Cố võ sư Chưởng môn Lê Sáng (1920 - 2010).
Nguyên quán ở tỉnh Thanh Hóa, võ sư Lê Sáng chào đời vào mùa thu năm 1920 (Canh Thân) tại căn nhà bên bờ hồ Trúc Bạch (Hà Nội). Ông là trưởng nam của cụ ông Lê Văn Hiển tự Đức Quang (1887-1959) và cụ bà Nguyễn Thị Mùi (1887-1993). Hai người em gái của võ sư là bà Lê Thị Xuất (1927-2004) và bà Lê Thị Dư tự Hoài Hương (sinh ngày 12-9-1937).
Đầu năm 1939, ông bị bệnh nên đôi chân đi đứng khó khăn. Nghe lời khuyên của mẹ, ông tìm thầy học võ với mục đích rèn luyện cho đôi chân cứng cáp và thân thể khỏe mạnh. Duyên may đưa đẩy ông đến với lớp Vovinam tại trường Sư phạm Hà Nội do Sáng tổ Nguyễn Lộc trực tiếp giảng dạy vào mùa xuân năm 1940. Có tố chất thể thao, thông minh lại chịu khó học hỏi và chuyên cần luyện tập, tình trạng sức khỏe của ông sớm cải thiện và tiến bộ nhanh trên bước đường võ nghệ. Chỉ vài năm sau, ông được Sáng tổ cử tham gia huấn luyện Vovinam tại Hà Nội. Từ đó, ông luôn gắn bó với Sáng tổ như anh em ruột thịt, đồng lao cộng khổ và từng theo chân Sáng tổ đi dạy Vovinam ở một số vùng thuộc các tỉnh phía Bắc Việt Nam như: Hữu Bằng, Chế Lưu, Ấm Thượng, Thanh Hương, Đan Hà, Đan Phú, v.v.
Cuối năm 1954, ông được Sáng tổ phân công dạy một số lớp Vovinam ở Sài Gòn và tỉnh Gia Định. Đến cuối năm 1957 (Đinh Dậu), khi Sáng tổ lâm bệnh, võ sư Lê Sáng tiếp tục huấn luyện cho tất cả môn sinh đang theo học với Sáng tổ lúc đó; đồng thời liên tục mở thêm 3 võ đường ở đường Trần Khánh Dư (Tân Định), đường Sư Vạn Hạnh (sát chùa Ấn Quang) và góc đường Trần Hưng Đạo – Huỳnh Mẫn Đạt (còn gọi là Moulin Rouge – một vũ trường đã ngưng hoạt động). Cuối tháng 4 năm 1960, trước lúc qua đời, Sáng tổ Nguyễn Lộc đã giao nhiệm vụ lãnh đạo môn phái lại cho ông.
Đầu năm 1961, do các võ phái ở Sài Gòn bị cấm hoạt động nên võ sư Lê Sáng phải tạm nghỉ dạy võ. Một thời gian sau, ông Nguyễn Hải (em trai của Sáng tổ) gặp khó khăn trong việc khai khẩn đồn điền trồng cao su và khai thác gỗ ở Buôn Ma Thuột và Quảng Đức nên đã nhờ võ sư Lê Sáng trông coi giúp ông. Mãi đến cuối năm 1963, khi các võ phái được phép hoạt động trở lại, ông mới quay về, bắt tay cùng đội ngũ cốt cán, khôi phục và phát triển môn phái.
Là môn đệ trưởng tràng, sát cánh cùng Sáng tổ Nguyễn Lộc trong gần 20 năm, Chưởng môn Lê Sáng đã tiếp thu được những tư tưởng võ đạo và võ thuật cũng như nhân cách sống của Sáng tổ một cách sâu sắc nhất. Bằng đạo đức, tâm huyết và tài năng của mình, Chưởng môn đã giữ vững tình đoàn kết trong môn phái; đồng thời với sự đóng góp công sức của nhiều thế hệ võ sư, HLV, môn sinh và thân hữu, Chưởng môn đã phát triển một số ý tưởng của Sáng tổ để xây dựng cho Vovinam-Việt Võ Đạo một hệ thống triết lý võ đạo cùng hệ thống kỹ thuật luyện tập mang tính khoa học và thiết thực như hiện nay. Còn nhớ hồi giữa thập niên 1960, dù cuộc sống còn nhiều thiếu thốn, nhưng song song với việc tổ chức phát triển môn phái, mỗi ngày trực tiếp huấn luyện hàng chục giờ; vậy mà biết bao đêm Chưởng môn vẫn chong đèn viết sách để hệ thống và phát triển những tư tưởng võ đạo. Đó là hệ thống tư tưởng hướng người môn sinh Vovinam-Việt Võ Đạo đến một triết lý sống tốt đẹp: “Sống, để cho người khác sống và sống cho người khác”. Theo đó, người môn sinh Vovinam-Việt Võ Đạo không chỉ rèn luyện, “vượt thắng sự hèn yếu của tâm hồn và thể xác”, tổ chức cho bản thân mình một cuộc sống tốt đẹp mà còn không được xâm phạm vào cuộc sống người khác cũng như có trách nhiệm giúp người khác sống tốt đẹp và sẵn sàng hy sinh những quyền lợi tinh thần hay vật chất để phục vụ lợi ích chung của môn phái, của xã hội. Không chỉ thế, Chưởng môn còn dày công vun đắp hệ thống kỹ thuật của Vovinam-Việt Võ Đạo ngày thêm đa dạng và phong phú. Ngay cả khi ở tuổi ngoại “thất thập cổ lai hy”, Chưởng môn vẫn tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hệ thống kỹ thuật cho phù hợp với nhiều đối tượng trong giai đoạn mới – giai đoạn Vovinam-Việt Võ Đạo phát triển mạnh mẽ ở nước ngoài sau cột mốc đặt nền tảng ban đầu trên đất Pháp hồi năm 1973.
