEUX 73ème ANNIVERSAIRE À MAITRE SEN (1951-2024)''.''CHÚC MỪNG SINH NHẬT LẦN THỨ 73 CỦA THẦY SEN - HAPPY 73th BIRTHDAY TO MASTER SEN - JOYEUX 73ème ANNIVERSAIRE À MAITRE SEN (1951-2024)''.
Kỳ nghỉ của VS.Lê Văn Hùng tại Bordeaux - Marseille - Paris Pháp 2024 - Vacances de Maître Lê Văn Hùng à Bordeaux - Marseille - Paris - France en 2024 (Part 1).Kỳ nghỉ của VS.Lê Văn Hùng tại Bordeaux - Marseille - Paris Pháp 2024 - Vacances de Maître Lê Văn Hùng à Bordeaux - Marseille - Paris - France en 2024 (Part 1).
Kỳ nghỉ của VS.Lê Văn Hùng tại Bordeaux - Marseille - Paris Pháp 2024 - Vacances de Maître Lê Văn Hùng à Bordeaux - Marseille - Paris - France en 2024 (Part 2).Kỳ nghỉ của VS.Lê Văn Hùng tại Bordeaux - Marseille - Paris Pháp 2024 - Vacances de Maître Lê Văn Hùng à Bordeaux - Marseille - Paris - France en 2024 (Part 2).
Vovinam Marseille tưởng niệm Võ sư Marc Quer vừa qua đời - Le Vovinam Marseille commémore le récent décès de Maître Marc Quer (1965 – 2024).Vovinam Marseille tưởng niệm Võ sư Marc Quer vừa qua đời - Le Vovinam Marseille commémore le récent décès de Maître Marc Quer (1965 – 2024).
Kỷ niệm 14 năm ngày mất Chưởng môn Lê Sáng (2010-2024) - A la 14ème Commémoration du décès de Maitre Patriarche Lê Sáng (2010-2024).Kỷ niệm 14 năm ngày mất Chưởng môn Lê Sáng (2010-2024) - A la 14ème Commémoration du décès de Maitre Patriarche Lê Sáng (2010-2024).
Cáo phó & Phân ưu VS.Nguyễn Văn Ký (1952 - 2024) - Annonce du décès & Condoléances du Maitre Nguyễn Văn Ký (1952 - 2024).Cáo phó & Phân ưu VS.Nguyễn Văn Ký (1952 - 2024) - Annonce du décès & Condoléances du Maitre Nguyễn Văn Ký (1952 - 2024).
Cáo phó & Phân ưu VS.Trần Ngọc Trình (1939 - 2024) - Annonce du décès & Condoléances du Maitre Trần Ngọc Trình (1939 - 2024).Cáo phó & Phân ưu VS.Trần Ngọc Trình (1939 - 2024) - Annonce du décès & Condoléances du Maitre Trần Ngọc Trình (1939 - 2024).
PHÂN ƯU CÙNG GIA ĐÌNH THÂN PHỤ VS.BÙI ĐẶNG HỒNG NHUNG - SINCÈRES CONDOLÉENCES AVEC LA FAMILLE DU PÈRE DE MAITRESSE NHUNG - VOVINAM BÌNH DƯƠNG..PHÂN ƯU CÙNG GIA ĐÌNH THÂN PHỤ VS.BÙI ĐẶNG HỒNG NHUNG - SINCÈRES CONDOLÉENCES AVEC LA FAMILLE DU PÈRE DE MAITRESSE NHUNG - VOVINAM BÌNH DƯƠNG..
Cáo phó & Phân ưu VS.Trịnh Thế Hùng (1951-2024) - Annonce du décès & Condoléances du Maitre Trịnh Thế Hùng (1951-2024).Cáo phó & Phân ưu VS.Trịnh Thế Hùng (1951-2024) - Annonce du décès & Condoléances du Maitre Trịnh Thế Hùng (1951-2024).
T/B: Lễ tưởng niệm Sáng tổ Nguyễn Lộc LT64 (1960-2024) - Lễ công bố tân Chánh Chưởng Quản - Lễ thăng đai các Tân Khoa Hồng Đai 2024 - Annonce: La 64 Commémoration du Maitre Fondateur Nguyen Loc.T/B: Lễ tưởng niệm Sáng tổ Nguyễn Lộc LT64 (1960-2024) - Lễ công bố tân Chánh Chưởng Quản - Lễ thăng đai các Tân Khoa Hồng Đai 2024 - Annonce: La 64 Commémoration du Maitre Fondateur Nguyen Loc.
THÔNG BÁO CỦA HĐVSCQ MÔN PHÁI - ANNONCE DU CONSEIL DES MAITRES DE L'ÉCOLE THÔNG BÁO CỦA HĐVSCQ MÔN PHÁI - ANNONCE DU CONSEIL DES MAITRES DE L'ÉCOLE
Võ sư Trần Văn Mỹ - tân Chánh Chưởng quản Hội đồng Võ sư Chưởng quản Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo - Maitre Tran Van My voté le Chef du Conseil des Maitres.Võ sư Trần Văn Mỹ - tân Chánh Chưởng quản Hội đồng Võ sư Chưởng quản Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo - Maitre Tran Van My voté le Chef du Conseil des Maitres.
Liên đoàn Vovinam Cần Thơ tưởng niệm cố võ sư Nguyễn Văn Nhàn - Fédération Vovinam Cần Thơ commémore le Maitre Nguyễn Văn Nhàn.  Liên đoàn Vovinam Cần Thơ tưởng niệm cố võ sư Nguyễn Văn Nhàn - Fédération Vovinam Cần Thơ commémore le Maitre Nguyễn Văn Nhàn.
TRỜI ĐẤT THẦY MẤT THẬT RỒI SAO THẦY - OH DIEU, MAITRE EST VRAIMENT PERDU, MAITRE TRUNG ĐẠO_NGUYỄN VĂN NHÀN !TRỜI ĐẤT THẦY MẤT THẬT RỒI SAO THẦY - OH DIEU, MAITRE EST VRAIMENT PERDU, MAITRE TRUNG ĐẠO_NGUYỄN VĂN NHÀN !
Cáo phó - Phân ưu - Tiểu sử thầy Trung Đạo - Nguyễn Văn Nhàn (13-7-1950 & 25-2-2024).- Annonce du décès - Condoléances - Biographie du Maitre Trung Đạo_Nguyễn Văn Nhàn (13-7-1950 & 25-2-2024).Cáo phó - Phân ưu - Tiểu sử thầy Trung Đạo - Nguyễn Văn Nhàn (13-7-1950 & 25-2-2024).- Annonce du décès - Condoléances - Biographie du Maitre Trung Đạo_Nguyễn Văn Nhàn (13-7-1950 & 25-2-2024).
