Hôm nay, ngày 28/03/2024
VĂN ÔN - VÕ LUYỆN - TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO - BÀN TAY THÉP VỚI TRÁI TIM TỪ ÁI

GIỚI THIỆU

LIÊN KẾT WEBSITE

Tin mới đăng

Liên đoàn Vovinam Cần Thơ tưởng niệm cố võ sư Nguyễn Văn Nhàn - Fédération Vovinam Cần Thơ commémore le Maitre Nguyễn Văn Nhàn.  Liên đoàn Vovinam Cần Thơ tưởng niệm cố võ sư Nguyễn Văn Nhàn - Fédération Vovinam Cần Thơ commémore le Maitre Nguyễn Văn Nhàn.
TRỜI ĐẤT THẦY MẤT THẬT RỒI SAO THẦY - OH DIEU, MAITRE EST VRAIMENT PERDU, MAITRE TRUNG ĐẠO_NGUYỄN VĂN NHÀN !TRỜI ĐẤT THẦY MẤT THẬT RỒI SAO THẦY - OH DIEU, MAITRE EST VRAIMENT PERDU, MAITRE TRUNG ĐẠO_NGUYỄN VĂN NHÀN !
Cáo phó - Phân ưu - Tiểu sử thầy Trung Đạo - Nguyễn Văn Nhàn (13-7-1950 & 25-2-2024).- Annonce du décès - Condoléances - Biographie du Maitre Trung Đạo_Nguyễn Văn Nhàn (13-7-1950 & 25-2-2024).Cáo phó - Phân ưu - Tiểu sử thầy Trung Đạo - Nguyễn Văn Nhàn (13-7-1950 & 25-2-2024).- Annonce du décès - Condoléances - Biographie du Maitre Trung Đạo_Nguyễn Văn Nhàn (13-7-1950 & 25-2-2024).
Kỷ niệm 10 năm gắn bó với Vovinam FPT Greenwich Việt Nam (2013 - 2023) - Honorer mon 10ème Anniversaire attachant avec Vovinam FPT Greenwich VietNam (2013 - 2023).Kỷ niệm 10 năm gắn bó với Vovinam FPT Greenwich Việt Nam (2013 - 2023) - Honorer mon 10ème Anniversaire attachant avec Vovinam FPT Greenwich VietNam (2013 - 2023).
Tận tâm tận lực lan tỏa Vovinam - Dédié à la diffusion du Vovinam. Tận tâm tận lực lan tỏa Vovinam - Dédié à la diffusion du Vovinam.
KHAI MẠC GIẢI VÔ ĐỊCH VOVINAM THẾ GIỚI LẦN 7 - 2023 - OUVERTURE DU 7ème CHAMPIONNAT MONDIAL DU VOVINAM EN 2023.KHAI MẠC GIẢI VÔ ĐỊCH VOVINAM THẾ GIỚI LẦN 7 - 2023 - OUVERTURE DU 7ème CHAMPIONNAT MONDIAL DU VOVINAM EN 2023.
GIẢI VÔ ĐỊCH VOVINAM THẾ GIỚI LẦN VII NĂM 2023 - The 7th WVVF World Vovinam Championships 2023.GIẢI VÔ ĐỊCH VOVINAM THẾ GIỚI LẦN VII NĂM 2023 - The 7th WVVF World Vovinam Championships 2023.
TRI ÂN 20-11 "THẦY TÔI & NGHIỆP VÕ" - A la gratitude de la Journée des Enseignants Vietnamiens du 20 Novembre "Notre Maître & Sa carrière d'arts martiaux".TRI ÂN 20-11 "THẦY TÔI & NGHIỆP VÕ" - A la gratitude de la Journée des Enseignants Vietnamiens du 20 Novembre "Notre Maître & Sa carrière d'arts martiaux".
HÀNH TRÌNH 85 NĂM VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO TRỞ THÀNH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA - L'ITINÉRAIRE DE 85 ANS DU VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO DEVENU LA PATRIMOINE CULTUREL IMMATÉRIEL NATIONALHÀNH TRÌNH 85 NĂM VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO TRỞ THÀNH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA - L'ITINÉRAIRE DE 85 ANS DU VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO DEVENU LA PATRIMOINE CULTUREL IMMATÉRIEL NATIONAL