Những đóng góp hết sức quan trọng đó của Chưởng môn Lê Sáng chính là tiền đề để phong trào Vovinam-Việt Võ Đạo ngày càng phát triển, thăng hoa và dần dần lan rộng ra hơn 40 nước trên thế giới như là một sự khẳng định mạnh mẽ của truyền thống thượng võ và bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Ngoài việc chăm lo cho môn phái, Chưởng môn Lê Sáng còn tham gia các công việc khác. Ông được bầu làm Tổng thư ký Tổng cuộc Quyền thuật miền Nam Việt Nam và Tổng Thủ quỹ Ủy hội Olympic miền Nam Việt Nam nhiều nhiệm kỳ liên tục (từ khoảng đầu thập niên 1960 đến đầu thập niên 1970). Trong thời gian đó, với tinh thần trách nhiệm cao, khéo léo và công tâm trong công việc, ông đã được nhiều quan chức thể thao và võ sư các môn phái khác kính mến.
Không chỉ giỏi võ, có khả năng lãnh đạo và kinh doanh tốt, Chưởng môn Lê Sáng còn là một con người tài hoa. Bằng những nét chữ bay bướm, ông thường sáng tác nhiều bài thơ tràn đầy cảm xúc sâu lắng và thấm đượm tinh thần thượng võ. Một số bài thơ của Chưởng môn (bút danh Quang Vũ, Huy Vũ) đã được phổ nhạc. Trong đời thường, Chưởng môn sống ung dung, giản dị, thường giúp đỡ bạn bè và cư xử chân tình với những người chung quanh. Đối với môn đệ, ông chí tình dạy bảo, thương yêu và dung thứ. Những lúc cha mẹ ốm đau, ông luôn cận kề và chăm lo chu đáo. Suốt cuộc đời, Chưởng môn còn là một tấm gương khiêm tốn, không ngừng tự học, tự rèn để có thể đáp ứng với trọng trách mà Sáng tổ đã ủy thác. Ngay cả khi bản thân hay môn phái đối mặt với gian nan, thách thức to lớn, ông vẫn giữ nhân cách, bền bỉ, miệt mài làm việc với niềm lạc quan, tin tưởng vào một ngày mai tốt đẹp.
Gần một năm nay, dù sức khỏe giảm sút, nhưng Chưởng môn Lê Sáng vẫn minh mẫn và sáng suốt. Trong những ngày cuối đời, tuy phải chống chọi với bệnh tật, Chưởng môn vẫn thể hiện tinh thần trách nhiệm cao với sự nghiệp phát triển môn phái khi chuẩn bị nhân sự và chuyển giao trách nhiệm lãnh đạo môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo lại cho Hội đồng võ sư Chưởng quản.
Sống đơn thân, không nặng gánh gia đình, thích đọc sách báo, thấm nhuần triết lý phương Đông, và cũng là người kế nghiệp xuất sắc nhất của Sáng tổ Nguyễn Lộc; Chưởng môn Lê Sáng đã hy sinh và cống hiến trọn cuộc đời mình cho công cuộc xây dựng và phát triển môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo.
Sau một thời gian lâm trọng bệnh, Chưởng môn Lê Sáng đã theo chân Sáng tổ về cõi vĩnh hằng vào lúc 3 giờ ngày 27-9-2010, nhằm ngày 20 tháng 8 năm Canh Dần, hưởng thọ 91 tuổi. Sự ra đi vĩnh viễn của Chưởng Môn là một tổn thất đối với nền võ thuật và võ đạo đồng thời là sự mất mát lớn không gì bù đắp được đối với toàn thể môn đồ Vovinam-Việt Võ Đạo trên khắp thế giới.
