VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO
ĐỒNG NAI
1. Vài nét về tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai là tỉnh nằm trong khu vực miền Đông Nam Bộ, vùng đất nối liền giữa Nam Bộ, cực nam Trung Bộ và nam Tây Nguyên.
Năm Mậu Dần 1698, chúa Nguyễn sai Thống suất Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Đồng Nai (lúc này, từ Đồng Nai hay vùng đất Đồng Nai là ám chỉ cả một vùng Nam Bộ rộng lớn của bây giờ), đặt vùng đất mới thành phủ Gia Định[1]. Đây là sự kiện lịch sử quan trọng mang tính bước ngoặt với toàn bộ vùng đất phương Nam, trong đó có vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai[2].
Văn Miếu Trấn Biên - Biên Hòa - Đồng Nai.
Vùng đất này sau đó đã nhiều lần được tách nhập. Năm 1882, sau khi Hòa ước Nhâm Tuất được ký, lúc này triều đình nhà Nguyễn cắt đất giao 3 tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hoà cho Pháp. Sau đó, Pháp chia Biên Hòa thành ba tỉnh là Biên Hòa, Thủ Dầu Một và Bà Rịa. Trước năm 1975, chính quyền chia đất Đồng Nai làm 3 tỉnh là Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy. Năm 1976, chính quyền mới hợp nhất tỉnh Biên Hòa, tỉnh Long Khánh và tỉnh Phước Tuy thành tỉnh Đồng Nai[3].
Hiện nay, tỉnh Đồng Nai có 2 thành phố và 9 huyện, bao gồm thành phố Biên Hòa, thành phố Long Khánh và các huyện Cẩm Mỹ, Định Quán, Long Thành, Nhơn Trạch, Tân Phú, Thống Nhát, Trảng Bom, Vĩnh Cữu và Xuân Lộc.
Cả nước biết đến Đồng Nai với thành phố Biên Hòa là thành phố năng động, là trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước. Với thành phố Long Khánh - có diện tích đất đai màu mỡ, thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp; cây ăn quả; cây có giá trị kinh tế cao, có khả năng xuất khẩu như cao su, cà phê, chôm chôm, sầu riêng,... Nơi đây được xem là "thiên đường trái cây" của vùng Đông Nam Bộ.
2. Những chặng đường phát triển của phong trào Vovinam tỉnh Đồng Nai2.1. Giai đoạn trước năm 1975
Trước năm 1975, tỉnh Đồng Nai chia thành 3 tỉnh là Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy. Do đó, phong trào Vovinam cũng sẽ hoạt động theo tỉnh.
Tại tỉnh Long Khánh, từ năm 1967, võ sư Trần Đức Hợp (1931 - 2000) là người đầu tiên mở lớp huấn luyện và quảng bá Vovinam - Việt Võ Đạo cho thanh thiếu niên và học sinh tại Ty Thanh niên tỉnh Long Khánh cùng ông Nguyễn Đức Nhâm (Chuẩn hồng đai danh dự, Trưởng Ty Thanh niên tỉnh Long Khánh) giảng dạy phần lý thuyết võ đạo.
Cắm trại trước 1975.
Vào năm 1968 sau một năm huấn luyện và phát triển, Chưởng môn Lê Sáng và võ sư Trần Huy Phong đã đưa các huấn luyện viên của Tổng cục Huấn luyện về biểu diễn tại sân vận động tỉnh Long Khánh. Từ đó, các lớp võ trong quân đội được ra đời và tổ chức huấn luyện vào các buổi chiều sau khi lớp võ phong trào kết thúc. Một số môn sinh từ các lớp phong trào đảm nhiệm việc thị phạm các đòn căn bản, thế chiến lược và song luyện cũng như tham gia phụ tá các điểm tập.
Năm 1969, võ sư Trần Ngọc Trình được Tổng cục Huấn luyện tăng cường về phụ giúp võ sư Trần Đức Hợp huấn luyện các lớp nâng cao và lập đội biểu diễn phát triển môn phái cho các tỉnh lân cận. Một số địa phương võ sư Trần Ngọc Trình đã mở lớp như tỉnh Bình Thuận năm 1969, tỉnh Bình Tuy (nay là thị xã Lagi) năm 1970, tỉnh Phước Tuy (nay là TP.Bà Rịa) năm 1971 khi ông Nguyễn Đức Nhâm (Trưởng Ty Thanh niên Long Khánh chuyển công tác sang tỉnh Phước Tuy).
Sinh hoạt ngoại khóa trước 1975.