Kỷ niệm 10 năm gắn bó với Vovinam FPT Greenwich Việt Nam (2013 - 2023) - Honorer mon 10ème Anniversaire attachant avec Vovinam FPT Greenwich VietNam (2013 - 2023).Kỷ niệm 10 năm gắn bó với Vovinam FPT Greenwich Việt Nam (2013 - 2023) - Honorer mon 10ème Anniversaire attachant avec Vovinam FPT Greenwich VietNam (2013 - 2023).
Tận tâm tận lực lan tỏa Vovinam - Dédié à la diffusion du Vovinam. Tận tâm tận lực lan tỏa Vovinam - Dédié à la diffusion du Vovinam.
KHAI MẠC GIẢI VÔ ĐỊCH VOVINAM THẾ GIỚI LẦN 7 - 2023 - OUVERTURE DU 7ème CHAMPIONNAT MONDIAL DU VOVINAM EN 2023.KHAI MẠC GIẢI VÔ ĐỊCH VOVINAM THẾ GIỚI LẦN 7 - 2023 - OUVERTURE DU 7ème CHAMPIONNAT MONDIAL DU VOVINAM EN 2023.
GIẢI VÔ ĐỊCH VOVINAM THẾ GIỚI LẦN VII NĂM 2023 - The 7th WVVF World Vovinam Championships 2023.GIẢI VÔ ĐỊCH VOVINAM THẾ GIỚI LẦN VII NĂM 2023 - The 7th WVVF World Vovinam Championships 2023.
TRI ÂN 20-11 "THẦY TÔI & NGHIỆP VÕ" - A la gratitude de la Journée des Enseignants Vietnamiens du 20 Novembre "Notre Maître & Sa carrière d'arts martiaux".TRI ÂN 20-11 "THẦY TÔI & NGHIỆP VÕ" - A la gratitude de la Journée des Enseignants Vietnamiens du 20 Novembre "Notre Maître & Sa carrière d'arts martiaux".
HÀNH TRÌNH 85 NĂM VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO TRỞ THÀNH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA - L'ITINÉRAIRE DE 85 ANS DU VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO DEVENU LA PATRIMOINE CULTUREL IMMATÉRIEL NATIONALHÀNH TRÌNH 85 NĂM VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO TRỞ THÀNH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA - L'ITINÉRAIRE DE 85 ANS DU VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO DEVENU LA PATRIMOINE CULTUREL IMMATÉRIEL NATIONAL
Tự hào Vovinam được công nhận Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia - Vovinam est fier d'être reconnu comme Patrimoine Culturel Immatériel National.Tự hào Vovinam được công nhận Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia - Vovinam est fier d'être reconnu comme Patrimoine Culturel Immatériel National.
Vovinam được công nhận Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia - Vovinam est reconnu comme Patrimoine Culturel Immatériel National.Vovinam được công nhận Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia - Vovinam est reconnu comme Patrimoine Culturel Immatériel National.
PHÁT BIỂU CỦA HỘI ĐỒNG VÕ SƯ CHƯỞNG QUẢN NHÂN LỄ KỶ NIỆM 85 NĂM THÀNH LẬP MÔN PHÁI VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO (1938-2023) - Paroles du Conseil des Maîtres lors 85ème Anniversaire de l'École (1938-2023).PHÁT BIỂU CỦA HỘI ĐỒNG VÕ SƯ CHƯỞNG QUẢN NHÂN LỄ KỶ NIỆM 85 NĂM THÀNH LẬP MÔN PHÁI VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO (1938-2023) - Paroles du Conseil des Maîtres lors 85ème Anniversaire de l'École (1938-2023).
 ''CHÚC MỪNG SINH NHẬT LẦN THỨ 72 CỦA THẦY SEN - HAPPY 72th BIRTHDAY TO MASTER SEN - JOYEUX 72ème ANNIVERSAIRE À MAITRE SEN !!!''. ''CHÚC MỪNG SINH NHẬT LẦN THỨ 72 CỦA THẦY SEN - HAPPY 72th BIRTHDAY TO MASTER SEN - JOYEUX 72ème ANNIVERSAIRE À MAITRE SEN !!!''.
Học võ và dạy võ xưa và nay - Apprendre & Enseigner l'art martial de l'autrefois et de nos jour.Học võ và dạy võ xưa và nay - Apprendre & Enseigner l'art martial de l'autrefois et de nos jour.
Võ và truyền thống “Tôn sư trọng đạo” - L'art martial & Sa tradition “Respecter son Maître & Respecter sa voie morale”.Võ và truyền thống “Tôn sư trọng đạo” - L'art martial & Sa tradition “Respecter son Maître & Respecter sa voie morale”.
Truyền thống "Tôn Sư Trọng Đạo" - Tradition “Respecter son Maître & Respecter sa voie morale”.Truyền thống "Tôn Sư Trọng Đạo" - Tradition “Respecter son Maître & Respecter sa voie morale”.
PHÁT HÀNH BỘ TEM CHUNG VOVINAM VIỆT NAM & VÕ ẤN ĐỘ - PUBLICATION D'UNE COLLECTION COMMUNE DE TIMBRE DU VOVINAM VIETNAM & ARTS MARTIAUXINDIENS EN 2023.PHÁT HÀNH BỘ TEM CHUNG VOVINAM VIỆT NAM & VÕ ẤN ĐỘ - PUBLICATION D'UNE COLLECTION COMMUNE DE TIMBRE DU VOVINAM VIETNAM & ARTS MARTIAUXINDIENS EN 2023.

