Quý đồng môn thân mến !
Hơn một năm qua, đại dịch Covid-19 "Sát thủ vô hình" đã hoành hành khắp nơi trên thế giới, gây khủng hoảng về sức khỏe và tinh thần, thiệt hại nặng nề về nhân sinh, tài chính, kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống cũng như mọi sinh hoạt của con người, trong đó có các hoạt động tập luyện thể dục thể thao, võ thuật nói chung và Vovinam Việt Võ Đạo nói riêng…
“Tiễn Tý đi qua, đón Sửu mới đến” với việc quay trở lại của "giặc dịch Covid-19" đầy khó khăn và thách thức trong giai đoạn đầu Xuân 2021.
Nhân dịp này, tập thể Ban huấn luyện Vovinam Việt Võ Đạo Nhà tập luyện TDTT Phú Thọ - TP.HCM, chân thành cảm ơn Quý phụ huynh đã tin tưởng đưa con em đến sinh hoạt, cũng như các môn sinh đã kiên nhẫn gắn bó ổn định với Câu lạc bộ.
Đầu Xuân Tân Sửu 2021, kính chúc toàn thể Quý võ sư, Huấn luyện viên, Môn sinh cùng Gia quyến và đông đảo người hâm mộ Vovinam Việt Võ Đạo: Một mùa Xuân thật Bình An - Khỏe mạnh, nhiều niềm Vui - May mắn - Hạnh phúc - Thành công…
Ban huấn luyện.
Mùng 3 Tết Thầy tại Tổ Đường Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo.
Mùng 3 Tết Thầy tại tư gia võ sư tiền bối - Nhà báo Thiện Tâm.
*****
CHÚC MỪNG NĂM MỚI KHẮP NƠI
Chúc Tết tại tư gia Nhạc sĩ - VS tiền bối Cao Văn Cát.
*****
*****
Sang Năm Mới Tân Sửu 2021, cầu chúc Gia Nhạc hai bên "An Khang - Phúc Lộc - Vạn Sự May Lành". Riêng Tiểu gia em tươi vui, hạnh phúc và thăng tiến mọi mặt "Trung Huy". Nếu được gia tăng nhân số cho thêm vui cửa, vui nhà...
Thầy Trung Đạo
Chúc em và gia đình cùng môn sinh: Năm mới vui vẻ, vạn sự tốt đẹp, bình an và hạnh phúc nhé !
VS.Cẩm Bình - Vovinam USA.
*****
Võ sư Võ Hữu Lý - Chủ tịch Liên đoàn Vovinam Cần Thơ.
*****
Vovinam An Giang
*****
Liên đoàn Vovinam Việt Võ Đạo Châu Âu EVVF kính chúc quý Thầy và gia đình một năm mới nhiều sức khoẻ, an lành và vạn sự như ý.
*****
BONNE FÊTE À VOUS TOUS - VS.TÂN ROUSSET DE VOVINAM SUISSE.
Cher Hung,
Santé et bonheur pour toi et toute ta famille
Chúc mừng năm mới !
Aline va Michel
Vovinam Việt Võ Đạo Guadeloupe
*****
Chao Hung
Je tenais à te souhaiter » tous mes vœux pour cette nouvelle Année du Buffle.
Mes amitié à toute ta famille et à la famille du Vovinam
Amitié Ludovic
Vovinam Việt Võ Đạo Limoges - France
*****
Mùng một Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy: Điều kỳ diệu của Tết Việt
Tết của người Việt có ba ngày đầu năm âm lịch, được mặc định là dịp dành riêng cho ba mối quan hệ rất đặc biệt và thiêng liêng: Mồng một Tết Cha, mùng hai Tết mẹ và mùng ba Tết thầy.
Người Việt và 3 mối quan hệ thiêng liêng:
Người Việt chuẩn bị đón năm mới. Năm mới ấy được gọi bằng một ngôn ngữ rất riêng và đặc biệt: Tết.
Chẳng ai biết chính xác Tết bắt đầu từ khi nào, hay xuất hiện trong bối cảnh cụ thể nào, nhưng ai cũng biết rằng Tết được hiểu là khoảng thời gian dành riêng để củng cố và sưởi ấm những kết nối.
Tết của người Việt có ba ngày đầu năm âm lịch, được mặc định là dịp dành riêng cho ba mối quan hệ rất đặc biệt và thiêng liêng: Mùng một Tết Cha, Mùng hai Tết Mẹ, và mùng ba Tết thầy.