10-12-2010
Môn đồ Nguyễn Hồng Tâm
* Traduction :
Maître Patriarche Lê Sáng
Le brillant successeur du Grand Maître Fondateur Nguyễn Lộc.
Maître Patriarche Le Sang ( 1920 - 2010 )
La famille de Maître Lê Sáng résidait à l’origine dans la province de Thanh Hóa mais, il est né en automne 1920 ( l’année du Chien ) dans une maison sur les rives du lac Trúc Bạch de Hà Nội. Il était le fils aîné de Monsieur Lê Văn Hiển (connu professionnellement en tant que Đức Quang, 1887 – 1959) et de Madame Nguyễn Thị Mùi (1887 – 1993). Ses deux soeurs sont Lê Thị Xuất (1927-2004) et Lê Thị Hương (née le 12-9-1937).
Début en 1939, après avoir souffert d’une grave maladie le laissant avec des difficultés pour marcher, il a suivi le conseil de sa mère et a commencé l’étude des arts martiaux afin de renforcer ses jambes et d’améliorer sa santé. La chance l’ai conduit au cours de Vovinam du Grand Maître Fondateur Nguyễn Lộc à l’Ecole Normale de Hà Nội en printemps 1940. Grâce à son don naturel de sport, son intelligence et sa pratique assidue, il a été choisi après seulement quelques années par le Grand Maître Fondateur Nguyễn Lộc pour participer à la formation d’autres personnes à Hà Nội. A partir de ce moment, il est devenu aussi proche du Grand Maître Fondateur qu’un jeune frère peut l’être par rapport à un grand frère. Il a partagé avec lui son labeur et ses épreuves, le suivant alors qu’il enseignait l’art du Vovinam en de nombreux endroits au Nord du Việt Nam: Hữu Bằng, Chế Lưu, Ấm Thượng, Thanh Hương, Đan Hà, Đan Phú..etc…
Fin de 1954, le Grand Maître Lê Sáng accompagna le Grand Maître Fondateur Nguyễn Lộc au Sud. C’est là qu’il se vit attribué la tâche d’enseigner quelques classes de Vovinam à Sài Gòn et à la province de Gia Định. A la fin de 1957, lorsque le Grand Maître Fondateur tomba malade, le Maître Lê Sáng reprit l’entraînement pour tous les disciples en cours de Grand Maître Fondateur; et a ouvert consécutivement les trois écoles dans la rue de Trần Khánh Dư (district de Tân Định ), Sư Vạn Hạnh ( près de la pagode d’Ấn Quang ), à l’angle de la rue de Trần Hưng Đạo et Huỳnh Mẫn Đạt (aussi connu comme le Moulin Rouge – le nom d’une salle de danse était inactif )… En avril 1960, juste avant son décès, le Grand Maître Fondateur lui a été chargé de mener son école de Vovinam.
Début en 1960, en raison des écoles d’arts martiaux interdites à Saigon, le Grand Maître Lê Sáng fut obligé de se rendre à Buôn Ma Thuột et Quảng Đức pour aider Mr Nguyễn Hải ( le frère du Grand Maître Fondateur ) d’exploiter la Plantation de caoutchouc et les bois. C’est là qu’il travailla jusqu’à la fin 1963 lorsque la pratique des différentes disciplines d’arts martiaux fut à nouveau autorisée à Sàigòn. Alors, il y retourna et se plongea dans le travail en serrant la main avec une équipe de personnel actif afin de rétablir, consolider et développer le Vovinam.
