Hôm nay, ngày 26/04/2024
VĂN ÔN - VÕ LUYỆN - TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO - BÀN TAY THÉP VỚI TRÁI TIM TỪ ÁI

GIỚI THIỆU

LIÊN KẾT WEBSITE

Tin mới đăng

Liên đoàn Vovinam Cần Thơ tưởng niệm cố võ sư Nguyễn Văn Nhàn - Fédération Vovinam Cần Thơ commémore le Maitre Nguyễn Văn Nhàn.  Liên đoàn Vovinam Cần Thơ tưởng niệm cố võ sư Nguyễn Văn Nhàn - Fédération Vovinam Cần Thơ commémore le Maitre Nguyễn Văn Nhàn.
TRỜI ĐẤT THẦY MẤT THẬT RỒI SAO THẦY - OH DIEU, MAITRE EST VRAIMENT PERDU, MAITRE TRUNG ĐẠO_NGUYỄN VĂN NHÀN !TRỜI ĐẤT THẦY MẤT THẬT RỒI SAO THẦY - OH DIEU, MAITRE EST VRAIMENT PERDU, MAITRE TRUNG ĐẠO_NGUYỄN VĂN NHÀN !
Cáo phó - Phân ưu - Tiểu sử thầy Trung Đạo - Nguyễn Văn Nhàn (13-7-1950 & 25-2-2024).- Annonce du décès - Condoléances - Biographie du Maitre Trung Đạo_Nguyễn Văn Nhàn (13-7-1950 & 25-2-2024).Cáo phó - Phân ưu - Tiểu sử thầy Trung Đạo - Nguyễn Văn Nhàn (13-7-1950 & 25-2-2024).- Annonce du décès - Condoléances - Biographie du Maitre Trung Đạo_Nguyễn Văn Nhàn (13-7-1950 & 25-2-2024).
Kỷ niệm 10 năm gắn bó với Vovinam FPT Greenwich Việt Nam (2013 - 2023) - Honorer mon 10ème Anniversaire attachant avec Vovinam FPT Greenwich VietNam (2013 - 2023).Kỷ niệm 10 năm gắn bó với Vovinam FPT Greenwich Việt Nam (2013 - 2023) - Honorer mon 10ème Anniversaire attachant avec Vovinam FPT Greenwich VietNam (2013 - 2023).
Tận tâm tận lực lan tỏa Vovinam - Dédié à la diffusion du Vovinam. Tận tâm tận lực lan tỏa Vovinam - Dédié à la diffusion du Vovinam.
KHAI MẠC GIẢI VÔ ĐỊCH VOVINAM THẾ GIỚI LẦN 7 - 2023 - OUVERTURE DU 7ème CHAMPIONNAT MONDIAL DU VOVINAM EN 2023.KHAI MẠC GIẢI VÔ ĐỊCH VOVINAM THẾ GIỚI LẦN 7 - 2023 - OUVERTURE DU 7ème CHAMPIONNAT MONDIAL DU VOVINAM EN 2023.
GIẢI VÔ ĐỊCH VOVINAM THẾ GIỚI LẦN VII NĂM 2023 - The 7th WVVF World Vovinam Championships 2023.GIẢI VÔ ĐỊCH VOVINAM THẾ GIỚI LẦN VII NĂM 2023 - The 7th WVVF World Vovinam Championships 2023.
TRI ÂN 20-11 "THẦY TÔI & NGHIỆP VÕ" - A la gratitude de la Journée des Enseignants Vietnamiens du 20 Novembre "Notre Maître & Sa carrière d'arts martiaux".TRI ÂN 20-11 "THẦY TÔI & NGHIỆP VÕ" - A la gratitude de la Journée des Enseignants Vietnamiens du 20 Novembre "Notre Maître & Sa carrière d'arts martiaux".
HÀNH TRÌNH 85 NĂM VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO TRỞ THÀNH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA - L'ITINÉRAIRE DE 85 ANS DU VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO DEVENU LA PATRIMOINE CULTUREL IMMATÉRIEL NATIONALHÀNH TRÌNH 85 NĂM VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO TRỞ THÀNH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA - L'ITINÉRAIRE DE 85 ANS DU VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO DEVENU LA PATRIMOINE CULTUREL IMMATÉRIEL NATIONAL
Tự hào Vovinam được công nhận Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia - Vovinam est fier d'être reconnu comme Patrimoine Culturel Immatériel National.Tự hào Vovinam được công nhận Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia - Vovinam est fier d'être reconnu comme Patrimoine Culturel Immatériel National.
Vovinam được công nhận Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia - Vovinam est reconnu comme Patrimoine Culturel Immatériel National.Vovinam được công nhận Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia - Vovinam est reconnu comme Patrimoine Culturel Immatériel National.
PHÁT BIỂU CỦA HỘI ĐỒNG VÕ SƯ CHƯỞNG QUẢN NHÂN LỄ KỶ NIỆM 85 NĂM THÀNH LẬP MÔN PHÁI VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO (1938-2023) - Paroles du Conseil des Maîtres lors 85ème Anniversaire de l'École (1938-2023).PHÁT BIỂU CỦA HỘI ĐỒNG VÕ SƯ CHƯỞNG QUẢN NHÂN LỄ KỶ NIỆM 85 NĂM THÀNH LẬP MÔN PHÁI VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO (1938-2023) - Paroles du Conseil des Maîtres lors 85ème Anniversaire de l'École (1938-2023).
 ''CHÚC MỪNG SINH NHẬT LẦN THỨ 72 CỦA THẦY SEN - HAPPY 70th BIRTHDAY OF MASTER SEN - JOYEUX 72ème ANNIVERSAIRE DE MAITRE SEN !!!''. ''CHÚC MỪNG SINH NHẬT LẦN THỨ 72 CỦA THẦY SEN - HAPPY 70th BIRTHDAY OF MASTER SEN - JOYEUX 72ème ANNIVERSAIRE DE MAITRE SEN !!!''.
Học võ và dạy võ xưa và nay - Apprendre & Enseigner l'art martial de l'autrefois et de nos jour.Học võ và dạy võ xưa và nay - Apprendre & Enseigner l'art martial de l'autrefois et de nos jour.
Võ và truyền thống “Tôn sư trọng đạo” - L'art martial & Sa tradition “Respecter son Maître & Respecter sa voie morale”.Võ và truyền thống “Tôn sư trọng đạo” - L'art martial & Sa tradition “Respecter son Maître & Respecter sa voie morale”.
Truyền thống "Tôn Sư Trọng Đạo" - Tradition “Respecter son Maître & Respecter sa voie morale”.Truyền thống "Tôn Sư Trọng Đạo" - Tradition “Respecter son Maître & Respecter sa voie morale”.
PHÁT HÀNH BỘ TEM CHUNG VOVINAM VIỆT NAM & VÕ ẤN ĐỘ - PUBLICATION D'UNE COLLECTION COMMUNE DE TIMBRE DU VOVINAM VIETNAM & ARTS MARTIAUXINDIENS EN 2023.PHÁT HÀNH BỘ TEM CHUNG VOVINAM VIỆT NAM & VÕ ẤN ĐỘ - PUBLICATION D'UNE COLLECTION COMMUNE DE TIMBRE DU VOVINAM VIETNAM & ARTS MARTIAUXINDIENS EN 2023.
Kỷ niệm 13 năm ngày mất Chưởng môn Lê Sáng - A la 13ème Commémoration de la mort du Maitre Patriarche Lê Sáng (2010-2023).Kỷ niệm 13 năm ngày mất Chưởng môn Lê Sáng - A la 13ème Commémoration de la mort du Maitre Patriarche Lê Sáng (2010-2023).
Thông báo: Lễ Giổ Chưởng Môn Lê Sáng lần thứ 13 (2010 - 2013) - Annonce: Organisation à la 13ème Cérémonie commémorale de la mort du Maitre Patriarche LÊ SÁNG (2010 - 2013).Thông báo: Lễ Giổ Chưởng Môn Lê Sáng lần thứ 13 (2010 - 2013) - Annonce: Organisation à la 13ème Cérémonie commémorale de la mort du Maitre Patriarche LÊ SÁNG (2010 - 2013).
PHÂN ƯU CÙNG GIA ĐÌNH THÂN MẪU VS.VŨ TRỌNG BẢO - SINCÈRES CONDOLÉENCES AVEC LA FAMILLE DE LA MÈRE DE MAITRE VŨ TRỌNG BẢO.PHÂN ƯU CÙNG GIA ĐÌNH THÂN MẪU VS.VŨ TRỌNG BẢO - SINCÈRES CONDOLÉENCES AVEC LA FAMILLE DE LA MÈRE DE MAITRE VŨ TRỌNG BẢO.
DI NGÔN CỦA SÁNG TỔ NGUYỄN LỘC (1912-1960) - Les dernières paroles du Maitre Fondateur Nguyễn Lộc (1912-1960).DI NGÔN CỦA SÁNG TỔ NGUYỄN LỘC (1912-1960) - Les dernières paroles du Maitre Fondateur Nguyễn Lộc (1912-1960).
VVF thông báo về việc tổ chức Kỳ thi thăng đai cấp cao đẳng môn Vovinam Việt Võ Đạo tại Trường IVS - HN - VVF informe concernant le Passage de grade supérieur organisé au Lycée IVS de HN.VVF thông báo về việc tổ chức Kỳ thi thăng đai cấp cao đẳng môn Vovinam Việt Võ Đạo tại Trường IVS - HN - VVF informe concernant le Passage de grade supérieur organisé au Lycée IVS de HN.
"CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ - “Qu'il est plus aigu que la dent d'un serpent D'avoir un enfant ingrat"."CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ - “Qu'il est plus aigu que la dent d'un serpent D'avoir un enfant ingrat".
''GIẬU ĐỔ BÌM LEO - When the tree is fallen, everyone run to it with his axe - Lorsque l'arbre est tombé , tout le monde court à elle avec sa hache''.''GIẬU ĐỔ BÌM LEO - When the tree is fallen, everyone run to it with his axe - Lorsque l'arbre est tombé , tout le monde court à elle avec sa hache''.
Luật nhân quả đối với người “ác khẩu” - The law of Karma with an "evil tongue" person - La loi du Karma avec la "personne à la mauvaise langue".Luật nhân quả đối với người “ác khẩu” - The law of Karma with an "evil tongue" person - La loi du Karma avec la "personne à la mauvaise langue".
''Ăn cháo đá bát - Bite the hand that feeds - La fête passée, adieux le Saint''.''Ăn cháo đá bát - Bite the hand that feeds - La fête passée, adieux le Saint''.
LÒNG TỰ TRỌNG - RESPECT DE SOI.LÒNG TỰ TRỌNG - RESPECT DE SOI.
Chúc mừng Sinh nhật Tập đoàn FPT 35 năm Thành lập & Phát triển (13/9/1988 - 13/9/2023). Happy 35 th Birthday of Etablishment & Development of FPT Corporation (13/9/1988 - 13/9/2023). Chúc mừng Sinh nhật Tập đoàn FPT 35 năm Thành lập & Phát triển (13/9/1988 - 13/9/2023). Happy 35 th Birthday of Etablishment & Development of FPT Corporation (13/9/1988 - 13/9/2023).
Tuổi trẻ Online: Doanh nghiệp nói gì về chất lượng sinh viên Greenwich Việt Nam ?Tuổi trẻ Online: Doanh nghiệp nói gì về chất lượng sinh viên Greenwich Việt Nam ?
Hơn 1500 sinh viên nhập học Greenwich Việt Nam - Plus de 1.500 nouveaux étudiants à l'entrée de l'Université Greenwich Viet Nam. Hơn 1500 sinh viên nhập học Greenwich Việt Nam - Plus de 1.500 nouveaux étudiants à l'entrée de l'Université Greenwich Viet Nam.