Thống kê

Số lượt truy cập 1.896.385
Tổng số Thành viên 91
Số người đang xem 31
Tiểu Luận Chuẩn Hồng Đai - VS.LÊ ĐÌNH PHƯỚC ( Q6 ) - Mémoire du 5ème Dang de Maitre LÊ ĐÌNH PHƯỚC ( district 6 )W

Đăng ngày: 15/12/2011 09:13
Tiểu Luận Chuẩn Hồng Đai - VS.LÊ ĐÌNH PHƯỚC ( Q6 ) - Mémoire du 5ème Dang de Maitre LÊ ĐÌNH PHƯỚC ( district 6 )W
    " VĂN ÔN VÕ LUYỆN - VĂN VÕ SONG TOÀN " - " RÉVISER LA LITÉRATURE ET S'EXCERCER DE L'ART MARTIAL EN PARALLÈLLEMENT ". 02. VIỆT VÕ ÐẠO SINH : Nguyện trung kiên phát huy môn phái, xây dựng thế hệ thanh niên dấn thân hiến ích - I shall faithfully build up my martial arts discipline and develop a new generation of Vovinam youth - Etre fidèle à l’Idéal du Vovinam et être dévoué à sa noble cause - Essere fedele all’idea dell’Arte Marziale ed essere devoto alla sua causa - Der VOVINAM-Schüler soll standhaft die Ideologie der Schule verbreiten und helfen die junge Viet Vo Dao Generation aufzubauen.

 



KIẾN THỨC VÕ ĐẠO
ĐỀ : CÁCH MẠNG TÂM THÂN

MS.LÊ ĐÌNH PHƯỚC
ĐẲNG CẤP : CHUẨN HỒNG ĐAI
ĐƠN VỊ : QUẬN 6

http://doanlanphudong.com/



Ngược dòng thời gian môn phái Vovinam - Vịêt Võ Đạo được võ sư sáng tổ NGUYỄN LỘC khai sinh tròn 65 năm (1938-2003) Cố võ sư sáng tổ Vovinam để lại cho chúng ta một sự nghiệp to lớn, đó là : võ thuật và tinh thần võ đạo .

Những chặng đường hơn nữa thế kỷ ấy , vượt qua không biết bao ghềnh thác, thăng trầm… Sự lèo lái của môn đệ xuất sắc- võ sư Chưởng Môn LÊ SÁNG, người đã cùng các môn sinh tâm huyết, vun bồi, xây dựng đã đưa môn phái Vovinam - Vịêt Võ Đạo phát triển mạnh mẻ trên khắp mọi miền đất nước và cả trên trường quốc tế ( hơn 30 quốc gia :Âu, Úc, Mỹ …)

Chúng ta có quyền tự hào, đánh giá sự lớn mạnh,và niềm tin vững chắc sự trường tồn của môn phái .Vâng ! Vovinam - Việt Võ Đạo được xây dựng trên nền tảng Nhân võ đạo chú trọng quan tâm đến hình thành con người mới, một con người toàn diện và đầy đủ : Trí - Đức Thể .…Sống thật đúng nghĩa hữu ích cho đời, như thầy Chưởng Môn đã huấn thị : … công cuộc giáo luỵên của Vovinam - Vịêt Võ Đạo là việc làm công ích muôn đời dân tộc và muôn loại … Đào tạo những thế hệ thanh niên mạnh khoẻ hoàn toàn cả về tinh thần, lẩn thể xác, không hổ với lịch sử dân tộc … ( trích thư Chưởng Môn mùa tưởng niệm lần thứ 34-05/05/1994).

Vâng ! Để trở thành một môn sinh Vịêt Võ Đạo-một con người toàn diện, chúng ta cần có cuộc cách mạng trong tâm, đó là: cuộc cách mạng tâm thân gắn với mục đích và phương châm :

  '' Sống cho mình, giúp cho mọi người khác sống, sống cho mọi người ''

Với tất cả ngọn lửa tiềm tàng trong tâm , luôn gắng kiện : thân thể khoẻ mạnh trí tuệ minh mẩn tâm hồn cao thượng, không ngoài mục đích là để hoàn thiện sự sống Giúp người khác sống _ sống cho mọi người là phần vụ cao quí của mỗi môn sinh Vovinam vì cuộc sống của mỗi chúng ta đều có sự quan hệ liên quan ràng buộc với cuộc sống mỗi người … Các nhu cầu chúng ta được hưởng, sự thành công của chúng ta trong cuộc sống đều do mọi người chung quanh hổ trợ, giúp đở… ( bài giảng huấn của thầy Chưởng môn Lê Sáng 30/4/98) thật vậy một người chỉ sống cho riêng mình thì không thể là môn sinh Vovinam - Vịêt Võ Đạo , có tài, có đức, song chỉ nghĩ riêng tư ích kỹ, cá nhân cũng chỉ bằng thừa… lịch sử đã cho chúng ta nhiều bài học về đấu tranh và sinh tồn con người muốn sống, muốn vươn lên phải đấu tranh, đối chọi với thiên nhiên, thú dữ, chống lại cái ác, tôn vinh cái Thiện...