En sa qualité de plus proche et plus avancé disciple, avec presque 20 ans de travail au côté du Maître Fondateur, le Maître Patriarche Lê Sáng bénéficiait une connaissance inégalée de la philosophie et des techniques ainsi que la personnalité la plus profondément . C’est avec son éthique, son dé vouement et son talent naturel, le Maître Patriarche Lê Sáng a bien maintenu l’unité dans l’école ; ainsi que grâce aux contributions de plusieuses générations de maîtres, instructeurs, élèves et ses proches, le Maître Patriarche Lê Sáng a pu développer les idées du Grand Maître Fondateur Nguyễn Lộc. Il a transformé l’art martial du Vovinam Việt Võ Đạo en une philosophie avec un système d’entraînement à la fois scientifique, technique et pragmatique comme nous le connaissons aujourd’hui. Au milieu des années 60, malgré des circonstances contraignantes, il a non seulement dirigé le mouvement du Vovinam mais il a aussi passé ses journées à entraîner les élèves et ses nuits à écrire des livres et des articles, structurant ainsi la philosophie des arts martiaux du Grand Maître Fondateur. L’idéologie dirige les disciples du Vovinam-Việt Võ Đạo vers une philosophie de vie noble: “Vivez pour vous-même, aidez les autres à vivre et vivez pour tous.” Ainsi, un disciple du Vovinam-Việt Võ Đạo se dote non seulement de la capacité à dépasser les faiblesses de son corps et de son esprit, à organiser pour lui-même/elle-même une vie convenable, mais il a aussi la responsabilité d’aider les autres à mieux vivre et doit être prêt à sacrifier ses propres avantages matériels ou immatériels pour servir l’intérêt commun de l’art et de la société en général…
Par ailleurs, le Maître Patriarche Lê Sáng améliorait et affinait constamment les techniques du Vovinam-Việt Võ Đạo afin qu’elles deviennent encore plus complètes et utiles, convenant ainsi pour diverses personnes. Même à un âge très avancé, il a poursuivi ses recherches et a amélioré le programme technique afin de l’adapter à une nouvelle phase de développement lorsque Vovinam-Việt Võ Đạo a commencé à montrer une grande croissance outre-mer suite à une première étape initiée en France dès 1973.
Toutes les contributions importantes du Maître Patriarche Lê Sáng sont un prélude à ce que le mouvement du Vovinam-Việt Võ Đạo se développe, prospère et se répande graduellement dans plus 40 pays à travers le monde, laissant ainsi une grande impression de la tradition des arts martiaux vietnamiens ainsi que de l’identité culturelle du peuple du Vietnam.
De plus, le Maître Patriarche Lê Sáng a été élu pour servir en qualité de Secrétaire Général de la Direction Générale des Arts Martiaux du Vietnam du Sud ainsi que de Trésorier Général du Comité Olympique du Vietnam du Sud pour plusieurs mandats consécutifs (à partir du début des années 1960 et au début des années 1970). Pendant ce temps, avec un sens élevé de responsabilité, de compétence et d’impartialité dans le travail, il a eté honoré par plusieurs personnages officiels du sport et maîtres d’autres écoles martiales.
Non seulement un expert des arts martiaux, un dirigeant capable avec de grandes compétences en management, le Maître Patriarche Le Sang était un homme talentueux. C’est avec des traits de calligraphie clairs et sublimes qu’il a composé de nombreux poèmes plein d’émotion profonds et intimes ainsi que d’esprit martial. Certains poèmes de Maître Patriarche (pseudonyme de Quang Vũ, Huy Vũ) ont été mis en musique. Dans la vraie vie, Maître Patriarche vivait de manière simple, toujours prêt à aider ses amis et démontrant à chaque occasion une réelle sincérité lorsqu’il rencontrait d’autres personnes. Pour ses disciples, il était un maître généreux, aimant et tolérant. Lorsque ses parents tombèrent malades, il s’est occupé d’eux de manière particulièrement prévenante, attentionnée et en restant toujours à leurs côtés. Tout au long de sa vie, le Maître Patriarche était aussi un exemple modeste, sans cesse étudier, s’instruire tout seul pour être en mesure de répondre à la lourde responsabilité que Maître Fondateur lui a donné sa fiducie. Soi-même ou l’école devaient faire face aux difficultés et des défis, il a toujours gardé sa personnalité, sa persistance, son acharnement de travail avec optimisme, la confiance en un avenir meilleur.
Pendant presque une année, bien que sa santé se détériorait, l’esprit de Maître Patriarche Lê Sáng est resté parfaitement lucide et brillant. Même dans les derniers jours de sa vie, luttant contre la maladie, Maître Patriarche a démontré sa haute conscience des responsabilités quant à la mission du Vovinam en préparant le transfert des responsabilités de la direction au Conseil des Maîtres Dirigeants du Vovinam-Việt Võ Đạo.
Vivre en célibataire jusqu’à sa mort, sans la charge de famille, aimer lire les livres et journaux, pénétrer la philosophie Orientale et c’est aussi le meilleur élève du Grand Maître Fondateur Nguyễn Lộc; Maître Patriarche Lê Sáng a sacrifié presque toute sa vie à la construction et au développement du Vovinam-Việt Võ Đạo.
C’est après une période de maladie grave que le 27 septembre 2010 à 3h00 du matin, ou le 20 Août du calendrier lunaire de l’année du Tigre, Maître Patriarche Lê Sáng est suivi le pas du Grand Maître Fondateur à l’éternité, mort à l’âge de 91 ans. Le départ du Maître Patriarche Lê Sáng est une grande perte pour les arts martiaux et la voie martiale en général et un immense malheur pour tous les disciples de Vovinam-Việt Võ Đạo dans le monde entier.
10-12-2010
Disciple Nguyen Hong Tam