Tự hào Vovinam được công nhận Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia - Vovinam est fier d'être reconnu comme Patrimoine Culturel Immatériel National.Tự hào Vovinam được công nhận Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia - Vovinam est fier d'être reconnu comme Patrimoine Culturel Immatériel National.
Vovinam được công nhận Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia - Vovinam est reconnu comme Patrimoine Culturel Immatériel National.Vovinam được công nhận Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia - Vovinam est reconnu comme Patrimoine Culturel Immatériel National.
PHÁT BIỂU CỦA HỘI ĐỒNG VÕ SƯ CHƯỞNG QUẢN NHÂN LỄ KỶ NIỆM 85 NĂM THÀNH LẬP MÔN PHÁI VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO (1938-2023) - Paroles du Conseil des Maîtres lors 85ème Anniversaire de l'École (1938-2023).PHÁT BIỂU CỦA HỘI ĐỒNG VÕ SƯ CHƯỞNG QUẢN NHÂN LỄ KỶ NIỆM 85 NĂM THÀNH LẬP MÔN PHÁI VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO (1938-2023) - Paroles du Conseil des Maîtres lors 85ème Anniversaire de l'École (1938-2023).
 ''CHÚC MỪNG SINH NHẬT LẦN THỨ 72 CỦA THẦY SEN - HAPPY 70th BIRTHDAY OF MASTER SEN - JOYEUX 72ème ANNIVERSAIRE DE MAITRE SEN !!!''. ''CHÚC MỪNG SINH NHẬT LẦN THỨ 72 CỦA THẦY SEN - HAPPY 70th BIRTHDAY OF MASTER SEN - JOYEUX 72ème ANNIVERSAIRE DE MAITRE SEN !!!''.
Học võ và dạy võ xưa và nay - Apprendre & Enseigner l'art martial de l'autrefois et de nos jour.Học võ và dạy võ xưa và nay - Apprendre & Enseigner l'art martial de l'autrefois et de nos jour.
Võ và truyền thống “Tôn sư trọng đạo” - L'art martial & Sa tradition “Respecter son Maître & Respecter sa voie morale”.Võ và truyền thống “Tôn sư trọng đạo” - L'art martial & Sa tradition “Respecter son Maître & Respecter sa voie morale”.
Truyền thống "Tôn Sư Trọng Đạo" - Tradition “Respecter son Maître & Respecter sa voie morale”.Truyền thống "Tôn Sư Trọng Đạo" - Tradition “Respecter son Maître & Respecter sa voie morale”.
PHÁT HÀNH BỘ TEM CHUNG VOVINAM VIỆT NAM & VÕ ẤN ĐỘ - PUBLICATION D'UNE COLLECTION COMMUNE DE TIMBRE DU VOVINAM VIETNAM & ARTS MARTIAUXINDIENS EN 2023.PHÁT HÀNH BỘ TEM CHUNG VOVINAM VIỆT NAM & VÕ ẤN ĐỘ - PUBLICATION D'UNE COLLECTION COMMUNE DE TIMBRE DU VOVINAM VIETNAM & ARTS MARTIAUXINDIENS EN 2023.
Kỷ niệm 13 năm ngày mất Chưởng môn Lê Sáng - A la 13ème Commémoration de la mort du Maitre Patriarche Lê Sáng (2010-2023).Kỷ niệm 13 năm ngày mất Chưởng môn Lê Sáng - A la 13ème Commémoration de la mort du Maitre Patriarche Lê Sáng (2010-2023).
Thông báo: Lễ Giổ Chưởng Môn Lê Sáng lần thứ 13 (2010 - 2013) - Annonce: Organisation à la 13ème Cérémonie commémorale de la mort du Maitre Patriarche LÊ SÁNG (2010 - 2013).Thông báo: Lễ Giổ Chưởng Môn Lê Sáng lần thứ 13 (2010 - 2013) - Annonce: Organisation à la 13ème Cérémonie commémorale de la mort du Maitre Patriarche LÊ SÁNG (2010 - 2013).