Năm 1972, võ sư Trần Đức Hợp chuyển công tác về Biên Hòa, bàn giao lớp lại cho huấn luyện viên Nghị, huấn luyện viên Phương và Hà Tiến Độ, Trần Đình, Nguyễn Long Hùng, v.v. gồm những người còn đang học văn hóa tại Long Khánh phụ trách phong trào cho đến tháng 4/1975. Sau thời gian đó, võ đường ngừng hoạt động.
Tại tỉnh Biên Hòa, khoảng cuối năm 1971, võ sư Trần Huy Phong hợp đồng thuê một ngôi trường đã ngưng hoạt động - Trường trung học tư thục Bồ Đề (gần khu Dốc Sỏi, cổng số 2 sân bay Biên Hòa) để thành lập Trung tâm võ thuật Đồng Nai. Địa điểm này rộng khoảng 3.000 mét vuông gồm có một số phòng và sân chơi rộng rãi.
- Quản đốc trung tâm là Luật sư Nguyễn Viết Long.- Phụ tá quản đốc là võ sư Nguyễn Văn Đông và HLV Vũ Kim Trọng.- Phụ tá huấn luyện là HLV Văn Chu Đồng, Nguyễn Văn Sơn (võ đường Phục Vụ, quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định), Phạm Công Đệ (võ đường Hoa Lư), Wòng Cầu (võ đường Vĩnh Viễn, Hoàng đai I, cư ngụ tại Biên Hòa).
HLV Vũ Kim Trọng và 1 lớp tập tại Trung tâm Vovinam Đồng Nai (Biên Hòa) năm 1973.
Khóa đầu tiên khai giảng 3 lớp với trên 100 võ sinh, về sau những lúc cao điểm lên đến trên 300 võ sinh. Bên cạnh đó, trung tâm còn đảm trách lớp Vovinam tại Chi Thanh niên Dĩ An (Biên Hòa), võ đường Việt Quang... Một số môn sinh các lớp đầu tiên tại Trung tâm võ thuật Đồng Nai sau này trở thành HLV như Mai Văn Hảo, Phan Bá Tòng, Lê Mỹ Phượng, Lê Thành Tính, Huỳnh Hiếu Nghĩa, Nguyễn Đức Tuệ, v.v. Đặc biệt, võ sư Đinh Thiên Tùng đã theo học tại trung tâm năm 1973 và hiện nay vẫn đang huấn luyện tại thành phố Biên Hòa.
2.2. Giai đoạn sau năm 19752.2.1. Thời kỳ khôi phục
Năm 1980 Phòng Thể dục thể thao huyện Long Khánh cho phép các môn võ hoạt động. Từ đó, các lớp võ được ra đời, võ đài trong huyện và các xã vùng ven hoạt động và trở nên hấp dẫn với thanh niên, học sinh và quần chúng.
Nhận thấy đây là cơ hội tốt để khôi phục phong trào, một số môn sinh Vovinam lam đai từ trước năm 1975 và các HLV Hà Tiến Độ, Nguyễn Long Hùng, Trần Đình, Nguyễn Lãnh Hùng, Đàm Công Hoan, Nguyễn Văn Dậu, Nguyễn Thị Thu, Phạm Công Minh đã lập đội biểu diễn tại các võ đài vừa để phục vụ nhưng cũng vừa để quảng bá môn võ Vovinam - Việt Võ Đạo đến công chúng tại thị xã Long Khánh và các xã vùng ven.
Cuối năm 1980, Phòng Thể dục Thể thao huyện Long Khánh cho phép mở lớp huấn luyện Vovinam tại một số tụ điểm trong huyện và do các HLV Hà Tiến Độ, Trần Đình, Nguyễn Lãnh Hùng, Nguyễn Long Hùng phụ trách.
2.2.2. Thời kỳ xây dựng và phát triển
Khoảng giữa thập niên 1980, Ban huấn luyện Vovinam Long Khánh, Biên Hòa và Long Thành tham gia lớp huấn luyện do các võ sư Trần Huy Phong, Nguyễn Văn Chiếu và Nguyễn Văn Sen hướng dẫn tại TP. Hồ Chí Minh. Năm 1992, Ban huấn luyện Long Khánh được Chưởng môn Lê Sáng, võ sư Nguyễn Văn Sen hướng dẫn những bài bản mới tại Tổ đường trong nhiều dịp cuối tuần.
Sau đó, phong trào phát triển mạnh tại TP. Biên Hoà, TX. Long Khánh và các huyện trong tỉnh.
Tại TP. Biên Hòa, vào năm 1982 HLV Nguyễn Long Hùng và một số HLV mở lớp tại đình Tân Lân (phường Trung Dũng), Quảng trường tỉnh, Nhà Thiếu nhi thành phố Biên Hòa. Người kế nhiệm võ sư Nguyễn Long Hùng là võ sư Đinh Thiên Tùng và một số võ sư hồng đai.