Thống kê

Số lượt truy cập 1.753.274
Tổng số Thành viên 91
Số người đang xem 15
Part 1: Tiểu Luận Hồng Đai II của VS.NGUYỄN VĂN SEN - TỔ ĐƯỜNG - Mémoire du 6ème Dang de Maitre NGUYỄN VĂN SEN.

Đăng ngày: 14/05/2023 00:50
Part 1: Tiểu Luận Hồng Đai II của VS.NGUYỄN VĂN SEN - TỔ ĐƯỜNG - Mémoire du 6ème Dang de Maitre NGUYỄN VĂN SEN.
    "VĂN ÔN VÕ LUYỆN - VĂN VÕ SONG TOÀN" - "RÉVISER LA LITÉRATURE ET S'EXCERCER DE L'ART MARTIAL EN PARALLÈLLEMENT". 02. VIỆT VÕ ÐẠO SINH : Nguyện trung kiên phát huy môn phái, xây dựng thế hệ thanh niên dấn thân hiến ích - I shall faithfully build up my martial arts discipline and develop a new generation of Vovinam youth - Etre fidèle à l’Idéal du Vovinam et être dévoué à sa noble cause - Essere fedele all’idea dell’Arte Marziale ed essere devoto alla sua causa - Der VOVINAM-Schüler soll standhaft die Ideologie der Schule verbreiten und helfen die junge Viet Vo Dao Generation aufzubauen.


 MÔN PHÁI VOVINAM-VIỆT VÕ ÐẠO


TIỂU LUẬN VÕ HỌC


THI LÊN HỒNG ÐAI II CẤP


NGƯỜI ÐỆ TRÌNH

MÔN SINH NGUYỄN VĂN SEN
THỰC HIỆN NĂM 1992

PHIẾU LÝ LỊCH

Họ tên: NGUYỄN VĂN SEN

Năm sinh: 1951

Ngày nhập môn: 1966 (chương trình Học Ðướng Mới)

Ðẳng cấp hiện nay: Hồng đai đệ I cấp

Ngày mang đẳng cấp: Tháng 05/1989

Quá trình hoạt động: Từ năm 1969 - 1975

  • Trung tâm trưởng các TTHL/VVN VVÐ Cần Thơ, Long xuyên, Kiên Giang, Ba xuyên, Ðịnh Tường, Gò Công....

  • Phụ Tá thưởng vụ Cục Huấn luyện Miền Tây

Từ 1988 đến nay:

  • Phó chủ tịch hội VVÐ/TPHCM

  • Chánh văn phòng VS. Chưởng Môn

Ngày thực hiện luận án: Tháng 10 / 1989

Ngày Hoàn thành: Tháng 10 / 1992


THÀNH KÍNH DÂNG LÊN:

ANH LINH CỐ VÕ SƯ SÁNG TỔ - BẬC THẦY MUÔN ÐỜI CỦA NỀN VÕ ÐẠO VIỆT NAM.

TRÂN TRỌNG KÍNH TRÌNH:

VÕ SƯ CHƯỞNG MÔN LÊ SÁNG, BẬC THẦY YÊU KÍNH, NGƯỜI ÐÃ KHAI TÂM VÀ DÌU DẮT CON TRÊN ÐƯỜNG HỌC TẬP VÀ PHỤC VỤ MÔN PHÁI.

KÍNH TRAO VỀ:

- CÔ LÊ THỊ HOÀI HƯƠNG
- Hiền Huynh TRUNG ÐẠO - NGUYỄN VĂN NHÀN: Người đã hết lòng tài bồi và nâng đở tôi trong hơn 20 năm qua với niềm ÐỒNG CẢM sâu sắc.