PHÂN ƯU CÙNG GIA ĐÌNH THÂN MẪU VS.VŨ TRỌNG BẢO - SINCÈRES CONDOLÉENCES AVEC LA FAMILLE DE LA MÈRE DE MAITRE VŨ TRỌNG BẢO.PHÂN ƯU CÙNG GIA ĐÌNH THÂN MẪU VS.VŨ TRỌNG BẢO - SINCÈRES CONDOLÉENCES AVEC LA FAMILLE DE LA MÈRE DE MAITRE VŨ TRỌNG BẢO.
DI NGÔN CỦA SÁNG TỔ NGUYỄN LỘC (1912-1960) - Les dernières paroles du Maitre Fondateur Nguyễn Lộc (1912-1960).DI NGÔN CỦA SÁNG TỔ NGUYỄN LỘC (1912-1960) - Les dernières paroles du Maitre Fondateur Nguyễn Lộc (1912-1960).
VVF thông báo về việc tổ chức Kỳ thi thăng đai cấp cao đẳng môn Vovinam Việt Võ Đạo tại Trường IVS - HN - VVF informe concernant le Passage de grade supérieur organisé au Lycée IVS de HN.VVF thông báo về việc tổ chức Kỳ thi thăng đai cấp cao đẳng môn Vovinam Việt Võ Đạo tại Trường IVS - HN - VVF informe concernant le Passage de grade supérieur organisé au Lycée IVS de HN.
"CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ - “Qu'il est plus aigu que la dent d'un serpent D'avoir un enfant ingrat"."CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ - “Qu'il est plus aigu que la dent d'un serpent D'avoir un enfant ingrat".
''GIẬU ĐỔ BÌM LEO - When the tree is fallen, everyone run to it with his axe - Lorsque l'arbre est tombé , tout le monde court à elle avec sa hache''.''GIẬU ĐỔ BÌM LEO - When the tree is fallen, everyone run to it with his axe - Lorsque l'arbre est tombé , tout le monde court à elle avec sa hache''.
Luật nhân quả đối với người “ác khẩu” - The law of Karma with an "evil tongue" person - La loi du Karma avec la "personne à la mauvaise langue".Luật nhân quả đối với người “ác khẩu” - The law of Karma with an "evil tongue" person - La loi du Karma avec la "personne à la mauvaise langue".
''Ăn cháo đá bát - Bite the hand that feeds - La fête passée, adieux le Saint''.''Ăn cháo đá bát - Bite the hand that feeds - La fête passée, adieux le Saint''.
LÒNG TỰ TRỌNG - RESPECT DE SOI.LÒNG TỰ TRỌNG - RESPECT DE SOI.
Chúc mừng Sinh nhật Tập đoàn FPT 35 năm Thành lập & Phát triển (13/9/1988 - 13/9/2023). Happy 35 th Birthday of Etablishment & Development of FPT Corporation (13/9/1988 - 13/9/2023). Chúc mừng Sinh nhật Tập đoàn FPT 35 năm Thành lập & Phát triển (13/9/1988 - 13/9/2023). Happy 35 th Birthday of Etablishment & Development of FPT Corporation (13/9/1988 - 13/9/2023).
Tuổi trẻ Online: Doanh nghiệp nói gì về chất lượng sinh viên Greenwich Việt Nam ?Tuổi trẻ Online: Doanh nghiệp nói gì về chất lượng sinh viên Greenwich Việt Nam ?
Hơn 1500 sinh viên nhập học Greenwich Việt Nam - Plus de 1.500 nouveaux étudiants à l'entrée de l'Université Greenwich Viet Nam. Hơn 1500 sinh viên nhập học Greenwich Việt Nam - Plus de 1.500 nouveaux étudiants à l'entrée de l'Université Greenwich Viet Nam.

