RƯỢU TỎI
Tại Ai Cập (châu Phi) có một tập quán thú vị – hầu như nhà nào cũng có lọ rượu tỏi để dùng thường nhật và là cách chữa bệnh thông dụng trong dân gia từ nhiều đời nay. Năm 1980, sau một thời gian nghiên cứu tác dụng thiết thực của rượu tỏi, tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cho rằng tuy Ai Cập là một nước nghèo nhưng sức khỏe của người dân rất tốt, ít bệnh tật và tuổi thọ cao. Thế nên, WHO đã khuyến cáo rượu tỏi chữa được nhiều bệnh sau đây :
– Huyết áp thấp hoặc huyết áp cao; hở van tim; ngoại tâm thu (loạn nhịp tim).
– Sưng khớp, vôi hóa các khớp; mệt mỏi; đau nhức các xương khớp.
– Viêm phế quản, viêm họng.
– Ăn khó tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, loét dạ dày.
– Tại Nhật Bản còn cho rằng rượu tỏi có thể chữa được bệnh đái tháo đường và trĩ nội.
Như chúng ta đã biết, trong tỏi có 2 thành phần hóa học chính là phitoncid và hoạt tính màu vàng có tác dụng trị bệnh. Photoncid là chất kháng sinh thực vật có tác dụng diệt được một số vi khuẩn; hoạt tính màu vàng giúp làm tiêu chất béo dưới dạng cholesterol bám vào vách mạch máu làm nghẽn mạch.
Ông Trần Lê Vũ – nguyên ủy viên Ban chấp hành Liên đoàn Judo Việt Nam – người đã dùng rượu tỏi hàng chục năm và thấy có kết quả tốt – đã hướng dẫn cách pha chế rượu tỏi khá đơn giản như sau : lấy 0,5 kg tỏi tím (tỏi Phan Thiết) lột vỏ, bào mỏng rồi ngâm với 1 lít rượu đế (45 độ trở lên); mỗi ngày lắc nhẹ hủ đựng rượu 1 lần; sau 10 ngày, rượu có màu vàng nghệ thì vớt bỏ xác, lấy nước trong để dùng. Về liều lượng sử dụng, mỗi ngày dùng 2 lần : sáng sớm (ngay sau khi xúc miệng) và tối (trước khi đi ngủ); mỗi lần dùng 1 muỗng cà phê; nếu chưa quen mùi rượu có thể pha rượu tỏi vào chén nước lọc (đã để nguội) rồi dùng cũng được.
Nguồn : https://venguonblog.wordpress.com/2015/09/29/ruou-toi/