CHÂN THÀNH CẢM TẠ:

VS NGUYỄN BÌNH
VS NGUYỄN ÐỨC HUỲNH KỲ
VS LÝ PHÚC THÁI
VS LÊ NGỌC NGOẠN
VS NGUYỄN ÐÌNH NAM
Ðã hết lòng hổ trợ để hoàn thành tập tiểu luận này.

KÍNH TẶNG:

Toàn thể VS - HLV/ VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO những người bạn đồng môn thân thiết, đã đóng góp công sức và trí tuệ, để môn phái lớn mạnh như ngày nay.

TRÂN TRỌNG.                                                                           ----------------------000---------------------

  PHẦN I :

NỀN TẢNG VÕ HỌC 
VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO

VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO đặt nền tảng trên sự xây dựng và phát triển toàn diện tinh thần đân tộc Việt để hoà nhập vào đời sống chung của cộng đồng nhân loại, bằng cách ứng dụng nguyên lý Cương Nhu phối triển vào võ học cũng như trong đời sống.

Do đó, VVN -VVÐ đã lấy môn Võ và Vật cổ truyển Việt Nam làm nồng cốt, sau đó nghiên cứu các môn võ thuật khác trên thế giới để thái dụng, hóa giải và nhất al để cải tiến nền kỹ thuật của mình ngỳmột hoàn chỉnh và hữu hiệu hơn.

Với quan niệm đó, VVN - VVÐ đã có một nền võ học phong phú và đa dạng gồm nhiều hệ thống kỹ thuật khác nhau như: Ðòn thế căn bản, quyền pháp, té ngã, đối luyện, song luyện, thế chiến lược, vũ khí, vật, khí công, huyệt đạo ... song vẫn luôn hổ trợ, bổ khuyết cho nhau dựa theo định luật cương Nhu phối triển. Do đó, Vovinam không đặt căn bản chuyên nhất vào một hệ thống kỹ thuật riêng rẽ nào. Vovinam áp dụng những phương pháp huấn luyện hoặc các đối sách chiến đấu cụ thể thích hợp tùy theo thể tạng, trình độ, hoàn cảnh, giới tính của mỗi người hay một nhóm người.

Ví dụ: Ðối với nữ giới hoặc người có thể chất bình thường, phù hợp với các hình thức tập luyện trung bình vừa phải, thì căn bản là lấy sự nhậm lẹ, linh hoạt, trí xão làm chủ yếu. Còn đối với người có thể tạng khỏe mạnh, vạm vỡ, thì lại phù hợp với phương pháp tập luyện nặng ở cường độ vao với các thế đánh dũng mãnh, dữ dội hoặc các thế quăng quật đòi hỏi nhiều thế lực thì căn bản là dùng sức mạnh để càn lướt đối phương. Trái lại đối với người già, người yếu việc luyện võ cốt chỉ để khỏe mạnh, tăng cường khí lực, bảo dưỡng tuổi thọ ... Thì căn bản kuyện tập phải là những động tác nhu nhuyễn, hít thở, thư giản ... Nhẹ nhàng, mềm mại song có tác dụng rất hữu hiệu đến việc điều hòa toàn bộ kinh mạch, và lục phủ ngũ tạng. Ðó là chúng ta chưa kể đếùn tầng lớp thanh thiều nhi cũng phải có những phương pháp tập luyện thích hợp để phát triển các tố chất cơ thể và cả về mặt tâm sinh lý nữa.

Hơn nữa với chủ thuyết Cách Mạng Tâm Thân do cố võ sư Sáng Tổ đã đề xướng. Người quan niệm rằng: Mọi sự, mọi vật trong cuộc đời đều biến dịch không ngừng - kể cả võ thuật cũng vậy - phải luôn luôn được cập nhật, cải tiến và hoàn chỉnh liên tục để theo kịp đà tiến hóa của nhân loại, nếu không nuốn bị đào thải, lạc hậu. 

Người không muốn ràng buộc các huynh đệ vào căn bản của một hệ thống kỹ thuật duy nhất nào - cho dù đó là một hệ thống kỹ thuật hay nhất, đúng nhất trong thời điểm đó - Người muốn các môn đệ sau này phải biết lấy tinh thần và chủ trương Cách Mạng Tâm Thân của Người làm kim chỉ nam trong mọi công cuộc huấn võ và hành võ.

Sinh thời, vốn dĩ là một thanh niên yêu nước nhiệt thành, có quan niệm sâu sắc về lòng ái quốc, cùng khả năng tuyệt vời của một thiên tài võ học. Người đã vô cùng đau xót khi nhìn thấy sự xâm lấn của ngoại bang, không những về đất nước, con người mà còn cả về tư tưởng văn hóa - trong đó có cả võ thuật. Người quan niệm muốn đưa cuộc cách mạng dân tộc đến chổ thành tựu, cần gây cho thanh niên một ý thức cách mạng đúng đắn, một tinh thần quật cướng, một nghị lực qủa cảm, song song với một thân thể đanh thép, vững chắc, sức lực mạnh mẽ dẻo dai, có đầy đủ khả năng tự vệ hoặc tấn công. Hơn nữa, trong mọi cuộc chiến đấu vấn đề tinh thần và danh dự vẫn là hai yếu tố quan trọng để quyết định sự thành bại. Bởi vậy, ngoài phần võ thuật và tinh thần võ đạo, Người còn muốn ràng buộc các môn đồ sau nầy vào danh dự của tổ quốc, nghĩa là thanh niên Việt Nam phải có phương pháp tự vệ mang danh dân tộc Việt Nam, tiêu biểu cho tinh thần tự chủ, bất khuất của tiền nhân để khi chiến đấu phát huy được cái hùng khí, quyết đem vinh quang về cho tổ quốc, cho môn phái.

Với luận cứ đó, sau khi đã học hỏi, khảo cứu và lãnh hội được những yếu quyết căn bản của nền võ học cổ truyền Việt Nam do dòng họ truyền lại. Người đã làm một cuộc canh tân, cải tiến phương pháp huấn luyện rất khoa học, tinh giản từ phân thế, ghép bài, hoc tấn và té ngã hoàn toàn khác biệt với phương pháp của võ cổ truyền Việt Nam, đáp ứng nhu cầu học tập của quảng đại quần chúng và gặt hái được nhiều thanh quả lớn lao thời bấy giờ.

Sau đó, Người tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu hai nền võ thuật nổi tiếng ở thời điểm 1940, đó là Quyền Anh và Nhu Ðạo. Qua đó, Người đã kiện toàn và hoàn chỉnh thêm phần kỹ thuật độc đáo của Vovinam Việt Võ Ðạo. Nếu Nhu đạo nổi tiếng nhờ vào những thế Vật, quăng quật và nhào lộn, té ngã - song vẫn hãy còn hạn chế vì phải nắm được áo đối phương và té ngã trên thảm mềm (tapie) - thì Vovinam đã hoàn chỉnh thêm bằng các thế vật ở mọi tư thế mà không bị lệ thuộc vào trang phục, cùng một phương pháp té ngã ngay trên sàn đá rắn song vẫn bảo đảm an toàn cho người tập. Nếu môn quyền Anh đơn thuần chỉ biết có tấn công bằng các lối đấm đơn giản, thì Vovinam đã kiện toàn thêm phần phản công thực tiển bằng các thế phản đòn giản dị mà hiệu quả. Có thể nói trong giai đoạn này, Vovinam đã đặt căn bản kỹ thuật trên phương pháp té ngã quăng quật và các thế phản đòn đấm đá ngang bằng số ngay, tốc chiến tốc thắng.

