[ Vietnamese | English | PHOTOS | MAPS ]
Vovinam Việt Võ Đạo đến trên xứ Đài
Như những đọt sóng liên tục dồn dập như đôn thúc nhau ùa về phía trước, người học trước hướng dẫn người đến sau, dần dà môn sinh Vovinam Việt Võ Đạo đã có mặt nhiều nơi trên thế giới và những người đi tiên phong gầy dựng võ đường, phát triển thành trung tâm huấn luyện. Phong trào tập luyện Vovinam Việt Võ Đạo lan tỏa một cách tự nhiên và hữu cơ như thế đã bấy lâu nay. Gần đây, trên đảo quốc Đài Loan xuất hiện hình ảnh những thanh niên, thiếu nữ, lẫn các thiếu nhi trong võ phục Vovinam màu trùng dương và họ đứng nghiêm lễ nhau với tất cả sự trịnh trọng. Những hình ảnh đẹp mắt ấy xuất hiện trên Facebook của một thanh niên với cái nick không thể nhầm lẫn, ghi bằng tiếng Việt: “Vovinam Đài Loan”. Không kiềm chế được óc hiếu kỳ, tôi muốn tìm hiểu Vovinam đã du nhập đến đảo quốc này thế nào. Tình tiết của câu chuyện Vovinam đến Đài Loan khá đặc biệt vì chính sức lôi cuốn của Vovinam đã tự phát tán hạt giống đầu tiên trên đảo quốc này.
Qua Facebook, tôi nhắn một tin ngắn bằng tiếng Trung Hoa đến bạn Vovinam Đài Loan tỏ ý mong muốn được làm quen và thú nhận mình không sành tiếng Hoa. Vovinam Đài Loan hồi đáp nhanh chóng bằng Anh ngữ. Sau đó, chúng tôi đã trao đổi nhiều điều và nhờ thế tôi mới hiểu rõ hơn về con người và sự kiện của câu chuyện Vovinam đến trên xứ Đài.
Bên sau cái Facebook nick “Vovinam Đài Loan” là một thanh niên người Đài Loan rất năng động với một niềm đam mê Vovinam Việt Võ Đạo mãnh liệt. Chàng thanh niên 29 tuổi ấy là một giáo viên tại vùng Tây Cảng (Xigang) thuộc tỉnh Đài Nam (Tainan), tên Peng Shu-Chun (彭蜀鈞) tức là Bành Thục-Quân. Không xa lạ với võ thuật, anh Thục-Quân đã theo học Túc Quyền Đạo (Taekwondo) 17 năm, Hồng Gia Quyền (Trung Hoa) 14 năm, và cũng đã từng theo học Không Thủ Đạo (Karatedo) khoảng 1 năm. Mang huyền đai tam đẳng Taekwondo, anh từng là huấn luyện viên ngót 10 năm. Xuất thân từ trường Đại học Văn hóa Trung Hoa, ngành Võ thuật và Vũ thuật cổ truyền, anh Thục-Quân hiện nay là giáo viên giáo dục thể chất và dạy võ Vovinam.
Từ 2011 anh bắt đầu để ý đến môn võ Vovinam trên mạng Internet. Dù chưa từng đặt chân đến Việt Nam và chưa được tiếp cận với một huấn luyện viên hay võ sư Vovinam thực thụ nào, nhưng anh đã miệt mài tự học tập Vovinam qua Youtube video. Với vốn liếng võ thuật sẳn có và lòng đam mê võ thuật Việt Nam, anh đã hấp thụ nhanh chóng và tự trau chuốt những đòn thế đã xem từ các đoạn video. Ngoài ra, Thục-Quân còn bỏ nhiều thời gian tìm hiểu võ đạo và chuyển dịch những tài liệu kỹ thuật cũng như lý thuyết qua tiếng Hoa để chuyển tải đến môn sinh của anh. Anh tâm sự rằng, “sau khi tôi nghiên cứu Vovinam thì tôi thấy cách dạy rất bài bản và kỹ thuật khá toàn diện với đủ các kỹ năng võ thuật”. Đặc biệt anh ngưỡng mô cách phát đòn lưu loát và thực dụng của Vovinam. Anh khiêm tốn nhìn nhận rằng, “từ đó tôi cũng nhận ra rằng kiến thức võ thuật của tôi có giới hạn và thiếu nhiều mặt”. Anh vừa học hỏi và vừa bắt đầu truyền đạt Vovinam cho các em trong các trường tiểu học nơi anh dạy môn thể dục thể chất.