Song thực tế cho thấy ; có người vì quá ham muốn nhiều thành công, họ lại luôn sợ thất bại, đôi lúc họ tự đánh mất nhân cách mình để dành cho sự sinh tồn của bản thân … Song đều cần thiết sống phải có lý trí, có bản năng, điều phối được sự cương nhu trong tâm của mình thích ứng với mọi hoàn cảnh sống, không quá đam mê cũng không quá bấn loạn, làm vịêc tích cực để được thành công vui trông cảnh ngộ lạc quan sáng suốt, sống ung dung tự tại, tự lượng sức mình, không kiêu căng, thái hoá sống có mục đích, hướng theo lý tưởng phục vụ con người và xã hội… Chính vì vậy cách mạng tâm thân luôn là động lực căn bản, tạo ra giá trị làm người, chu toàn trách vụ với mọi ngươì .… Chúng ta phải thuỷ chung tín nghĩa, khiêm nhường và đôn hậu, giàu tinh thần phục vụ dấn thân,sống hữu ích cho nhân quần và xã hội. Trước mắt chúng ta là ngưỡng cửa của Thế kỷ 21, môn phái phải quảng phát rộng lớn, cùng khắp để từ Việt Võ Đạo tiến lên Nhân Võ Đạo muốn vậy từ bây giớ chúng ta phải tập chung khả năng vào việc xậy dựng một thế hệ môn sinh kế thừa có đủ khả năng và kế thừa Cách Mạng Tâm Thân đảm đương sự vụ … ( trích huấn thị của thầy Chưởng môn Lê Sáng nhân mùa tưởng niệm Sáng tổ lần thứ 34 - 01/04/1998).

Một tinh thần khoẻ mạnh sống trong cơ (1938 – 2003)...


Kính Thầy
( Nhân mùa tưởng niệm Sáng tổ lần thứ 43 )


LÊ ĐÌNH PHƯỚC

                                                                -----------000----------- 


Võ sư Vovinam Lê Đình Phước với đoàn múa lân “bụi” nhất Việt Nam

Trải qua thời thơ ấu vất vả, thiếu tình thương, Lê Đình Phước đã sớm bỏ nhà đi “bụi” và bị đuổi học vì tội đánh lộn trong sân trường năm 11 tuổi.

Lớn lên, anh mang tai tiếng vì quậy phá xóm làng, sống bất cần đời, rất dễ chạy theo con đường giang hồ với các tay anh chị vùng Chợ Lớn – Phú Lâm. Nhưng động lực nào đã giúp anh dừng lại, chuyển hướng vươn lên thoát khỏi vòng ảnh hưởng của “xã hội đen” để trở thành một thanh niên tiên tiến của TP.HCM, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên, Ủy viên Thường vụ Quận Đoàn và là Phó giám đốc Nhà thiếu nhi quận 6 hiện nay ?

small 1194878989.nv Võ sư Vovinam Lê Đình Phước với đoàn múa lân bụi nhất Việt Nam

Mọi việc bắt đầu từ một buổi chiều, khi Phước bước qua cổng chùa Hưng Minh ở đường Lý Chiêu Hoàng. Nơi đây đang có đông đúc bà con nghèo, già ốm, bệnh tật đến xin bắt mạch và cấp thuốc miễn phí. Nhìn họ, anh nghĩ đâu chỉ riêng mình khổ, mình phải làm gì đây để có ích cho những người đồng cảnh ngộ. Suy nghĩ ấy cộng với lời khuyên của chị Hai trong chùa, của người thầy đầu tiên dạy Việt võ đạo cho anh hồi ấy là võ sư Trương Quang An và Quận Đoàn 6 động viên, anh đã rời bỏ lối sống cũ và tham gia những việc làm công ích ở phường, rồi chuyên trách hoạt động thiếu nhi từ năm 1984. Ở vị trí đó, anh đặc biệt chú ý đến các trẻ em lang thang, thiếu mái ấm gia đình và phải vào đời sớm để tự kiếm miếng ăn. Vì thế 5 năm sau (1989), khi đã gắn bó chặt chẽ với công tác Đoàn-Hội, anh đề xuất lập võ đường Vovinam và đoàn múa lân sư rồng mang tên Phù Đổng, quy tụ thanh thiếu niên chưa ngoan, hư hỏng vào sinh hoạt để lấy tình thương cảm hóa và giáo dục họ. Đề xuất đó được chính quyền và Quận Đoàn 6 hoan nghênh, song không tránh khỏi những lời dè bỉu, nghi kỵ, thậm chí xỉa xói rằng: “Tập võ cho mấy đứa bụi đời kia để chúng thành tướng cướp à?”.

Đoàn Vovinam Phù Đổng tập hợp 30 thanh thiếu niên đường phố gồm những em đang bán báo, bán vé số, trà đá, lượm nylon, nhặt rau ở các chợ Cầu Muối, chợ Bình Tây, chợ rau Mai Xuân Thưởng và bến xe Chợ Lớn. Trong đó cũng có cả những “tay anh chị” khét tiếng đang hoạt động ở khu Mã Lạng, Cầu Đò, Lò Gốm, Xóm Miễu, Xóm Giếng, Xóm Chùa, Xóm Chổi. Phần lớn chỉ nghe tên là có “ấn tượng” rồi, như: Cu lửa, Hoàng phế, Hải dâm, Hải ba vá, Lộc méo hoặc Lễ sóc (nhanh như sóc)… Nhưng khi đến với võ đường Vovinam và đoàn lân Phù Đổng, các em đều dần dần thay đổi, bỏ thói quen cũ như sẵn sàng “nổ”, chửi thề, hút xách, lập băng nhóm. Thay vào đó các em được luyện võ, tập múa lân, múa sư tử, múa rồng, đi du khảo và cắm trại dã ngoại.