Ðến năm 1954, Vovinam tiếp tục phát triển mạnh ở miền Nam Việt Nam. đây là giai đoạn cọ sát thực tế với nhiều môn phái võ nổi danh quốc tế như: Võ Trung Quốc, Tae Kwon do, Karatedo, Aikido, hay Võ Tự Do thượng đài.... Nói cọ sát không có nghĩa là thượng đài giao đấu, mà là thi đua nhau phát triển để tồn tại. Mỗi môn phái phải thể hiện được các nét độc đáo, đặc thù và hiệu quả trong kỹ thuật của mình nếu không muốn bị thụt lùi rồi đi dần đến mai một. Hơn nữa, đây lại là giai đoạn chiến tranh giữa 2 miền đất nước, đo đó khuynh huướng chung của trào lưu võ thuật ở thời điểm này, một lần nữa Vovinam đã điều chỉnh bổ sung vào nền võ học của mình một số hệ thống kỹ thuật khác như: Các thế chiến lược, và kỹ thuật giao đấu, các thế khoá gỡ, tóm bắt, đấu vật và đoạt vũ khí... lần lượt được bổ sung hoàn bị chương trình tập luyện và giảng dạy ngày càng khoa học, hợp lý với cường độ tối đa, để gia tăng phần công lực và kỹ thuật sắc bén, ngõ hầu thích nghi và đáp ứng được nhu cầu hành võ thời thượng. Vì vậy, lớp môn sinh thời đó phần kỹ thuật chiến đấu rất vững vàng và thể lực thật dồi dào sung mãn. Có thể nói phần căn bản của Vovinam ở thời điểm này hơi thiên về sự giao đấu mãnh liệt để tạo sức chịu đựng bền bỉ và lòng dũng cảm coi thướng đau đớn gian khổ.

Ngày nay, nhu cầu tăng cường sừc khỏe, thăng tiến tinh thần và bảo dưỡng tuổi thọ là những ước vọng lớn nhất của loài người. Ðã có bao nhiêu đề án nghiên cứu và vô số các cuộc hội thảo quốc gia, quốc tế để bàn về vấn đề này. Loài người đang đi vào kỹ nguyên hòa bình, và sát cánh nhau giải quyết những vấn nạn của thế kỹ 21, mà chương trình sức khỏe cho con người là một trong những chương trình quan trọng hàng đầu. Chúng ta ai ai cũng đều biết khi khoa học kỹ thuật càng tiến bộ, nhịp sống tăng mau, khiến con người càng dễ xa rời các hình thái vận động cơ thể, thần kinh luôn luôn bị căng thẳng, nên dễ bực bội và cáu giận. Ðây cũng chính là nguồn gốc của mọi chứng bệnh về tâm, thể, và mãn tính - nhất là trong đời sống công nghiệp của các nước phát triển phương Tây - Do vậy, nhu cầu con người ngày nay cần thiết những hình thái tập luyện nhẹ nhàng, linh hoạt mà bổ ích. Vovinam lại một lần nữa được hoàn chỉnh bằng những bài nhu khí công quyền với phương pháp vận động hô hấp thư giản để giảm bớt sự căng thẳng, ổn định hệ thần kinh, điều hòa hơi thở tạo sự an nhiên tự tại, phấn chấn trong đời sống. Ở đây chúng ta cần phải phân biệt rõ nhu khí công quyền của Vovinam với các môn thiền định, yoga hay thái cực quyền ...Nếu yếu quyết của các môn tỉnh luyện như thiền định, Yoga là tĩnh tọa để làm chủ và điều khiển hơi thở theo nhịp 2, 3 hoặc 4 thì. Còn các môn động luyện như Thái Cực quyền, Nhu Quyền hay Dịch Cân Kinh thì chỉ cần hít thở điều hòa tương ứng với sự vận động nhẹ nhàng, mềm mại của quyền pháp mà thôi. Nhu khí công quyền của Vovinam kết hợp cả 2 phần: Chủ động điều khiển hơi thở theo nhịp 2, 3 hoặc 4 thì ngay trong lúc vận động (múa quyền). Với hình thái vận động nhẹ nhàng nhứt này, chúng ta vẫn thấy rõ việc áp dụng nguyên lý Cương Nhu phối triển Múa quyền dùng ý điều khiển hơi thở hít vào (nạp khí) là cương, thở ra (xả khí) nhẹ nhàng là nhu.

Ngoài ra cũng nên hạn chế các phần té ngã - cho dầu có an toàn - cùng những hình thức tập kluyện nặng nề thiên về phần chiến đấu, sát phạt.

Tóm lại, quan niệm của thế giới ngày nay, xem võ thuật là một môn thể dục cao cấp cấn thiết cho việc luyện thể, rèn dũa tinh thần, ổn định nội tâm hơn là dùng để chiến đấu. Vìø vậy từ căn bản kỹ thuật đến chương trình huấn luyện, phương pháp giảng dạy... đều phải được tu chỉnh cho phù hợp. Trên quan điểm đó, một số môn võ đã có những điều chỉnh hợp lý. Vovinam của chúng ta cũng không thể vượt ra ngoài quy luật đó, nếu muốn tồn tại và phát triển sâu rộng.

Ðể thành công trong cuộc sống một người thợ may tài hoa ngoài khả năng chuyên môn giỏi cần phải biết tôn trọng và đáp ứng đúng thị hiếu của khách hàng, biết nắm bắt nhanh nhạy những thay đổi thời trang của xã hội - cho dầu không phù hợp với quan niệm thẩm mỹ riêng của mình - Người VS - HLV/VVN-VVÐ chúng ta cũng vậy. Không thể nói là tôi chỉ thích một hệ thống kỷ thuật này vì nó phù hợp với tôi, và xem thường hay không cần biết các hệ thống kỹ thuật khác của môn phái. Ý thích một hệ thống kỹ thuật nào đó chỉ có thể có ở người môn sinh bình thường - hay người khách hàng, còn nhiệm vụ của người VS - HLV Vovinam là phải có đầy đủ trình độ và năng lực để giảng dạy mọi bài bản, mọi hệ thống kỹ thuật của môn phái cho mọi giới, mọi đối tượng, cũng ví như người thợ may tài hoa phải có đầy đủ mẫu mã để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, chớ không thể nói thích hay không thích.

Cuộc sống là con người và những định chế, luật lệ , đường lối là những tấm áo. Áo phải tương xứng với vóc dáng con người, chớ không thể bắt con người phải phù hợp với tấm áo. Cuộc sống muôn màu ngàn vẽ, thiên hình vạn trạng, đo đó những quy chế, định lụât cũng không thể bất biến mà phải thay đổi tùy thời tùy lúc. Võ thuật cũng vậy, VVN VVÐ của chúng ta cũng vậy. Căn bản kỹ thuật của giai đoạn này có thể sẽ không còn phù hợp với giai đoạn sau và ngược lại. Nhiệm vụ của chúng ta là phải điều chỉnh lại cho phù hợp với nhu cầu tiến hóa của nhân loại để tồn tại và phát triển, Chúng ta không bảo thủ với định kiến cố chấp bắt con người phải tương xứng với tấm áo. Ðó chính là tinh thần và chủ trương Cách Mạng Tâm Thân sáng suốt của Sáng Tổ để lại cho người sau.