Thống kê

Số lượt truy cập 1.740.233
Tổng số Thành viên 91
Số người đang xem 5
Nén hương lòng dâng lên Chưởng môn Lê Sáng nhân 10 năm Thầy về cõi vĩnh hằng - Présenter notre bâtonnet d'encens au Maitre Patriarche Lê Sáng pour sa 10ème année à l'éternité…

Đăng ngày: 06/10/2020 07:06
Nén hương lòng dâng lên Chưởng môn Lê Sáng nhân 10 năm Thầy về cõi vĩnh hằng - Présenter notre bâtonnet d'encens au Maitre Patriarche Lê Sáng pour sa 10ème année à l'éternité…
    "Một cá nhân chẳng là gì cả, dù giỏi đến đâu cũng chỉ làm được một phần công việc, cái chính là phải biết sử dụng năng lực của những tài năng chung quanh, cho dù trong số đó không có ai phi thường nhưng nếu cùng chung sức chung lòng theo đuổi một mục đích thì sẽ thành công..."-"Nếu phô trương mà không làm thì không được việc, nhưng nếu làm mà không có phô trương để gây thanh thế thì không có thế mà làm"-"Phải sống hòa đồng với mọi người, sẵn sàng tiếp thu ý kiến của người khác, vì người dở nhất cũng có điểm hay, người hay nhất vẫn có điểm sai, trăm điều ghi cũng có một điều sót..." - "Vovinam luôn trung thành với mục tiêu của mình là phục vụ xã hội, đào tạo những con người tốt về cả thể xác lẫn tâm hồn. Khi con người đã có ý thức luôn tự hoàn thiện tất yếu sẽ tránh được những thói hư tật xấu, những sa ngã trong cuộc sống. Xã hội có nhiều con người tốt cũng sẽ tốt, cũng như khi có nhiều điểm sáng thì bóng tối sẽ tự tiêu tan. Bước vào thế kỷ 21, với mong muốn góp phần xây dựng một nền võ đạo chung cho nhân loại, Vovinam sẽ tiến từ Việt Võ Đạo tới Nhân Võ Đạo. Đây là một lý tưởng hoàn toàn mang tinh thần phục vụ, cống hiến cho nhân loại, một nhân tố hòa hợp, gắn bó bằng tâm thức yêu thương, hào hiệp chứ không phải sự chinh phục, áp đặt, đồng hóa. Chân giá trị của "Võ đạo" là tính chất nhân bản : do con người, vì con người, phát triển và phục vụ con người...Vovinam như một biển lớn thu nạp được tất cả mọi mạch nguồn từ các nơi đổ về, bất kể phẩm chất và số lượng của mạch nguồn đó ra sao, sau đó chuyển hóa thành nước biển trong sạch. Trích "Hồi ký Chưởng Môn Lê Sáng".


   

Ảnh: Các môn sinh (đồ đệ) Vovinam-Việt Võ Đạo quay quần bên Thầy Chưởng Môn Lê Sáng tại Lễ giỗ Sáng Tổ Nguyễn Lộc lần thứ 49 (1960-2009).

          Mới đó mà Chưởng môn Lê Sáng đi xa đã tròn 10 năm. Dù vậy, sự nghiệp lớn lao và hình bóng thân thương của Thầy vẫn lưu lại trong lòng các môn sinh Vovinam Việt Võ Đạo với biết bao niềm kính yêu, thương tiếc. Nhân Lễ tưởng niệm Thầy lần thứ 10 (20 tháng 8 âm lịch Canh Tý, 6-10-2020), CLB Vovinam Nhà tập luyện Phú Thọ mạn phép đăng lại một số bài viết (từ tập tư liệu Ngọn nến) thể hiện những tình cảm chân thành dành cho Chưởng môn được phát hành ngay sau khi Thầy qua đời…    

Những tháng ngày khó quên

1. Trong 5 lần Thầy điều trị nội trú ở các bệnh viện Nguyễn Trãi, Nguyễn Tri Phương và 115 (từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 9-2010), nhiều võ sư, huấn luyện viên, môn sinh, môn đồ Vovinam-Việt Võ Đạo đã luân phiên trực để chăm sóc Thầy theo phân công của Văn phòng Môn phái. Lúc đầu chỉ có 10 người thuộc nhóm giúp việc mà Thầy đã chọn khi còn khỏe mạnh là các võ sư Nguyễn Văn Chiếu, Nguyễn Văn Sen, Nguyễn Văn Vang, Trần Văn Mỹ, Nguyễn Chánh Tứ, Nguyễn Tôn Khoa, Võ Văn Tuấn, Trần Đa, Nguyễn Văn Hiệp và tôi. Mỗi phiên có 1-2 người trực khoảng 3 giờ. Sau này mới tăng cường thêm các võ sư Mai Văn Hiệp, Diệp Thanh Long, Trần Trung Sơn (trực đêm tháng 5 và 6), Lê Huy Hoàng, Lê Hữu Phẩm, Lê Văn Hùng, Võ Đình Hiếu, Lê Nguyễn Hùng Long, Lê Nguyễn Hùng Quân… Những tháng đầu, thỉnh thoảng thầy Tôn Khoa và cô Võ Thị Diễm Thúy (vợ thầy Sen) cũng tham gia trực đêm. Riêng bác sĩ Võ Quốc Trung thì lo liên hệ với bác sĩ điều trị để biết bệnh tình, sức khỏe của Thầy rồi trao đổi lại với an hem chúng tôi. 