LeDinhPhuoc1 Võ sư Vovinam Lê Đình Phước với đoàn múa lân bụi nhất Việt Nam

Tập múa lân-sư-rồng… (Ảnh: Diệp Đức Minh)

Qua những cuộc họp mặt, với tư cách huấn luyện viên trưởng, đồng thời là “người anh cả” của đoàn Phù Đổng, Phước đã khuyên nhủ cả nhóm làm lành lánh dữ, tham gia công tác từ thiện xã hội như hiến máu nhân đạo, bảo vệ môi trường, múa lân góp vui trong các hẻm phố nghèo đìu hiu vào dịp Tết và lạc quyên cứu trợ những gia đình khó khăn với tinh thần “lá rách đùm lá rách”. Từ đó đến nay, qua 18 năm hoạt động, võ đường Vovinam và đoàn Phù Đổng do Phước sáng lập đã huấn luyện 12.000 lượt thanh thiếu niên, duy trì thường xuyên 150 – 200 võ sinh và môn sinh Vovinam, biểu diễn múa lân sư rồng hàng nghìn lượt cho đồng bào xem. Anh được kết nạp Đảng năm 30 tuổi (1995), nối lại việc học hành và đã tốt nghiệp trung học phổ thông, theo học đại học hệ tại chức ngành quản trị kinh doanh. Hơn 10 năm qua, anh vẫn tiếp tục mở rộng cửa đón nhiều lớp thanh thiếu niên thuộc diện “cá biệt” lần lượt đến với Vovinam – Phù Đổng. Nay gặp anh ở tuổi 42, hỏi chuyện và nghe anh nói rưng rưng:

- Điều vui nhất của tôi là các lứa trẻ em mang tiếng “bụi” ngày nào nay đã trở thành những người cha, người mẹ tốt, tất cả đều là những công dân lương thiện, bạn làm công nhân, người đang ở trong quân đội, họ mang đến cho con cháu măng non của họ những tổ ấm gia đình mà họ không có được trong quá khứ nhiều bất hạnh của mình.

Anh cho biết, hiện đoàn Phù Đổng là đoàn lân duy nhất ở Chợ Lớn ứng dụng võ thuật Việt Nam vào những pha nhào lộn leo sào, sáng tạo uyển chuyển những đòn tấn công bằng chân tuyệt chiêu của phái Vovinam vào nhiều động tác múa lân sư rồng khá hấp dẫn và thành thục như: Rồng lân tranh hùng, Lân chồng tháp, hoặc màn biểu diễn Sư tử đấu với người đoạt giải nhất trong Liên hoan lân sư rồng quận 6 và giải nhì Liên hoan lân sư rồng toàn thành năm 2003. Đây cũng là đoàn lân nghèo nhất trong khoảng 40 đoàn lân của TP.HCM (tập trung đông nhất ở các quận 5 – 6 và 11, vùng Chợ Lớn). Cũng dễ hiểu, vì các đoàn lân khác do người Hoa thành lập được các bang hội, các đại gia Chợ Lớn tài trợ, đỡ đầu, còn đoàn lân Phù Đổng thì không. Năm hết Tết đến, Đoàn lân Phù Đổng đang cần đến sự hỗ trợ thiết thực của các cơ quan đơn vị, các công ty, các doanh nhân, các nhà hảo tâm để duy trì hoạt động của một đoàn lân mà phần lớn thành viên gồm những thanh thiếu niên phải “vào đời sớm” để tự nuôi thân và giúp đỡ gia đình.

Những tấm lòng vàng giúp đỡ hoặc đăng ký biểu diễn có thể liên hệ với võ đường Vovinam – đoàn Phù Đổng, số 212 Nguyễn Văn Luông, Q.6, TP.HCM, hoặc ĐT: 0903.669.031. 

(Theo báo Thanh Niên online)

 


                               

Câu lạc bộ Vovinam-đội lân-sư-rồng Phù Đổng

HAI MƯƠI NĂM VƯỢT KHÓ

18 giờ: 30 võ sinh tập đấm, đá, vật nhau huỳnh huỵch trong một gian phòng ở Quận đoàn 6 (147 đường Cao Văn Lầu, quận 6, TPHCM)…

20 giờ: Lớp võ chuyển qua tập múa lân. Những điệu múa, nụ cười hòa cùng tiếng trống “cắc cắc, thùng thùng” liên hồi rộn ràng cả khu phố…

3 giờ sáng hôm sau : Cũng những gương mặt đó, nhưng người thì bán trà đá, đánh giày, người phụ bốc xếp, người lo đẩy hàng… ở chợ Bình Tây, chợ rau Mai Xuân Thưởng, bến xe Chợ Lớn…
Trên đây là vài hình ảnh cách nay 20 năm. Tuy cũ nhưng nó mở đầu chặng đường hình thành và phát triển CLB Vovinam và đội lân-sư-rồng Phù Đổng, quận 6, TPHCM…

Câu lạc bộ Vovinam-đội lân-sư-rồng Phù Đổng  

Tối ngày 23-10-2009, CLB Vovinam-đội Lân-Sư-Rồng Phù Đổng đã tổ chức sinh nhật lần thứ 20 tại nhà hàng Cung Hỷ. Nhân dịp này, võ sư Võ Danh Hải - Tổng thư ký Liên đoàn Vovinam Việt Nam - đã trao tặng Bằng khen của Liên đoàn Vovinam Việt Nam cho CLB & đội lân về những thành tích đã đạt được trong công tác huấn luyện võ thuật và thanh thiếu niên tại địa phương trong nhiều năm qua.

Ý tưởng “liều lĩnh” :

Là cộng tác viên phụ trách nhiếu nhi địa bàn dân cư của Quận đoàn 6, đoàn viên Thanh niên đầy nhiệt huyết Lê Đình Phước có nhiệm vụ tập hợp, tổ chức cho thiếu niên xung quanh khu vực chợ rau Mai Xuân Thưởng vui chơi, múa hát. Tuy sinh hoạt chung nhưng cảnh ngộ mỗi người một vẻ: em này nghèo khó, mồ côi, thất học, sống lang thang, em kia ngỗ nghịch, thậm chí một số em tụ tập thành băng nhóm quậy phá… Dù rất nỗ lực, chỉ sau vài tháng, Lê Đình Phước cảm thấy “không ăn” vì các em nhàm chán và ít đến sinh hoạt. Không biết mặt cha từ lúc chào đời, nhà nghèo, hồi nhỏ cũng nghịch ngợm nhưng sau hơn 1 năm tập Vovinam, Lê Đình Phước đã đằm tính trở lại. Từ đó, anh nảy sinh ý tưởng: “cho các em tập võ có lẽ sẽ phù hợp hơn” sau nhiều đêm trằn trọc. Nhưng khi đề xuất lên Ban Thường vụ Quận đoàn, Lê Đình Phước đã gặp một số ý kiến không đồng ý. Có người còn nói rằng cho tụi quậy phá tập võ chẳng khác gì “nối giáo cho giặc”. Nhưng cũng may, được sự ủng hộ của nhiều thành viên khác, nhất là  Bí thư Quận đoàn Lương Thị Cúc (hiện là chuyên viên Văn phòng UBND TPHCM), ý tưởng “liều lĩnh” trên mới được chấp thuận.