Có nghiên cứu tìm hiểu sâu chúng ta mới thấy nổi bật tình ưu việt và độc đáo của nền võ học Vovinam qua phương thức 1 phát triển thành 3. Có nghĩa là một hệ thống kỹ thuật khi phân tích và triển khai sẽ thành ba hệ thống khác nhau. Lấy thí dụ ở các đòn phân thế trình độ 1:

1.Phần phản thế các đòn thay, đòn chân trình độ 1 (hệ thống căn bản)

2. Ghép lại thành bài Tứ Trụ quyền với các đòn phản thế này ( Hệ thống đơn luyện)

3. Phối hợp thành bài liên hoàn đối luyện hoặc song luyện số 1 (Hệ thống đối luyện hoặc song luyện).

Lấy thêm một ví dụ nữa ở các đòn tấn công chiến lược:

1. Các thế chiến lược riêng lẽ từ 1 - 10 (hệ thống chiến lưọc).

2. Ghép lại thành bài Thập tự Quyền với các thế chiến lược này (hệ thống đơn luyện).

3. Phối hợp đánh đuổi để thực tập giao đấu (hệ thống đối kháng).

Tương tự như thế, với phương thức 1 = 3, môn phái sẽ bổ túc cho tất cả các bài bản còn lại. Nghĩa là có đòn căn bản lẻ, thì sẽ được ghép lại thành quyền rồi phối hợp thành đối luyện, song luyện hay song đấu. Trên căn bản của một số động tác chung để hình thành những hệ thống kỹ thuật khác nhau được sắp xếp hợp lý và khoa học. Các hệ thống kỹ thuật này khởi từ đòn phân thế lẻ, tiến tới đơn luyện, song luyện nhằm mục đích gắn bó và phát triển các kỹ năng nhanh, mạnh, bền bỉ, dẻo dai, linh hoạt ... cũng như giúp cho người luyện võ có nhiều hình thức ôn tập thuần thục và dễ nhớ.

Ðây là một sáng tạo rất tân kỳ và độc đáo mà Vovinam muốn đóng góp vào nền võ học chung của nhân loại. Vì hiện nay đối với tất cả các môn võ nổi danh trên thế giới cũng chỉ có thể đáp ứng đựợc 1 hoặc 2 phần mà thôi. Hoặc chỉ có đòn lẻ (Quyền Anh, Nhu đạo..) hay có thên các bài quyền (võ cổ truyền Việt Nam, võ Trung Quốc, TaeKwondo, Karatedo...song thiếu phần song luyện, đó là chưa kể đến việc xây dựng những hệ thống này không hoàn toàn dựa trên các động tác chung thuần nhất.

Phương thức 1 = 3 này đã được Cố Võ Sư Sáng Tổ đề ra và hình thành trong thời gian đầu khai sơn lập phái. Nối theo hướng đó võ sư Chưởng Môn tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh. Ðây chính là định hướng để các võ sư Vovinam học tập, nghiên cứu, soạn thảo các luận án võ học trong các kỳ thi thăng cấp, để làm phong phú và tiêu chuẩn hóa nền võ học VVN - VVÐ. Ðây cũng chính là bản sắc và nét đăc thù chuyên biệt của nền kỹ thuật Vovinam, thể hiện quan điểm và đường lối của môn phái, làm khác đi thì không phải là Vovinam Việt Võ đạo nữa vậy.

Theo phương thức trên thời gian gần đây, môn phái đã hoàn chỉnh thêm một số bài bản nữa. Tất nhiên, chưa được hoàn toàn mỹ mãn. Với tinh thần Cách Mạng Tâm Thân chúng ta phải luôn luôn vươn tới cải tiến phương pháp huấn luyện cho thuận với chiều đi của nhân loại. Ðó chính là trách nhiệm và bổn phận của tấ t cả hàng ngũ môn đồ thuần thành chúng ta.

Hiện nay, trong Vovinam vẫn còn một số bài bản chưa được phân thế thành những đòn cơ bản, và ghép thành bài đối luyện hay song luyện như các bài Xà Quyền, Hạc Quyền, Ngọc Trản, Lão Mai, Bát Quái song đao, Thái Cực đơn đao, Nhật nguyệt đại đao. v.v... Việc hoàn chỉnh các bài bản này đang chờ đón những anh tài trong môn phái góp công thực hiện theo phương thức 1 = 3 để làm luận án thăng đai. Ðược vậy, chính là làm giàu thêm cho kho tàng võ học Vovinam và sẽ được môn phái trân trọng.

Hơn 50 năm qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của cố Võ Sư SángTổ và kế tiếp là Võ Sư Chưởng Môn, môn phái đã từng lúc vượt qua sóng gió để đạt được những thành quả to lớn ngày nay. Trước trào lưu phát triển quốc tế ngày một lớn rộng, việc xác định lại nền tảng căn bản và định hướng tiêu chuẩn của nền võ học Vovinam có một ý nghĩa vô cùng trọng đại. Nó giúp chúng ta - những con người Việt Võ Ðạo - nhận thức rõ và hành động đúng để không đi chệch hướng.

Hơn nữa, việc cải tiến và hoàn chỉnh liên tục các văn bản kỹ thuật ngõ hầu thích nghi với nhu cầu phát triển mới của con người chính là ứng dụng và thực hiện đường lối Cách Mạng TâmThân của Cố Võ Sư Sáng Tổ đã truyền dạy.

 PHẦN II:

VOVINAM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TINH THẦN DÂN TỘC THEO CHIỀU HƯỚNG NÀO.

Ngày nay, với nhịp độ phát triển mau lẹ của khoa học kỹ thuật, thế giới đang được thu hẹp dần. Ðịa giới và khoảng cách của các quốc gia không còn đáng kể. Trong vài thập niên gần đây, quốc tếù đang có khuynh hướng tập trung một số quốc gia trong cùng khu vực tạo thành các khối cộng đồng có chung những quyền lợi và nghĩa vụ về kinh tế chính trị, xã hội và thậm chí cả văn hóa nữa, nhằm đáp ứng nhu cầu sống càng ngày càng cao và đa dạng, để điều giải các mối xung đột, mâu thuẩn giữa các quốc gia trong cùng, cũng như để chuẩn bị tiềm tàng và thực lực trong các cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các khối kinh tế lớn trên thế giới.

Do đó khuynh hướng quốc tế hóa dân tộc để hình thành các khối cộng đồng chung - vượt ngoài phạm trù của các quốc gia - đang có chiều hướng phát triển trong xã hội quốc tế hiện nay.

Ngược lại khuynh hướng trên, cũng có một số quốc gia, một số dân tộc đang dấy lên một phong trào mệnh danh là chủ nghĩa dân tộc để dành độc lập, tự do, bình đẳng .. Muốn tách rời khỏi các hình thức quốc gia hoặc các liên bang đã được xác lập từ lâu đời. Ví dụ như tình trạng đòi tự trị hiện nay của các dân tộc, các nước Cộng Hòa ở Liên Xô, Trung Quốc hay Nam Tư ...

Trước hai thực trạng của tình hình quốc tế hiện hữu, nhận định của chúng ta như thế nào? Môn phái Vovinam luôn đề cao, cổ súy cho việc xây dựng và phát triển tinh thần dân tộc, như vậy có phải là đã chọn khuynh hướng thứ hai hay không ? Hơn nữa, chúng ta xây dựng và phát triển tinh thần dân tộc theo chiều hướng nào ?

Ðiều có thể khẳng định trước tiên là chúng ta không bao giờ chấp nhận một chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, ích kỷ, chỉ biết có quyền lợi riêng tư của dân tộc hay quốc gia mình. Trong mối quan hệ quốc tế ngày nay, không một dân tộc nào có thể đơn độc mà phát riển được. Tuy nhiên, chúng ta cũng không hoàn toàn tán đồng khuynh hướng thứ nhất, chỉ biết phục vụ cho quyền lợi của các khối cộng đồng chung, mà quên đi hoặc xem nhẹ bổn phận đối với sự phát triển của quốc gia hay dân tộc mình. Ngoài ra, ở một khía cạnh khác, chúng ta cũng cần cảnh giác một số thế lực quốc tế với cái võ hào nhoáng bên ngoài, và thường nhân danh những chiêu bài tốt đẹp để thực hiện âm mưu áp đặt các dân tộc nhược tiểu hầu tạo một vương quyền cho riêng một tập thể, một dân tộc hay một quốc gia đi ngược lại đà tiến hóa và truyền thống của các dân tộc nhỏ bé khác trong vùng.