          Thật cảm động khi có những anh em không phải là môn sinh Vovinam nhưng vẫn tiếp tay cùng chúng tôi chăm sóc Thầy bằng tất cả tấm lòng quý mến như: anh Lê Minh Quyền (chồng của cựu môn sinh Nguyễn Ngọc Phước) và anh Nguyễn Tấn Trung (cháu vợ võ sư Nguyễn Văn Nhàn). Anh Minh Quyền đã trực đêm tại bệnh viện khi Thầy nằm viện lần 1 và 2, còn anh Tấn Trung đã phụ với vợ chồng thầy Sen chăm lo việc ăn uống, vệ sinh từ lúc Thầy nằm viện lần đầu (cuối tháng 1-2010) đến lần cuối và cả những lúc về ở Tổ đường, như một người cháu ruột thịt.

           Những ngày đó, tôi đã gặp nhiều võ sư Vovinam ở các tỉnh xa (Trần Tấn Vũ, Lư Quang Đức, Nguyễn Văn Lượm, Hoàng Tiến Đăng, Phan Minh Thanh, Phạm Đình Chương, Nguyễn Đắc Trình, Mã Thị Ngọc Liêng…) và nước ngoài (Nguyễn Thế Hùng, Diệp Khôi, Trang Phước Đức, Lương Thuận Vui, Tân Rousset…) chẳng quản ngại đường xa đến thăm Thầy… Trong thời gian thực tập tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, em Nguyễn Thị Ngọc Hân (sinh viên Y khoa, con gái võ sư Nguyễn Thị Phụng ở Hà Tiên) cũng thường xuyên đến thăm hỏi. Cứ cách vài hôm, vào khoảng 20 đến 21 giờ Việt Nam, tôi lại nhận được điện thoại của võ sư Diệp Khôi (Australia); thỉnh thoảng, võ sư Lê Thanh Liêm, Phạm Văn Thành, Nguyễn Văn Đông… cũng từ Mỹ gọi về thăm hỏi sức khỏe của Thầy…

            Lo lắng cho bệnh tình của Thầy, võ sư Nguyễn Văn Nhàn (người xem Thầy như nghĩa phụ) từ Đức về TPHCM hồi đầu tháng 5-2010 để phụ chăm sóc Thầy và mới trở lại Đức hôm 10-10. Thông thường, khoảng 15 giờ 30, võ sư Nhàn đến bệnh viện (hoặc Tổ đường) ở với Thầy cho đến 20-21 giờ mới về. Trong dịp hè 2010, vợ con võ sư Nhàn cũng về nước để vấn an Thầy.

           Có một hôm, 2 cô Dương Thị Hồng và Nguyễn Thị Huệ - môn sinh trước năm 1975 ở võ đường Hoa Lư - đến bệnh viện thăm Thầy. Gặp lúc trong người Thầy không được khỏe nên nói hơi to tiếng. Hai cô vội bước ra ngoài. Võ sư Nguyễn Tôn Khoa và tôi e ngại hai cô buồn, nhưng một trong hai cô đã vội nói: “Thầy nói to tiếng chứng tỏ Thầy còn khỏe, tụi em mừng, các anh đừng lo!”, nghe sao giống như một truyện nào đó trong Nhị thập tứ hiếu mà hồi nhỏ tôi từng được học.

2. Người xưa từng nói:

Dữ quân nhất dạ thoại

 Thắng độc thập niên thư

(tạm dịch: Được hầu chuyện 1 đêm, hơn 10 năm đọc sách)

        So sánh thường khập khiễng, nhưng trong thời gian được phụ giúp các võ sư cấp cao chăm sóc cho Thầy, tôi mới học hỏi thêm nơi Thầy rất nhiều điều đồng thời nhận được nơi Thầy không ít lời khuyên bảo chân tình và sâu sắc.