Nhưng câu chuyện Vovinam Đài Loan chỉ mới ở đoạn đầu của những trang sử đang được viết nên từng ngày. Anh Thục-Quân rất vui chia sẻ rằng, "Bây giờ tôi đã có người hướng dẫn nên kỹ thuật theo bài bản và chương trình rất chính thống". Do một sự tình cờ thật hy hữu khi anh được gặp một người mà anh giới thiệu là Fan Wen Jun (范文俊). Tôi ngạc nhiên hỏi tiếp và anh cho biết họ liên lạc với nhau qua Facebook và đã gặp mặt lần đầu vào cuối năm ngoái (2012) ở tại quán ăn McDonald’s. Anh Thục-Quân bộc bạch, “cuộc gặp gở này đã thay đổi toàn diện quan điểm của tôi về võ thuật”.
Thục-Quân và Tuấn gặp mặt lần đầu tiên
Người mà anh Thục-Quân nói đến là một thanh niên Việt Nam còn rất trẻ, chỉ mới 23 tuổi, tên là Phạm Văn Tuấn (Fan Wen Jun) còn được biết với cái Facebook nick rất trẻ trung “Tình Phiêu Lãng”. Tôi liên lạc với Tuấn và anh ấy vồn vả trả lời. Được biết anh Tuấn qua Đài Loan làm việc theo diện công nhân đã hai năm rồi. Tuấn kể về hai người thầy mà anh rất kính trọng đã dạy cho anh kỹ thuật Vovinam và cấy trong anh tinh thần Việt Võ Đạo lúc còn ở quê nhà. Thầy Nguyễn Hoàng Đạo là người phát triển phong trào Vovinam tỉnh Thái Bình và là người dạy anh đầu tiên. Sau khi lên Hà Nội anh lại được theo học với thầy Lý Chiến Thắng ở khu Từ Liêm, Hà Đông, Hà Nội. Tuấn kể về hai người thầy với tất cả sự kính trọng, “cả hai người thầy rất tuyệt vời”.
Phạm văn Tuấn (dưới), Bành Thục-Quân (Trên)
Như buồm gặp gió, khí thế lồng lộng, Bành Thục-Quân và Phạm Văn Tuấn bổ sung cho nhau thật tuyệt vời. Tuy có trở ngại về ngôn ngữ, Thục-Quân chưa sành tiếng Việt và Tuấn cũng chưa sành tiếng Hoa, nhưng Thục-Quân khao khát kỹ thuật và kiến thức Vovinam, còn Tuấn thì sẳn lòng hướng dẫn vì biết mình đang góp một phần gián tiếp để phát triển môn phái trên xứ Đài. Tuấn chính là trợ thủ đắc lực của Bành Thục-Quân. Làm việc ở tỉnh Cao Hùng, mỗi chủ nhật và những khi thời gian cho phép, Tuấn đón tàu lửa đi Đài Nam, lặn lội cả 1 tiếng để đến gặp Thục-Quân. Họ tập luyện nhễ nhại nhiều giờ liền. Thục-Quân khâm phục kỹ thuật mà Tuấn truyền đạt cho anh và trân trọng mối quan hệ đặc biệt này; trong khi Tuấn cho rằng Thục-Quân là người đầy tâm huyết, nhiệt tình. Mặc dù kỹ thuật vẫn còn trong giai đoạn trui luyện, Tuấn nhận xét rằng Thục-Quân rất “ham học” và tiếp thu rất nhanh. Vả lại, điểm mạnh của Thục-Quân là khả năng quản trị và ngoại giao rất tốt.
Với vốn kỹ thuật căn bản khá vững vàng, Thục-Quân đã bắt đầu mạnh dạn mở những lớp chính quy tại Đài Nam. Ngoài những lớp ở các trường tiểu học lúc ban đầu, lớp Vovinam đầu tiên tập luyện thường xuyên tại trường Trung học cơ sở cấp 2 Tây Cảng với 12 môn sinh đầu tiên. Anh nhận được sự ủng hộ của nhiều thầy cô, bạn bè và giới phụ huynh. Tuy nhiên không phải lúc nào đường đi cũng suôn sẻ, trở lực đến từ vài người còn xa lạ với môn phái Vovinam Việt Võ Đạo nhưng anh không hề thoái chí. Thục-Quân đã thành lập hội Việt Võ Đạo Đài Loan và dự kiến sẽ mở thêm nhiều lớp trong tương lai, không những chỉ ở địa phương mà có kế hoạch phát triển ở Đài Bắc (Taipei) và khắp các vùng khác trên đảo quốc Đài Loan. Thục-Quân dự kiến sẽ đến thăm và học tập tại Việt Nam trong năm tới và ước ao trong tương lai được dịp chu du khắp nơi để thăm đồng môn quốc tế trên từng quốc gia mà anh đã “gặp gở” trên Facebook.