Lòng mừng khấp khởi, Lê Đình Phước liền liên hệ với các Bí thư đoàn phường 2 , chợ Bình Tây, chợ rau Mai Xuân Thưởng để cùng nhau vận động các thiếu niên cơ nhỡ, cá biệt vào lớp võ. Anh Lê Đình Phước nhớ lại “Những lúc xuống tận “hang ổ” để “giành giật” lại các em từ những tay “anh chị”, tôi thấy rùng mình. Lúc đó, nhỡ có tay anh chị nào “tặng” cho tôi một nhát dao thì sao?”. Trầm ngâm một chút, Lê Đình Phước kể tiếp: “Lớp khai giảng ngày 24-10-1989 tại Quận đoàn 6. Trong số 30 em có mặt, hầu hết đều xốc xếch, tóc dài phủ gáy... Hai ba ngày đầu, các em chỉ mặc quần đùi, áo thun hoặc sơ mi mà tập luyện. Thế là tôi phải bỏ tiền túi mua tặng mỗi em một bộ võ phục”…

Lớp võ “đặc biệt” :Câu lạc bộ Vovinam-đội lân-sư-rồng Phù Đổng

Không quá đáng khi gọi lớp Vovinam trên là một lớp võ “đặc biệt”. Số em ngoan đếm chưa đủ 10 ngón tay. Hầu hết số còn lại đều xuất thân từ xóm Miễu, xóm Chùa, xóm Cầu Đò - khu tam giác khá phức tạp chung quanh chợ rau Mai Xuân Thưởng. Từ 2 - 3 giờ sáng các em đã có mặt ở chợ, bến xe... Hè phố và nhu cầu mưu sinh đã làm các em thoái hóa. Vài em con nhà khá giả nhưng được nuông chìu quá mức sinh hư hỏng. Mấy ngày đầu, các em vào lớp với tính cách “lề đường, hè phố”. Đứng trước thách thức này, thay vì trách mắng, Lê Đình Phước đã đến với các em bằng sự cảm thông. Không chỉ tập đấm đá, các em còn được HLV giáo dục tinh thần võ đạo của người học võ, tập múa lân, cắm trại, lao động công ích. Người thầy ban đầu từ từ trở thành người anh đáng tin cậy để các em giải bày những nỗi buồn, những uất ức, những suy nghĩ nông cạn mà trước đây các em đã trút vào các cuộc ẩu đả hoặc tìm cách quên đi trong men bia, khói thuốc… Không ít lần Lê Đình Phước đã ra chợ, bến xe, thức suốt đêm để nghe các em rù rì tâm sự rồi lựa lời khuyên giải. Dần dần, những hiện tượng chửi thề, nói tục, ẩu đả giảm bớt rất nhiều. Ngay cả chuyện chào hỏi, lễ phép, xưng hô thân mật cũng trở thành một ứng xử thú vị đối với các em !

* Nhiều em tính khí hung hăng, làm cách nào anh giúp các em không còn ẩu đả ? Tôi chất vấn.

- Trong một lần tập đấu đối kháng, “Cu lửa” bị trúng đòn, ôm tay nhăn mặt, tôi hỏi: “Em có đau không?”, Cu “lửa” liền đáp: “Dạ đau lắm anh ơi!”. “Đấu tập trúng đòn còn đau như vậy chứ ở ngoài đường các em lấy gậy phang vào người khác, chắc họ không đau à?”. Sẵn dịp, tôi nhắc lại các em mục đích của người học Vovinam là để thân thể khoẻ mạnh chứ không phải đánh nhau… Không rõ các em “thấm” đến đâu nhưng dần dần tôi không còn nghe các em tham gia vào các cuộc ẩu đả nữa. Lê Đình Phước từ tốn đáp.

Vết dầu loang :

Tiếng lành đồn xa, nhiều em quậy phá ở khu Mã Lạng, xóm Chổi, xóm Giếng, hẻm 45, hẻm 99… đến ghi danh tập võ. Với số lượng khoảng 150 võ sinh/ngày, Lê Đình Phước buộc phải đưa nhóm võ sinh ban đầu lên phụ tá. Lên làm “thầy”, các em càng biết tự kiềm chế hơn để làm gương. “Đàn anh” không còn quậy phá thì “đố thằng đàn em nào dám”. Lớp sau noi theo lớp trước từ từ đi vào nền nếp như vết dầu loang… Lê Đình Phước tâm tình: “Chỉ độ 10% đóng học phí, số còn lại tập “chùa” nên phụ dạy võ với tôi các em chẳng hưởng đồng nào mà còn góp tiền - những đồng tiền có được từ những lần bốc xếp, đẩy xe, đánh giày cực nhọc - để mua võ phục cho đàn em. Có thể nói 30 võ sinh lớp đầu tiên là “công thần” của CLB Vovinam và đội lân-sư-rồng Phù Đổng Q. 6. Không có các em phụ lực, tôi cũng bó tay”. Những biệt danh Cu “lửa”, Hoàng “phế”, Lễ “sóc”, Cù “lý”, Hải “ba vá”, Lộc “méo”… ngày trước đã đi vào dĩ vãng. Họ và nhiều thanh niên khác đã trở lại cuộc sống bình thường: có bạn trở thành công chức, người dạy võ, anh làm tài xế taxi, người mở cơ sở sản xuất… Lúc giã từ CLB, có bạn đã bật khóc: “Rồi đây tôi có còn được yêu thương như nơi mái ấm này không?”. Hãy nghe Xuân “què” khẳng định: “Hồi nhỏ tôi tụ tập đánh nhau suốt ngày. Nhờ anh Phước và lớp võ-đội lân mà tôi sửa đổi tính nết rồi đi nghĩa vụ quân sự. Hiện tôi đã có nghề nghiệp và đã là ông chủ của cơ sở sản xuất nhỏ”. Vài năm gần đây, Bùi Chí Tr. (20 tuổi) là con của một tay giang hồ khá nổi tiếng ở Q.6 , nổi tiếng quậy phá, đua xe, ẩu đả… Nhưng từ khi mẹ gửi vào lớp võ-đội lân, Tr. cũng từ từ “lột xác” đến mức lối xóm ngạc nhiên, họ hàng khen ngợi… và hiện nay là tài xế taxi…