Tại huyện Xuân Lộc, năm 1982 các HLV Trần Đình, Đàm Công Hoan, Nguyễn Thanh Dũng, Trần Ngọc, Nguyễn Văn Minh, Hoàng Mai Hùng, Nguyễn Ngọc Toàn, Nguyễn Hoàng Giang mở lớp tại Phòng Văn hóa - Thông tin huyện và xã Bảo Định, Căn cứ 2, 3, 4. Tháng 1-1982, HLV Phạm Công Minh mở lớp tại xã Xuân Hoà.
Lớp võ tại xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai 13-1-1982 (VS Phạm Công Minh cung cấp).
Tại thị xã Long Khánh, các HLV Hà Tiến Độ, Nguyễn Văn Hưng, Nguyễn Đình Lai, Nguyễn Cấn Đạt Sỹ, Hà Nguyễn Duy Trung, Chắng Quốc Hưng, Trần Văn Thọ, Nguyễn Chí Hiếu... tham gia huấn luyện từ năm 1981 đến nay.
Lớp tập tại Nhà Thiếu nhi Long Khánh, Đồng Nai.
Tại huyện Long Thành, HLV Nguyễn Văn Phước và Vũ Văn Điền tham gia huấn luyện từ năm 1981, sau 10 năm các huấn luyện viên này đã về huyện Nhơn Trạch để cùng tham gia giảng dạy với các HLV Nguyễn Đức Độ, Trần Văn Thời, Nguyễn Quang Thanh, Nguyễn Công Minh.
Năm 1993, Sở Thể dục Thể thao tỉnh Đồng Nai cho phép thành lập Ban chuyên môn Vovinam - Việt Võ Đạo tỉnh Đồng Nai (tách riêng khỏi Hội Võ Cổ truyền tỉnh và sinh hoạt độc lập). Ban Chuyên môn Vovinam gồm có:
- HLV Nguyễn Long Hùng - Trưởng ban.- HLV Hà Tiến Độ và Trần Đình - Phó ban.- Đinh Thiên Tùng - Thư ký.
Sau khi tỉnh Đồng Nai thành lập các huyện mới, Ban chuyên môn cùng các HLV đã phân công để tiếp tục hoạt động huấn luyện tại các huyện.
Năm 1995, các võ sư Nguyễn Văn Chiếu, Trần Văn Mỹ và Nguyễn Hồng Tâm về chấm thi và trao đai danh dự cho các tân khoa Chuẩn hồng đai vừa thi đậu khóa thi Hồng đai là võ sư Hà Tiến Độ, võ sư Trần Đình, võ sư Nguyễn Long Hùng. Và cũng từ đây, Vovinam - Việt Võ Đạo Đồng Nai đã khẳng định sự phát triển bền vững. Dưới đây là các võ sư, huấn luyện viên đã tham gia mở lớp huấn luyện ở một số địa phương như:
- Tại huyện Nhơn Trạch, từ năm 1994 đến năm 2019 các võ sư Vũ Văn Điền, Phan Minh Tiến, Mã Thị Yến Vy, Nguyễn Văn Phúc, HLV Nguyễn Văn Bẩy.- Tại huyện Tân Phú năm 1999, võ sư Lê Minh Tuấn.- Tại huyện Cẩm Mỹ vào năm 2000, các võ sư Nguyễn Thanh Dũng, HLV Bảo Công Than, HLV Nguyễn Văn Quang.- Tại huyện Vĩnh Cửu năm 2006, võ sư Đinh Thiên Hà.- Tại huyện Trảng Bom năm 2013, võ sư Lê Đình Đạo, võ sư Nguyễn Hà Đặng.- Tại huyện Thống Nhất, năm 2014, HLV Lưu Vũ Quang Minh.