Người Việt tin rằng, cả ba mối quan hệ này đều liên hệ trực tiếp và chặt chẽ đến sự xuất hiện, phát triển và trưởng thành của mỗi người. Vì thế cả ba mối quan hệ đó rất quan trọng.
Tết của người Việt có ba ngày đầu năm âm lịch, được mặc định là dịp dành riêng cho ba mối quan hệ rất đặc biệt và thiêng liêng (Ảnh: Internet).
Tết Cha: Cha là đấng sinh thành, cho chúng ta kiếp người hiện tại để có tương lai đang đến.
Tết Cha, vì nhờ có Cha, chúng ta được lớn lên mỗi ngày, và Tết Cha, vì "công Cha như núi ngất trời. Nghĩa Mẹ như nước ở ngoài biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông. Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi".
Chỉ riêng những điều này, cũng đủ để người Việt dành trọn ngày mùng một để Tết Cha.
Tết Mẹ: Mẹ không chỉ đại diện cho dòng họ bên ngoại. Mẹ chính là người đã mang nặng, đẻ đau và sinh chúng ta ra trong cuộc đời này.
Cùng với cha, mẹ hy sinh cả cuộc đời để nuôi dạy chúng ta nên người. "Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".
Vì vậy, mẹ xứng đáng có trọn vẹn ngày mồng hai tết để đón nhận nơi chúng ta, những người con, tình yêu thương như một sự bù đắp cho những hy sinh to lớn và sự tần tảo của mẹ.
Tết Thầy: Dân gian ta có câu, "Không có thầy đố mầy làm nên". Thầy khai sáng trí tuệ chúng ta để chúng hiểu về giới hạn của chính mình, và sự bao la của thế giới.
Sâu thẳm hơn, thầy dạy chúng ta trở thành những con người, giúp chúng ta biết dùng trí để từ bỏ sân si, nhận ra vô thường để buông bỏ những tầm thường, biết đúng-sai, và biết nghĩ đến mình, nhưng cũng biết nghĩ đến người.
Tất cả những mối quan hệ này là hệ trọng và thiêng liêng, vượt qua khả năng thay thế, hay bù đắp của vật chất, hoặc bất kỳ điều gì khác.
Tết cha, tết mẹ, tết thầy, 3 mối quan hệ này là hệ trọng và thiêng liêng, vượt qua sự thay thế của vật chất. (Ảnh: Internet).
Đừng đo Tết bằng những điều thực dụng
Ngày Tết của người Việt là dịp được dành riêng cho những mối quan hệ thiêng liêng trên đây nhưng không giới hạn ở đó.
Ngày Tết cũng được xem là dịp để người sống sưởi ấm người quá vãng. Vì tất cả những điều này, nên đừng đo giá trị của ngày Tết bằng thước đo của số thu nhập sẽ được tạo ra nếu không có Tết, hay nếu bỏ Tết.
Đừng đo sự thiêng liêng của Tết bằng những được-mất vật chất tầm thường. Cuộc sống của con người khác hẳn với sự vận hành của những cỗ máy vô hồn, hay của bất kỳ loài nào khác.
Năm nay, thế giới đón Tết dương lịch trong bối cảnh rất kỳ lạ. Người dân ở nhiều quốc gia đã không thể vui mùa lễ hội như vẫn thường thấy, bởi đại dịch Covid-19.
Đại dịch giúp ta kịp nhận ra, có những khái niệm cần được định nghĩa lại. Thiên đường chỉ trong sách vở, "an toàn sinh mạng" mới thực sự gần gũi và quan trọng.
Đừng đo sự thiêng liêng của Tết bằng những được-mất vật chất tầm thường. (Ảnh: Internet).
Tôi nghĩ rằng, một khi vượt qua được những rào cản của những giới hạn về bản thân hay rũ bỏ được những định kiến, ở mức tối thiểu nhất, bất kỳ ai ở trên dải đất hình chữ S này đều nhận thấy, chúng ta đang là những người may mắn.
Dù dịch bệnh bùng phát trở lại nhưng với những gì đang diễn ra, hy vọng chúng ta vẫn bình yên để có thể cảm nhận trọn vẹn sự thiêng liêng của Tết.
Để có sự bình yên, những người lính trẻ đã lên đường đi về miền biên viễn. Những "thiên thần áo trắng" và cả những người chịu trách nhiệm nơi tuyến đầu cũng đã lên đường đi về vùng dịch để ngăn nó lây lan.