         Suốt hành trình từ trẻ đến khi già yếu, mục tiêu tối thượng và duy nhất của Thầy là phát triển môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo. Trong 8 tháng Thầy trị bệnh, tiền bạc các nơi gửi biếu, Thầy đều đưa cho võ sư Tôn Khoa để chuyển lại võ sư Trần Đa vào sổ quỹ rồi cất giữ. Dù vậy, Thầy vẫn không quên dặn dò: “Tuy số tiền đó gửi về chăm lo sức khỏe cho Thầy, nhưng môn phái có việc gì cần thì các con hội ý rồi chi dùng”. Và cũng vì tận tụy với môn phái nên Thầy phân minh giữa “chuyện riêng và chuyện chung”: “Những người tuy không gần Thầy, không chăm lo cho Thầy nhưng tận tâm, tận lực phát triển môn phái thì Thầy vẫn quý, còn ở gần Thầy mà chẳng làm được gì cho môn phái thì Thầy chỉ thương mà thôi”.

         Nhắc đến những sư đệ đã quá vãng hoặc đang ở phương xa, Thầy luôn khẳng định công lao to lớn của quý thầy Trần Huy Phong, Nguyễn Văn Thư, Mạnh Hoàng, Phan Quỳnh… trong công cuộc phát triển môn phái. Thầy cũng không quên những đóng góp của các võ sư trong Ban chấp hành Môn phái trước đây. Thầy nói: “Nếu không có sự trợ lực của những thầy ấy thì Thầy cũng khó lòng mà phát triển môn phái mạnh mẽ trong giai đoạn 1964-1975…”. Nghe tin võ sư này, võ sư nọ sắp sửa nghỉ hưu, Thầy vừa cười vừa bảo (đại ý): “Làm việc cho Nhà nước thì có nghỉ hưu, nhưng làm việc cho môn phái thì không có nghỉ hưu! Sau này các con lớn tuổi thì trở thành “trưởng lão”, làm cố vấn cho đàn em. Mình phải sắp xếp cho có trên, có dưới đàng hoàng…”.

        Thấy chúng tôi thường xuyên ra vào bệnh viện, Thầy nói: “Thầy bệnh, các con chăm sóc Thầy chừng 1-2 tháng thì còn thú vì được trả ân trả nghĩa cho Thầy, chứ kéo dài lâu quá thì các con cũng chán (cười)… Thế nên, Thầy chỉ mong mình sống khỏe chứ không mong sống thọ mà lại đau bệnh kéo dài thì chỉ làm các con vất vả mà lại chẳng có thời gian lo cho môn phái”.

         Bản tính Thầy không muốn làm phiền mọi người. Dẫu đang bệnh, nhưng việc gì làm được thì tự tay Thầy làm lấy, từ chuyện vệ sinh cá nhân đến ăn uống và đi đứng. Ai làm giúp cho Thầy việc gì, Thầy không bao giờ quên ba chữ “Cám ơn con (chú, cô)”. Nhiều võ sư, môn sinh, thân hữu mang quà đến tận bệnh viện, Thầy nhận nhưng trong lòng không vui lắm vì “Thầy bệnh, ăn uống chẳng được bao nhiêu, đi đứng đã tốn kém, quà cáp lại càng tốn kém thêm”.

3. Những lúc trong người khỏe khoắn, Thầy thường nhắc chuyện Đông, chuyện Tây, chuyện xưa, chuyện nay rồi lại quay về chuyện môn phái và từ đó giúp tôi hiểu thêm nhiều điều trong cuộc sống. Chẳng hạn như Thầy nói (đại ý): “Muốn làm được việc lớn thì phải có tham vọng, không có tham vọng thì chẳng làm nên đại sự vì không chịu đựng nổi gian khổ. Tuy nhiên, tham vọng đó phải nhằm mục đích hiến ích cho môn phái, cho xã hội và nhân loại chứ tham vọng đó chỉ cốt thỏa mãn danh lợi cá nhân và gia đình thì hỏng”.