Lớp Vovinam chính quy đầu tiên tại Đài Loan
Câu chuyện Vovinam Đài Loan đặc biệt thú vị vì Vovinam Việt Võ Đạo đã trở nên một thứ sức mạnh mềm (soft power), chỉ qua Internet mà có khả năng chinh phục một huấn luyện viên võ thuật có bề dày kinh nghiệm từ các luồng võ thuật nổi tiếng khác trên thế giới. Bành Thục-Quân đã gầy dựng và phát triển Vovinam Việt Võ Đạo trên đảo quốc vốn đã có một nền võ học Trung Hoa, Nhật Bản, vaf Đại Hàn rất phong phú. Từ mối quan hệ hy hữu này, Bành Thục-Quân và Phạm Văn Tuấn đã cấy những hạt giống Việt Võ Đạo đầu tiên và những hạt giống tốt đang nẫy mầm trên đất Đài Loan.
Hoài Nam
[ Vietnamese | English | PHOTOS | MAPS ]
Vovinam Việt Võ Đạo has arrvied in Taiwan
As the waves constantly cresting and rushing one another forward, the learned one teaches and guides the unlearned ones, gradually Vovinam Việt Võ Đạo disciples spread Vietnamese martial arts to many places in the world. The early arrivals on a new territory open martial art classes and training clubs; and that’s how the Vovinam Việt Võ Đạo movement organically build up their presence in the past. Recently, in Taiwan, images of youth, children appearing in Vovinam blue martial art uniforms, and they saluted one another with all the solemnity. These beautiful images start showing up on a Facebook member’s home page who has an unmistakable nickname, written in Vietnamese: "Vovinam Đài Loan" (Vovinam Taiwan). Could not contain my sense of curiosity, I want to learn how Vovinam was introduced to the island. The story of Vovinam Taiwan is particularly interesting because unlike other cases, the first sprout of Vovinam seed on the island nation appear to be an act of self-germination.
Through Facebook, I sent a short message in Chinese to Vovinam Đài Loan expressing my desire to ‘befriended’ and also admitting that I’m not fluent in Chinese, and that the sent message was only a result of machine translation. Vovinam Đài Loan responded quickly in English. From then on, we discussed many things and that’s how I gain a better insight about the people and events of the Vovinam Taiwan story.
Behind the Facebook nickname "Vovinam Đài Loan" is a dynamic young Taiwanese man with an intense passion for Vovinam Việt Võ Đạo. At age 29, Peng Shu-Chun (彭蜀鈞) is a teacher in Xigang district (西港區) of Tainan city, Taiwan (Republic of China). No stranger to martial arts, Shu-Chun trained Taekwondo for 17 years, learned Chinese Hung Gar Kung, a well-known Chinese martial art discipline for 14 years, and has also studied Karate for about 1 year. Earned his black belt 3rd dan in Taekwondo, he had been a coach for nearly 10 years. Graduated from the Chinese Culture University, department of Chinese martial arts and dance, Shu-Chun currently teaches physical education and teaches Vovinam martial arts.
Since 2011 he began to take notice of Vovinam martial arts on the Internet. Never been to Vietnam and does not have access to any certified coach or Vovinam martial arts master previously, he has been self-learning Vovinam techniques through Youtube videos. Taking advantage of his wealth of martial arts background, and a deep passion for Vietnamese martial art, he absorbs Vovinam moves quickly and practices what he learns from the recorded video clips. In addition, Shu-Chun spent many hours studying võ đạo teaching (budo), and translated them along with other technical materials so that he can pass them on to his students. He said that, after my research and self-study, “I found Vovinam’s teaching to be well organized and comprehensive, consisting a good variety of martial arts skills”. He was particularly impressed with the fluent moves and it’s very applicable techniques. Shu-Chun also admits, “since then I also realized that my martial arts knowledge is limited and lacking”. With what he has learned, he has started to teach Vovinam to children in elementary schools where he teaches physical education.