Trường hợp này, cái gọi là tinh thần dân tộc mà mọi người cho là hẹp hòi, thiển cận có phải chăng là lời kêu gọi thiêng liêng, khẩn thiết, là sự đối kháng dũng mãnh đầy chính nghĩa, là vũ khí tinh thần trong cuộc đối đầu không cân sức, chỉ mong những quyền sống căn bản được tôn trọng phù hợp với Tuyên Ngôn Quốc Tề Nhân Quyền của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, và trong trào lưu dân chủ của cả nhân loại hiện nay chăng ?

Như vậy, nếu chỉ ở vào 1 torng 2 khuynh hướng trên là chúng ta đã tự đặt mình vào một cuộc đối kháng. Phối triển hai quan niệm đó sao cho đúng lúc, đúng nơi để tìm phương sách tự tồn và tự tiến hợp lý cho dân tộc. Ðó chính là việc thể hiện và ứng dụng nguyên lý Cương Nhu Phối Triển của Vovinam trong việc xây dựng và phát triển tinh thần dân tộc.

Ðến đây, để sáng tỏ thêm vấn đề, thiết tưởng chúng ta cũng nên tìm hiểu và định nghĩa qua về từ ngữ DânTộc.
Theo định nghĩa ban đầu thì dân tộc là những người cùng sống trong một tập thể, dưới một thể chế và có cùng một số quyền lợi hoặc bổn phận được pháp luật quy định và công nhận.

Tất nhiên, cùng với thời gian, sự định nghĩa này dần dà đã thay đổi đi ít nhiều. Khởi đầu, trong các tổ chức xã hội sơ đẳng, dân tộc chỉ gồm những người họ hàng thân thuộc sống thành từng gia đnh riêng biệt. Mỗi gia đình đều tự quản, tự cung, tự cấp. Sự hợp quần giữa các gia đình này thật hãn hữu. Nếu có, cũng chỉ trong một thời gian ngắn, với các mục đích cụ thể như săn bắn chung ... và suốt thời gian này họ chỉ chấp nhận một số quy ước thật đơn giản mà thôi, để rồi sau đó lại trở về với đời sống độc lập cố hữu của mỗi gia đình.

Dần dà nền tảng gia đình được phát triển thành thị tộc. Ðây là một hình thái xã hội có tính liên tục và cổ xưa nhất của nhân loại. Một nhóm gia đình sống tụ tập, quây quần bên nhau trên cùng một khu đất, dưới quyền cai trị của một Tộc Trường. Cùng thờ một vật Tổ, cùng chấp nhận một số luật lệ, tập tục cần thiết để duy trì sự sinh hoạt chung. Trong cuộc sống thường ngày, ý thức cần thiết về sự hợp quần để tồn tại được hình thành dần và ngày một nâng cao, phát triển. Ðó là tinh thần Thân tộc - khởi điểm của tinh thần dân tộc sau này.

Với quy luật phát triển tự nhiên, theo thời gian những thị tộc lân cận có mối quan hệ lâu dài dần dà được thống nhất lại để tạo thành các bộ tộc (hay bộ lạc). Dân số trong các bộ tộc ngày một đông. Nhu cầu ngày một cao và nhiều hơn đòi hỏi đất đai canh tác và các khu vực săn bắn lớn hơn, rộng rãi hơn. Thêm vào đó là những mâu thuẫn nẩy sinh từ sự khác biệt về chủng tộc, tín ngưỡng, phong tục v.v... giữa các bộ tộc, đã là những nguyên nhân phát sinh chiến tranh giữa các bộ tộc. Những bộ lạc lớn hùng mạnh hơn thôn tính dần các bộ lạc nhỏ. Tộc trưởng giờ đây đã trở thành Lãnh Chúa quyền uy và trong lãnh địa của ông ta đã có nhiều tộc đẳng khác nhau. Ðây là giai đoạn quốc gia sơ khai. Hai chử dân tộc trong giai đoạn này đã không còn mang ý nghĩa của một giòng họ thuần nhất nữa. Nó đã khoác trên mình ý nghĩa là người dân của một quốc gia hay một triều đại hùng mạnh. Ví dụ như tộc Hán, Tộc Mãn, tộc Việt v.v.

Kế tiếp là giai đoạn quốc gia hoàn chỉnh. Lúc này các lãnh chúa đã chinh phục được các bộ tộc rất xa xôi và khác biệt về mọi hình thức từ ngôn ngữ, chủng tộc đến phong tục tập quán, tìn ngững v.v.. Họ đã biết dùng thủ thuật chính trị để đồng hóa dần các dân tộc bị chiếm đóng. Hai chử dân tộc lúc này lại được mang hai ý nghĩa khác nhau. Nghĩa hẹp nó biểu hiện cho một quần thể cá biệt trong nhiều tập thể của cộng đồng dân tộc. Vì dụ như dân tộc Kinh, Mường, Mán, Tày, Nùng v.v. trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Nghĩa rộng hơn nó bao gồm tất cả các tập thể dân tộc trong cộng đồng quốc gia này để phân biệt với các cộng đồng quốc gia khác. Vì dụ: Tất cả các dân tộc Kinh, Mường, Mán, Tày Nùng ... Kể trên đều được gọi chung là dân tộc Việt Nam để phân biệt với các dân tộc Trung Hoa, Ấn Ðộ hay Nhật, Pháp.

Tinh thần dân tộc - nền tảng cai trị của các xã hội thị tộc, bộ tộc - được thay thế bằng tinh thần pháp trị (hiến pháp, luật lệ ...) trong các xã hội quốc gia Quốc gia càng hùng mạnh, thịnh vượng thì các nguyên tắc,thể chế lại càng hết sức chặt chẻ, hợp lý (ở một mức đột nào đó) và mọi người dân phải có ý thức tôn trọng tuân thủ. Nhận thức về sự tồn tại chung, cùng những tình tự và truyền thống dân tộc được phát sinh và tích lũy trong quá trình dựng nước, cũng như sự gắn bó mật thiết về quyền lợi và nghĩa vụ chung đối với đất nước ...đã là mối dây đan kết mọi người dân trong cùng một quốc gia, tuy vô hình song hết sức thiêng liêng, cần thiết cho bất cứ một dân tộc nào. Ðó chính là tinh thần dân tộc.

Cùng với các kỷ thuật truyền thông, vận chuyển hiện đại ngày nay, và sự thoái trào của các cuộc đấu tranh ý htức hệ trên phạm vi toàn cầu, đã góp phần đẩy mạnh việc giao lưu, tiếp xúc giũa các dân tộc có những nền văn hoá, văn minh tinh thần khác nhau ngày một sâu rộng hơn. Thời đại chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi sâu sắc của những học thuyết, định luật tưởng chừng bất biến, cũng như việc hình thành và phát triển một nền văn hoá thế giời. Ðó không phải là một tập hợp bao gồm tất cả nền văn hóa của các nước cộng lại, mà là nền văn hoá thế giới mang tính chất chung, có sức sống và quy luật vận động riêng.

Như vậy, trong một tương lai không xa, người ta sẽ định nghĩa hai chử dân tộc ra sao ? Và trong nền văn hoá thế giới, truyền thống và nét đặc thù của các dân tộc sẽ được sàng lọc như thế nào ? Tất nhiên một yếu tố độc đáo trong tinh thần của một dân tộc n ào đó có thể sẽ trở thành tài sản chung của nhân loại và có ảnh hưởng đến nền văn hoá của các dân tộc khác. Việc này nếu có tất yếu không phải là do bị áp đặt hoặc ảnh hưởng (kinh tế, chính trị, quân sự) của dân tộc đó, mà chính là vì yếu tố đó phổ biến, mang tính chất tốt đẹp chung cho các dân tộc. Ngược lại, tất sẽ nãy sinh đối kháng.