***** DANH SÁCH CÂU LẠC BỘ VOVINAM TỈNH ĐỒNG NAI (tính đến tháng 01/2020)
STT
|
Đơn vị
|
Số lượng CLBộ
|
Số lượng môn sinh
|
HLV trưởng
|
1
|
TP.BIÊN HÒA
|
11
|
440
|
Đinh Thiên Tùng
|
2
|
TP.LONG KHÁNH
|
05
|
200
|
Hà Nguyễn Duy Trung
|
3
|
H.LONG THÀNH
|
11
|
470
|
Nguyễn Đức Độ
|
4
|
H.NHƠN TRẠCH
|
08
|
350
|
Phan Minh Tiến
|
5
|
H.CẨM MỸ
|
05
|
220
|
Nguyễn Thanh Dũng
|
6
|
H.XUÂN LỘC
|
08
|
380
|
Nguyễn Văn Minh
|
7
|
H.THỐNG NHẤT
|
02
|
70
|
Trần Thanh Bình
|
8
|
H.TRẢNG BOM
|
03
|
110
|
Lê Đình Đạo
|
9
|
H.ĐỊNH QUÁN
|
04
|
125
|
Lưu Vũ Quang Minh
|
10
|
H.VĨNH CỬU
|
04
|
160
|
Đinh Thiên Hà
|
11
|
H.TÂN PHÚ
|
05
|
200
|
Lê Minh Tuấn
|
12
|
ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
|
01
|
35
|
Nguyễn Duy Phước Hà
|
13
|
ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
|
01
|
30
|
Đoàn Anh Khoa
|
14
|
TỈNH ĐỘI ĐỒNG NAI
|
01
|
30
|
Vũ Văn Điền
|
TỔNG CỘNG
|
69
|
2.820
|
|
Ngoài nhiệm vụ xây dựng và phát triển phong trào, Vovinam - Việt Võ Đạo tỉnh Đồng Nai còn quan tâm đến nhiệm vụ đầu tư và phát triển thể thao thành tích cao.
Từ năm 1993 đến năm 2018, Vovinam Đồng Nai luôn có mặt tại các giải thi đấu quốc gia và nằm trong top 10 các đoàn tham dự.
Được sự hỗ trợ của Sở Thể dục Thể thao tỉnh Đồng Nai, đội tuyển Vovinam của tỉnh được thành lập năm 1995 do võ sư Đinh Thiên Tùng và HLV Nguyễn Đình Quốc phụ trách.
Vào ngày 15/8/2010, đội tuyển Vovinam trẻ được thành lập tại Trường Trung học phổ thông Năng khiếu Thể dục Thể thao Đồng Nai do huấn luyện viên Lồ Quang Tiến (Trưởng phòng nghiệp vụ của trường) làm huấn luyện viên trưởng.
Đội tuyển Vovinam Đồng Nai tham dự Giải các đội mạnh toàn quốc 2020 tại Yên Bái.
Để gặt hái được thành công trong các giải đấu, trước hết phải kể đến sự hỗ trợ tích cực của ngành Thể dục Thể thao Đồng Nai đã có những định hướng phát triển bộ môn đúng đắn, kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Cùng sự nỗ lực của đội tuyển và Ban huấn luyện đã cố gắng luyện tập với tinh thần quyết tâm cao. Những võ sư có sự đóng góp vào thành tích cao như võ sư Đinh Thiên Tùng, Dương Hồng Thanh, Lồ Quang Tiến, Nguyễn Đình Quốc.., cùng sự nỗ lực phấn đấu của các vận động viên Nguyễn Văn Tuấn, Lê Uyên Phương, Lê Thị Hậu, Đinh Thiên Long, Nguyễn Xuân Hòa, Lâm Thị Thúy Tiên, Phạm Thị Phượng, Trần Quang Trung, Nguyễn Viết Quân, Đàm Quốc Duy, Bùi Phúc Thiện,v.v.
*****
TỔNG HỢP THÀNH TÍCH (2015 – 2019)
|
GIẢI
|
THÀNH TÍCH
|
NĂM 2015
|
NĂM 2016
|
NĂM 2017
|
Năm 2018
|
Năm 2019
|
HCV
|
HCB
|
HCĐ
|
HCV
|
HCB
|
HCĐ
|
HCV
|
HCB
|
HCĐ
|
HCV
|
HCB
|
HCĐ
|
HCV
|
HCB
|
HCĐ
|
1
|
GIẢI VÔ ĐỊCH TOÀN QUỐC
|
1
|
3
|
7
|
1
|
1
|
5
|
4
|
2
|
7
|
1
|
0
|
5
|
2
|
2
|
5
|
2
|
GIẢI CÁC ĐỘI MẠNH TOÀN QUỐC
|
1
|
4
|
4
|
1
|
2
|
7
|
2
|
2
|
7
|
3
|
5
|
5
|
4
|
2
|
4
|
3
|
GIẢI CỤM MIỀN ĐÔNG NAM BỘ
|
Không tổ chức
|
7
|
3
|
6
|
Không tổ chức
|
6
|
6
|
4
|
3
|
2
|
3
|
4
|
GIẢI VÔ ĐỊCH CHÂU Á
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
|
|
|
|
|
5
|
GIẢI VÔ ĐỊCH ĐÔNG NAM Á
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
|
|
|
|
|
6
|
GIẢI SINH VIÊN ĐÔNG NAM Á
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
7
|
11
|
9
|
6
|
18
|
6
|
4
|
14
|
13
|
11
|
14
|
9
|
6
|
12
|
Trao thưởng giải Trẻ và Vô địch Vovinam tỉnh Đồng Nai năm 2019.
* Còn tiếp Part 2...