The story of Vovinam Taiwan is still at a very early stage as its history is being written every day. Shu-Chun enthusiastically shared with me that he now has an instructor who is fluent in Vovinam techniques of the formal training program. It was a very rare coincidence when he met someone known as Fan Wen Jun. Intrigued by the insertion, I inquired further and learned that they made contact through Facebook and met for the first time 2012 at a McDonald's restaurant. According to Shu-Chun, this meeting "has changed my overall opinion of the martial arts."
Shu-Chun Peng and Phạm Văn Tuấn’s first meeting
The instructor that Shu-Chun mentioned is a young man, only 23 years old, named Phạm Văn Tuấn (Fan Wen Jun in pinyin) who is also known on Facebook as "Tình Phiêu Lãng" (“drifting love”). I contacted Tuấn and received a quick reply. I later learned that Tuấn has come from Vietnam and has been working in Taiwan for two years. He recalls of his two Vovinam teachers with great respect, who taught him Vovinam techniques and instilled in him the honor code of Vietnamese martial arts (Việt Võ Đạo) while he was still in Vietnam. Master Nguyễn Hoàng Đạo is the head of Vovinam movement of Thái Bình province and was his first teacher. After arriving in Hà Nội to study, he continue practicing Vovinam under tutelage of Master Lý Chiến Thắng in Từ Liêm district, Hà Đông, Hà Nội. Tuấn recalls fond memory of his two teachers with admiration saying "both teachers were fantastic."
Phạm văn Tuấn (bottom), Shu-Chun Peng (Top)
As the sail catching wind, Peng Shu-Chun and Phạm Văn Tuấn complement each other extremely well. Despite the language barrier, Peng Shu-Chun has not mastered Vietnamese language; and Tuấn is not fluent in Mandarin Chinese, however Shu-Chun’s desire to absorb Vovinam techniques and knowledge while Tuấn is very willing to impart his knowledge, knowing that he’s indirectly helping the development of Vovinam in Taiwan. Tuấn works in Kaohsiung City; and every Sundays and when his time permits, he takes the train to Tainan, traveled about 1 hour to meet up with Shu-Chun. They practiced Vovinam profusely for hours. Shu-Chun admires the techniques that Tuấn imparts to him and cherish this special relationship, while Tuấn recognized that Shu-Chun is full of devotion and enthusiasm. As Shu-Chun’s skills are being honed, Tuấn noted Shu-Chun is very "studious" and a fast learner. Furthermore, among Shu-Chun's many strengths, management and networking are certainly his strong suit.
With solid technical skills under his belt, Shu-Chun has started to open new mainstream classes in Tainan. Besides the classes he taught at elementary schools, the first Vovinam class has been operating regularly at Tainan Municipal Xigang Junior High School (臺南市立西港國民中學), which currently has 12 registered students. The Vovinam initiative receives support from many teachers, friends, and parents; but the road is never completely smooth. Some resistance come from people who has not been exposed to Vovinam Việt Võ Đạo discipline, but Shu-Chun would not be discouraged by it. Taking steps to get organized, Shu-Chun officially registered Việt Võ Đạo Taiwan Association and has plan to open many more schools in the future, not only in the local region, but also in Taipei and other areas in Taiwan. Shu-Chun plans a trip to Vietnam next year to visit and learn more Vovinam; and in the future he wishes to travel to visit the international Vovinam friends that he "met" on Facebook.
First formal Vovinam class in Taiwan
The story of Vovinam Taiwan is particularly intrigging because Vovinam Việt Võ Đạo apparently possesses a kind of soft power, only through the Internet, it has the ability to win over admiration of a martial arts coach who has plenty experience of mainstream and well-known martial arts of the world. Peng Shu-Chun builds and develops Vovinam Việt Võ Đạo on the island nation where there are already rich traditions of martial arts from China, Japan, and Korea. From the unique relationship between Peng Shu-Chun and Phạm Văn Tuấn, they had sowed the first batch of Việt Võ Đạo seeds and these good seeds started to germinate on the soil of Taiwan.
Hoài Nam
[ Vietnamese | English | PHOTOS | MAPS ]
More photos:
[ Vietnamese | English | PHOTOS | MAPS ]
View Vovinam in Taiwan in a larger map
|