Tất cả sẽ "đón" Tết ở đó với niềm kiêu hãnh và sự phục vụ thầm lặng. Nhận biết được điều này, mới thấu hiểu hết tính đạo đức và sự minh triết.
Tết của người Việt, mùa của những kết nối thiêng liêng, đang đến. Chúc mọi người và mọi nhà đón Tết vui, bình an và hạnh phúc!
TS. Đặng Ngọc Toàn
Nguồn: https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/mung-mot-tet-cha-mung-2-tet-me-mung-3-tet-thay-dieu-ky-dieu-cua-tet-viet-20210208205328749.htm
ĐỜI SỐNG
Nguồn gốc câu 'mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy'
Câu “mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy” gợi nhắc đến truyền thống “tôn sư trọng đạo", "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta.
Tết cổ truyền của người Việt mang đậm tính chất cầu tài lộc, bình an, may mắn. Trong những dịp lễ, công lao sinh thành của cha mẹ, tâm sức dạy bảo của thầy cô luôn được các thế hệ sau khắc ghi và gìn giữ.
Từ xưa ông cha ta đã có quan niệm rằng, ngày mùng 1 là ngày thiêng liêng nhất trong 1 năm, nên “mùng 1 Tết cha”. Đó là ngày vợ chồng con cái, anh em ruột thịt sẽ tập trung bên nội để cúng bái gia tiên và chúc Tết ông bà, cha mẹ, bày tỏ lòng hiếu đạo. Mùng 2 Tết nhà ngoại (Tết mẹ) gọi là biếu, khấn vái, quà tết cho họ nội và họ ngoại.
Và sau đó “mùng 3 tết thầy”, là ngày để người Việt bày tỏ sự biết ơn đến thầy cô, những người đã dạy dỗ, truyền thụ kiến thức.
|
Tết cổ truyền của người Việt mang đậm tính chất cầu tài lộc, bình an, may mắn. Ảnh: Minh Hoàng.
|
Theo, PGS.TS Lê Quý Đức - nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nói rằng câu “mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” ra đời khi có nền giáo dục, có chữ viết.
"Mùng 3 Tết thầy" trong câu ca dao này là để nói về công cha nghĩa mẹ ơn thầy. Qua đó, học trò tỏ lòng biết ơn đến người thầy đã truyền dạy tri thức. Đây là thể hiện truyền thống "tôn sư trọng đạo", "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta.
Bên cạnh đó, có thể hiểu, trong quan niệm Tết xưa, chúc Tết thầy không chỉ là tình cảm mà còn là vật chất. Ở đó, học trò đóng góp và trả công, trả lương cho thầy. Bởi trong xã hội xưa, thầy giáo không có lương. Khi dạy học, các gia đình trong làng đóng góp thóc gạo để nuôi thầy.
Cứ vào ngày mùng 3 tháng Giêng, nhà thầy đồ luôn đông vui nhộn nhịp học trò đến chúc Tết, biếu quà. Người học trò được tín nhiệm nhất sẽ đứng lên thưa với thầy về sự có mặt của các đồng môn và chúc thầy những điều tốt lành.
"Tết thầy" được coi trọng không thua kém "Tết cha", "Tết mẹ" bởi đạo lý thầy trò ngày xưa rất trọng, thầy được coi trọng như cha.
Vì thế, dù người có chức quan to đến cỡ nào, đường xa cách trở đến đâu, vào ngày mùng 3 Tết, học trò cũng lặn lội đến tỏ lòng kính trọng với người thầy từng dạy dỗ mình.
|
"Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy" để thể hiện truyền thống "tôn sư trọng đạo", "uống nước nhớ nguồn" của người Việt. Ảnh: Việt Linh.
|
Hiện, đời sống vật chất ngày càng tốt hơn, con người nên sống với nhau tình cảm hơn. Dù ở thời nào, đạo lý kính thầy cần củng cố, lưu truyền và khẳng định là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Tết Nguyên đán là kỳ nghỉ lễ dài nhất trong năm của người Việt. Đây là dịp để con cháu làm ăn xa trở về sum vầy bên gia đình. Khi đó, mọi người cùng trao đi những lời chúc may mắn, an khang đến người thân và tỏ lòng thành kính đến những thầy cô đã dạy dỗ.
Nguồn: https://zingnews.vn/nguon-goc-cau-mung-1-tet-cha-mung-2-tet-me-mung-3-tet-thay-post1182463.html
|