Như phần trên chúng ta đã khẳng định, VOVINAM không chấp nhận tinh thần dân tộc hẹp hòi, thiển cận hay những tinh thần cực đoan khác như: dân tộc quá khích, dân tộc siêu đẳng hay phi dân tộc. Vì nếu chọn một tinh thần dân tộc nào trong các loại này, là chúng ta đã ở một cực đoan này so với cực đoan khác, và điều này hoàn toàn trái ngược với tinh thần Cương Nhu phối triển. Hơn nữa, thực chất và giá trị của những tinh thần này cũng không giúp ích gì được cho việc xây dựng và phát triển dất nước. Nếu không muốn nói đó là nguyên nhân chính kiềm hãm sức sống và sự thăng tiền của dân tộc, đưa đất nước đến nghèo nàn, lạc hậu. tình trạng chậm tiến, thoái hóa của dân tộc ta hiện nay là một bài học đắt giá thể hiện quan điểm sai lầm của những triều đại đã qua, trong việc áp dụng một tinh thần dân tộc cực đoan làm đường lối lãnh đạo, điều hành đất nước.

Sự sống theo triết học Ðông Phương - được hình thành từ hai thành tố Âm - Dương. Một trong những đặc tính của sự sống là liên tục chuyển động. sức chuyển động được tạo nên bởi hai lực qua lại ngược chiều. Do đó, nếu hai lực vận động cân bằng sẽ tạo nên sự chuyển động tốt, ngược lại sẽ gây bế tắc. Sự sống hình thành và phát triển tốt là do Âm - Dương điều hòa. Ở lãnh vực kinh tế, thị trường được hình thành và chuyển động tốt khi hai lực Cung - Cầu quân bình. Ðó là quy luật vận động tất yếu. Hai ngẫu lực Âm - Dương, Cung - Cầu nếu đối kháng để triệt tiêu lẫn nhau thì không còn sự sống và thị trường sẽ hổn loạn, mất ổn định nói gì đến phát triển. Ngược lại, nếu chỉ có duy nhất một thành tố Âm hoặc Dương, một lực Cung hay Cầu thì làm gì có sự sống và thị trường. Do vậy, với nguyên lý Cương Nhu phối triển sự sống hình thành và phát triển, thị trường chuyển động và ổn định, cũng như ở lãnh vực khác của xã hội và đời sống. Tóm lại, chúng ta có thể rút ra hai nhận xét sau:

  • Sự đối kháng là quy luật tất yếu trong đời sống
  • Sự đối kháng phải được hóa giải bằng tinh thần và nguyên lý Cương Nhu phối triển mới tạo được giá trị và lợi ích tốt đẹp cho đời sống, nếu không sẽ triệt tiêu lẫn nhau.

Với nhận định trên. VOVINAM không chủ trương xây dựng và phát triển tinh thần dân tộc trên quan niệm bách chiến bách thắng, anh hùng đệ nhất thiên hạ hay thiên hạ đệ nhất gia. Những quan niệm này đều xuất phát từ tinh thần dân tộc cực đoan quá khích hay siêu đẳng. Ở một góc độ nào đó, quan niệm này là một nguồn động lực tinh thần thiết yếu phù hợp trong các cuộc chiến tranh vệ quốc đầy đủ chính nghĩa dân tộc để dành quyền sống còn cho đất nước, chớ tuyệt nhiên không thể xem đó là đường lối lãnh đạo trong việc xây dựng và phát triển đất nước được.

Tinh thần dân tộc VOVINAM luôn vượt lên trên mọi ranh giới, mọi phân biệt kỳ thị, nhưng tuyệt đối không phải để tranh đoạt xâm chiếm các dân tộc khác. Vượt cao để thấy được những thấp kém của con người, hầu tìm cách nâng đỡ và hướng dẫn để mọi người cùng vươn cao lên được như mình. Vì có ở trên cao mới nhìn thấy rõ chổ thấp. Có điều kiện mới có thể giúp đỡ, hổ trợ cho người. VOVINAM luôn mong muốn được cống hiến những thành tựu tốt đẹp nhất của mình cho mọi người, mọi dân tộc. Tư tưởng này cũng đã được thể hiện rất rõ qua quan niệm sống của người môn sinh VOVINAM đó là: Sống - Giúp người khác Sống - và Sống cho người khác.

Với chủ thuyết Cách Mạng Tâm thân, VOVINAM nhằm đào tạo những con người có cao vọng hợp lý, đầy đủ TÍNH - KHÍ - TÀI, luôn làm chủ được tư tưởng và hành vi trong đời sống để tự tiến, giúp tiến và hiến ích. Những người công dân với ý thức trách nhiệm cao trong việc gìn giữ, nâng cao và phát triển bản sắc đặc thù của dân tộc mình đóng góp chung vào nên văn minh nhân loại.

Ðể thực hiện quan điểm trên, VOVINAM chủ trương xây dựng và phát triển tinh thần dân tộc theo 5 tiêu hướng căn bản sau đây:

1. TINH THẦN TỰ CHỦ: 

Làm chủ được ý thức, tư tưởng và hành vi của mình trong đời sống. Thực hiện tinh thần tự lập tự cường không nhờ vả ỷ lại để giữ được thái độ sống trung thực, độc lập trong việc công cũng như tư. Làm chủ được tình cảm và ước vọng. Biết định hướng ước vọng phù hợp với khả năng cùng hoàn cảnh thực tế, và cố gắng thực hiện thành công ước vọng đó. Quan niệm Không thành công thì thành nhân chỉ là niềm an ủi tinh thần cho những người bất đắc chí. Người môn sinh VOVINAM, với tinh thần tự chủ phải biết định hướng ước vọng của mình,. Thà thành công trong việc nhỏ hơn là thất bại trong việc lớn ngoài khả năng và hoàn cảnh. Muốn lên cao phải bước từ thấp. Nhiều thành quả nhỏ tích lũy sẽ thành công nhiệp lớn. Một tập thể nhiều anh tài nhưng không biết lượng sức mà luôn thất bại thì tập thể đó khó có tương lai.

Trong quá trình dựng nước của dân tộc Việt đã xuất hiện biết bao tấm gương Anh Hùng, Kỳ Nữ. Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn là một trong các tấm gương vĩ đại, một bài học lớn,thể hiện sâu sắc tinh thần tự chủ cao độ của cả dân tộc. Với câu nói bất hủ: Nếu Bệ Hạ muốn hàng xin hãy chém đầu thần trước đã, thể hiện lòng quyềt tâm vào vệ nền độc lập, tự chủ cho dân tộc. Ngoài tài thao lược của một nhà quân sự thiên tài, Ngài đã biết vượt lên trên những tham vọng thế thường, chế ngự được những thù hận nhỏ nhen của gia đình và dòng tộc, chủ động hòa giải các mối hiềm khích với những thân vương nhà Trần, đặt quyền lợi và sự tồn vong của đất nước lên trên hết, nêu cao đức tự chủ sáng ngời cho sự đoàn kết toàn dân. Ðây là một trong những tác nhân chính yếu mang lại thắng lợi trong 3 cuộc chiến tranh vệ quốc chống đế quốc Mông - Nguyên, một đề quốc hùng mạnh vào bậc nhất ở thế kỷ thứ 13.

Tinh thần tự chủ còn thể hiện ở chổ phải biết dừng lại hợp thời đúng lúc. Thói thường người ta thường nhân danh những mục tiêu cao thượng, tốt đẹp - còn mãi ở đâu đâu - để sẳn sàng thực hiện và biện minh cho các hành động xấu xa tệ hại trái ngươc với mục tiêu tốt đẹp ban đầu. Không thể vì muốn đạt mục đích vội vã mà hành động với bất cứ giá nào. Các biện pháp hay phương tiện phải thể hiện được tính chất tốt đẹp, hướng thượng của cứu cánh muốn đạt tới. Do đó, phải biết chủ động dừng lại đúng lúc đừng để bị trượt đà. Quan niệm CÔNG THÀNH -THÂN THOÁI cũng là một hình thức tự chủ đúng mức khi đã tới đỉnh vinh quang.