Lân “nhà nghèo” :

Câu lạc bộ Vovinam-đội lân-sư-rồng Phù Đổng Sau khi lớp võ đi vào nền nếp, Lê Đình Phước cảm thấy nếu chỉ tập võ thì chưa thể hiện “bản lĩnh cá nhân” mà cần phải có thêm loại hình sinh hoạt khác để các em phát huy “cái tôi” đồng thời cũng góp phần quảng bá Vovinam rộng rãi trong cộng đồng. Vốn “học lóm” múa lân từ mấy ông thầy người Hoa lúc còn nhỏ nên chuyện Lê Đình Phước hình thành đội lân-sư-rồng Phù Đổng không khó lắm. Thành viên của đội gồm những võ sinh tập luyện Vovinam trên 6 tháng và phấn đấu tốt.


Hình thành thì dễ nhưng nuôi cho đội lân tồn tại là chuyện rất nan giải. Xin tài trợ ư? Ai lại mang tiền ra nuôi 1 đội lân mà nhiều thành viên từng mang “tai tiếng”. Ngay cả chuyện tìm  khách hàng cũng chẳng dễ dàng vì đội lân chưa có tiếng tăm. Đồng phục thì đen đúa, toàn đi chân đất, em nào giàu lắm thì mới có đôi bata. Ráng lắm mới sắm được 1 đầu lân to đùng và 1 đầu lân nhỏ xíu. Lưng lân là tấm banderole vá chằng chịt. Trống lân còn thảm hơn - to hơn cái thùng thiếc chứa nước một chút, da trống mỏng te, mỗi lần đem ra dùng đều phải trét thêm một lớp sáp đèn cầy dày cả mấy phân để bảo vệ mặt trống. Ấy vậy mà lân Phù Đổng cũng “nổi đình nổi đám” suốt mấy năm và được hàng chục tờ báo đăng tin động viên, khen ngợi. “Có năm đi diễn ở Cao Lãnh, 12 giờ đêm mới về đến nhà, tổng kết chỉ còn vỏn vẹn 5.000 đồng. Đói lã, nhiều em nằm ngủ mê mệt chỉ có anh Phước, tôi và vài bạn nữa bế từng em vào phòng…”, bạn Lôi Vĩnh Tài hiện là dân phòng chuyên trách phường  5, Q. 6 bùi ngùi kể lại.

* Mệt mà vui phải không bạn?

- Đúng vậy anh ơi! Ấn tượng nhất là Tết nào cũng về xã Thuận Thành, gần chợ Rạch Kiến, Long An diễn cho bà con xem. Trước Tết vài hôm, bà con đã đắp một cái nền đất cao vài tất. Xe vừa đổ xịch trước nền đất, bà con vui mừng ra đón. Biểu diễn xong, hầu như cả xóm “lì xì” đủ loại bánh mứt, trái cây, nước uống. Ai có gì cho nấy, ăn không hết còn dư cả 1 bịt to đùng mang về. Có năm đang diễn thì trời mưa, bà con đem bạt ra che cho lân diễn còn mọi người đứng dầm mưa thưởng thức. Năm nào lân về không đúng giờ, bà con thấp thỏm chờ đợi, xe đến nơi đã thấy bà con đứng đông nghịt. Tình nghĩa như vậy nên dù biết lỗ nhưng năm nào tụi tôi cũng về với bà con”; Đức Tài hồ hởi trả lời.

Chỉ xin chiếc cần câu :