2. TÍNH THUẬN HÒA: 

Tức thuận Thiên - Hòa Nhân. Thuận theo mệnh trời, Hòa với Lòng Người, Hợp với hoàn cảnh. Vạn vật có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông, mùa nào thích nghi thức ấy. Thời tiết có mưa, nắng. Nắng thì phơi phóng, mưa thì gieo cấy. Ngày làm đêm nghỉ. Nóng dùng quạt, lạnh đắp chăn ... Nói chung không trái thời nghịch tiết thì bỏ công sức ít mà thu hoạch nhiều. Sống thuận hời, hợp tiết và biết vui với cảnh ngộ thì thư thái, an nhiên, sức khỏe tăng tiến, nâng cao được tuổi thọ.

Tính thuận hòa của người mộn sinh VOVINAM là không bao giờ xây dựng trên nghịch lý, trên đã phá hay đối kháng. Thuận thời thì làm, chưa thuận thì ngưng. Hợp tính, hợp tình thì cộng tác làm việc gắn bó chặt chẻ, chưa hợp thì việc ai nấy làm, cùng gắng sức thi đua trên tinh thần võ đạo chân chính, không chê bai đã kích, hằn học dèm pha. Luôn chú trọng đến việc trồng cây mới, chớ không phá hủy cây cũ - vì một khi cây mới đã đử sức vươn lên, thì cây cũ mục đã tự hủy rồi, hoặc lúc đó nếu cần chỉ kẽ lay sẽ đổ, đâu cần tốn sức.

3. ÐỨC NHẪN NHỊN: 

Kiên nhẫn chịu đựng mọi thử thách, mọi nghịch lý trong cuộc sống để hoán cải, vượt thắng hầu vươn lên. Ðây không phải là một tính yếu hèn hay nhu nhược mà chính là tinh thần đại dũng của ngưới có chí hướng. Biết chịu đựng những việc nhỏ để đạt các mục tiêu lớn. Hưng Ðạo Ðại Vương kiên nhẫn chịu đựng từ thất baị này đến thất bại khác, triệt hoái hết trận này đến trận khác, chủ đích để tránh thế mạnh ban đầu của đối phương hầu bảo toàn lực lượng đánh những trận chiến lược dành thắng lợi sau cùng. Bình Ðịnh Vương Lê Lợi với quyết tâm sắt đá đã biết nhẫn nhịn làm lại, làm lại mãi, để cuối cùng dành được chiến thắng toàn vẹn cho dân tộc sau 10 năm thất bại liên tục.

4. DÂN CHỦ VÀ BÌNH ÐẲNG:

Trong lịch sử dân tộc ta tinh thần dân chủ bình đẳng đã từng được phát huy cao độ ở triều đại nhà Trần qua cuộc Hội Nghị Diên Hồng nổi tiếng. Vì dân là chủ, nên khi hữu sự hoặc vận nước lâm nguy thì người dân được quyền ngồi bàn luận việc nước ngang với các thân vương, đại thần, quý tộc của triều đình. Vì ý dân là ý trời, thuận lòng dân thì còn, nghịch lòng dân thì mất.

Bình đẳng để mọi người đều có cơ hội vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo hèn bằng chính tài năng thực sự của mình. Dân tộc ta vốn có truyền thống trọng người có thực tài, thực đức chớ không câu nệ giai cấp xuất thân. Do đó, từ thằng bé chăn trâu, hoặc con của Mõ - các giai cấp cùng đinh nhất trong xã hội Việt Nam xưa - đến con cái các thân vương, công hầu khanh tướng đều có quyền dự thí và được trọng dụng như nhau nếu có tài đức thực sự. Dân chủ phải đi đôi với bình đẳng. Vì Dân chủ mà thiếu Bình đẳng chỉ là dân chủ giả hiệu.

Trong một tập thể cũng vậy, người có tài đức phải được trọng dụng đúng với khả năng và công việc. Người nào việc đó. Có được như vậy, mới phát huy hết khả năng và tâm trí của mọi người và hạn chế được nạn bè phái làm suy yếu sức mạnh của tập thể.

 

* Tiếp theo phần 2: http://vovinam.phutho.vn/GIOI-THIEU/2433454/105902/Part-2-Tieu-Luan-Hong-Dai-II-cua-VSNGUYEN-VAN-SEN-TO-DUONG-Memoire-du-6eme-Dang-de-Maitre-NGUYEN-VAN-SEN.html


| Chia sẻ |
THẢO LUẬN  
Chưa có thảo luận nào
Ý KIẾN CỦA BẠN  
  Hãy đăng nhập để thảo luận
  Tin cùng loại cũ hơn
Part 2: Tiểu Luận Hồng Đai II của VS.NGUYỄN VĂN SEN - TỔ ĐƯỜNG - Mémoire du 6ème Dang de Maitre NGUYỄN VĂN SEN.
Part 3: Tiểu Luận Hồng Đai II của VS.NGUYỄN VĂN SEN - TỔ ĐƯỜNG - Mémoire du 6ème Dang de Maitre NGUYỄN VĂN SEN.
THƯ CHƯỞNG MÔN 47 "BÀN LUẬN VỀ "NHÂN SINH QUAN & VŨ TRỤ QUAN" - LETTRE DU MAITRE PATRIARCHE N°47 " DISCUSSION SUR LA "CONCEPTION HUMAINE & MONDIALE".
THƯ CHƯỞNG MÔN 37-40 BÀN LUẬN VỀ "CÁCH MẠNG TÂM THÂN" - LETTRE DU MAITRE PATRIARCHE N°37- N°40 À LA DISCUSSION SUR LA"RÉVOLUTION DE L'ESPRIT ET DU CORPS PHYSIQUE.
THƯ CHƯỞNG MÔN 36 "BÀN LUẬN VỀ NGUYÊN LÝ CƯƠNG NHU PHỐI TRIỂN" - LETTRE DU MAITRE PATRIARCHE N°36 " DISCUSSION SUR LE PRINCIPE DE LA FORCE ET DE LA SOUPLESSE EN HARMONIE".
Cùng Chưởng Môn đi xem chợ Tết - Accompagnons avec Maitre Patriarche au marché du Têt (Nouvel An lunaire Vietnamien).
Tưởng niệm Sáng Tổ Nguyễn Lộc lần thứ 62 (04/04/1960 -04/04/2022 ÂL) - La 62ème Commémoration du Décès du Fondateur Nguyễn Lộc (04/04/1960 - 04/04/2022 Lunnaire).
VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO HƯỚNG ĐẾN LỄ TƯỞNG NIỆM SÁNG TỔ NGUYỄN LỘC LẦN THỨ 62 - Vers la 62ème Commémoration du Décès du Fondateur Nguyễn Lộc.
Kỷ niệm 11 năm ngày mất Chưởng môn Lê Sáng - A la 11ème Commémoration de la mort du Maitre Patriarche Lê Sáng (2010-2021).
Nguyễn Lộc - Người Startup tài ba. Kỷ niệm 61 năm ngày mất của Người (Nguyễn Lộc, un talentueux créateur - A l'occassion de 61 ans de sa mort (04/04/1960 - 04/04/2021 Lunnaire).

VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO

Câu Lạc Bộ Nhà Tập Luyện TDTT Phú Thọ

Địa chỉ : 219 Lý Thường Kiệt, P.15, Q.11, TP.HCM

 Tel : 0913.833.760 -Không biết ngượng- Email BBT : vvnphutho@gmail.com

Website: www.vovinam.divivu.com Hoặc: http://vovinam.phutho.vn