Câu lạc bộ Vovinam-đội lân-sư-rồng Phù Đổng Đi bằng đôi chân đất cùng sự hà hơi của Gạch Đồng Tâm, lân Phù Đổng cứ lây lất trong cái nghèo. May thay! Giữa năm 1996, Giám đốc Công viên Văn hóa Đầm Sen Nguyễn Chánh Lộc (hiện là Tổng giám đốc công ty du lịch Phú Thọ) nghe chuyện liền hợp đồng đội lân biểu diễn suốt ngày Chủ nhật hàng tuần tại công viên. Tuy tiền bồi dưỡng không cao lắm nhưng cái quý là từ nay đội lân có đất dụng võ. Kết thúc ngày biểu diễn đầu tiên, cả đội ôm nhau khóc… vì mừng. Từ đó, đội lân mới có kinh phí nuôi lớp võ, ngược lại lớp võ là lò cung cấp, bổ sung thành viên mới cho đội lân. Sau Đầm Sen, đội được phục vụ cho khách ở Khu du lịch Suối Tiên vào dịp Tết Nguyên đán rồi Công ty Gạch Đồng Tâm chính thức tài trợ 100 bộ đồng phục múa lân và 100 bộ võ phục hàng năm cũng như cho xe đưa đón những chuyến đi xa hoặc vào dịp lễ, tết. Tháng 9-2002, đội kèn nghi lễ Vovinam Phù Đổng hình thành rồi đội múa Rối Phù Đổng cũng chào đời từ cuối năm 2003. Quy mô lớp võ-đội lân mở rộng và lại đón tiếp thêm những mảnh đời cơ nhỡ. Còn nhớ hồi năm 2006, tuy lớp võ thu hút gần 200 võ sinh tại Nhà Thiếu nhi quận 6 nhưng chỉ chừng 1/5 con em gia đình bình thường đóng học phí với giá “rẻ”, những em mồ côi, cơ nhỡ chẳng những không đóng tiền mà còn được cấp võ phục. Lúc bấy giờ, trò chuyện cùng chúng tôi mà Tô Văn Bình cứ nhấp nha nhấp nhỏm vì sợ hết giờ bán vé số. Năm nay, Bình 12 tuổi, cùng cha mẹ từ Quảng Ngãi vào đây thuê phòng ở trọ tại phường 16, quận 8 được 4 năm nay. Bình cho biết: “Ban ngày, em đi bán vé số. Sáu giờ tối em học võ rồi tập múa lân đến 9 giờ mới về phòng trọ. Chủ nhật, em không đi bán mà vào Đầm Sen biểu diễn lân”. Bình đi rồi, võ sư Lê Đình Phước mới bày tỏ thêm: “Bán vé số, Bình lời mỗi ngày trên 30.000 đồng. Chủ nhật, Bình đi múa lân được trả công 30.000 đồng và 10.000 đồng tiền cơm. Nhưng anh biết không, em nó chỉ ăn dĩa cơm độ 4-5 ngàn, số còn lại nhập với tiền công mang về cho cha mẹ. Thấy vậy, tôi rất đau lòng nhưng chẳng biết sao hơn vì khả năng tài chánh của đội lân có hạn !”.

Năm 2001, lân Phù Đổng dự Liên hoan Lân-Sư-Rồng TPHCM cùng với các đoàn lân người Hoa và đến Liên hoan năm 2005 đã giành được giải thưởng. Chẳng những thế, đội còn cử một số bạn khéo tay lân la đến các khu vực sản xuất đầu lân, sư, rồng của người Hoa. Chỉ sau vài tháng “học lóm”, các bạn đã sản xuất được những đạo cụ cần thiết, chủ yếu phục vụ cho đội, thỉnh thoảng mới bán được vài bộ cho CLB Vovinam nơi khác. Mấy năm qua, dù “đắt sô” hơn trước, múa may chưa chắc kém ai nhưng tiền bồi dưỡng thấp nên chưa đủ trang trải chi phí và cái khó vẫn còn đè nặng trên vai những chàng trai “Phù Đổng”. Thế nên, Lê Đình Phước chỉ ước mong các cơ quan, xí nghiệp, công ty quan tâm đến những số phận cơ nhỡ bằng cách tạo điều kiện cho các em được phục vụ trong những dịp hội nghị, khai trương, lễ, tết…


* * *Câu lạc bộ Vovinam-đội lân-sư-rồng Phù Đổng
Hai mươi năm đã trôi qua, khó kể hết những bước thăng trầm đầy mồ hôi, nước mắt, niềm vui và thắm đượm nghĩa tình của CLB Vovinam-đội Lân-Sư-Rồng quận 6. Võ sư Lê Đình Phước - người anh cả của lớp võ-đội lân - từng được tuyên dương tại Hội nghị Thanh niên tiên tiến 6 tỉnh miền Đông Nam bộ, Huy chương vì thế hệ trẻ (năm 1996), Công dân trẻ của thành phố 300 năm (1998), Giải thưởng Hồ Hảo Hớn của Thành đoàn TPHCM (2002), hiện là Phó Giám đốc Nhà Thiếu nhi quận 6. Vào dịp lễ, tết hay ngày truyền thống của lớp võ-đội lân, không ít thành viên cũ dắt díu vợ con về họp mặt. Người tặng gạo, kẻ góp bánh mứt… cộng với tiền tích lũy của đội cũng đủ anh em liên hoan và hàng trăm thành viên cơ nhỡ có một chút quà đón trăng rằm tháng tám hoặc vui Xuân… Hình như  cùng cảnh ngộ nghèo khổ, cùng tình đồng môn, con người dễ cảm thông, gắn kết lại để cùng nhau vượt khó… Nhưng có lẽ chúng ta sẽ càng vui mừng xiết bao khi trong những ngày hội ấy được gặp lại những “trẻ em cơ nhỡ” ngày nào nay đã có công ăn việc làm ổn định như : Nguyễn Công Luân, Chủ tịch UBND phường Bình Trị Đông A, Q. Bình Tân; Hứa Ngọc Yên, chủ nhà hàng “CHEN” ở Phú Mỹ Hưng, Q. 7, Nguyễn Thanh Phong, Vương Đức Lễ, Giám đốc Cty Máy tính ở Bình Dương, Liên Chí Hải-Châu Ngọc Hồng, chủ đại lý chuyên cung cấp thịt bò cho các nhà hàng, khu công nghiệp, chợ…; Bùi Thanh Xuân, chủ cơ sở sản xuất ở Q. Bình Tân; Tăng Văn Thanh Dũng, cán bộ văn phòng UBND P.2, Q. 6; Nguyễn Đăng Nam, cán bộ Trường bồi dưỡng GDCT Q.6…

THIỆN TÂM
(23/10/2009)

 
 

| Chia sẻ |
THẢO LUẬN  
Chưa có thảo luận nào
Ý KIẾN CỦA BẠN  
  Hãy đăng nhập để thảo luận

VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO

Câu Lạc Bộ Nhà Tập Luyện TDTT Phú Thọ

Địa chỉ : 219 Lý Thường Kiệt, P.15, Q.11, TP.HCM

 Tel : 0913.833.760 -Không biết ngượng- Email BBT : vvnphutho@gmail.com

Website: www.vovinam.divivu.com Hoặc: http://vovinam.phutho.vn