          Thầy cũng khuyên tôi nên nhũn nhặn và đừng bao giờ tự cho mình là đúng, Thầy nhấn mạnh: “Mình đúng thì người khác sai à! Muốn làm việc cho môn phái thì con cần khéo léo, nhường nhịn, hòa thuận với anh em”. Lời khuyên này, ai cũng biết, ai cũng hiểu, nhưng khi thực hiện thì chẳng dễ dàng gì! Ngay từ lúc chưa lâm bệnh, Thầy vẫn thường nhắc anh em nên làm việc trên tinh thần dân chủ: “Việc gì mà đa số các con trong nhóm đã bàn và thống nhất thì Thầy đồng ý, nhỡ có sai thì cùng nhau sửa chữa chứ Thầy không phiền trách”.

         Thầy vào đời sớm, nhưng với ý chí, nghị lực mạnh mẽ cùng tinh thần kiên trì tự học, tự rèn nên kiến thức của Thầy rất sâu rộng. Dù vậy, bản tính Thầy vẫn rất khiêm tốn. Khoảng năm 1998, tôi xin phép viết về cuộc đời Thầy, Thầy bảo: “Đừng viết nhiều con nhé! Thầy còn sống, phải khiêm tốn”. Được Thầy đồng ý, tôi viết bài “Đôi nét về võ sư Chưởng môn Lê Sáng”. Đọc qua, Thầy nói: “Được đấy, viết như vậy là đủ rồi”. Bài viết đó được đăng lần đầu tiên trên Vovinam News, và theo đề nghị của tôi, tên tác giả ghi chung là Ban Nghiên cứu Việt Võ Đạo. Từ bài viết trên, tôi bổ sung, chỉnh sửa dần để trở thành bài “Chưởng môn Lê Sáng - người kế nghiệp xuất sắc của Sáng tổ Nguyễn Lộc” in nơi đầu tập ghi chép này. Tôi ước mong, Hội đồng võ sư Chưởng quản môn phái sẽ sớm có kế hoạch biên soạn tiểu sử Thầy đầy đủ hơn, đàng hoàng hơn đồng thời sưu tập những tác phẩm (thơ, văn) của Thầy để phổ biến trong nội bộ và xuất bản khi có điều kiện. 

          Về thành phần Hội đồng võ sư Chưởng quản và Hội đồng võ sư Tương trợ hải ngoại mới hình thành, Thầy cho biết đây là những võ sư làm nền ban đầu. Sau này, tùy theo tình hình mà có thể bổ sung để cùng chung vai gánh vác công việc môn phái. Sống và làm việc thì phải biết thời thế. Trong công tác lãnh đạo, Thầy cũng nêu kinh nghiệm: “Song song với việc hướng dẫn, giúp đỡ cấp dưới thực hiện đường lối chung, mình còn phải mang đến cho họ quyền lợi thì họ mới tuân phục. Mình mà cứ khó dễ với cấp dưới mãi mà cũng chẳng mang lại cho người ta lợi lộc gì thì ai mà theo mình!”; hoặc “Là Chưởng môn, Thầy không bao giờ thủ đoạn với ai cả, nhưng Thầy cũng đủ bản lĩnh không cho phép bất cứ ai thủ đoạn với Thầy”. 

            Sẽ thiếu sót rất lớn nếu không nhắc đến chữ hiếu của Thầy. Còn nhớ hồi đầu thập niên 1990, Thầy có đưa cho tôi xem những bức thư Thầy viết về cho mẹ trong khoảng thời gian xa nhà mà gia đình còn lưu lại. Đọc những câu đại ý “Con chỉ muốn về sớm để được quỳ bên gối mẹ và hầu mẹ…”, tôi rất cảm động. Nhưng đó đâu là lời nói suông. Nhiều vị võ sư rất trân trọng khi nhìn thấy Thầy phụng dưỡng mẹ hằng ngày. Lúc cụ bà bệnh, tôi có đưa một lương y đến xoa bóp, bấm huyệt cho cụ bà. Nhiều lần chứng kiến Thầy gọt từng quả cam, quả táo, bưng từng ly nước cho cụ bà…, lương y đó đã nói với tôi: “Hiếm có người chăm sóc mẹ chu đáo như thầy của anh”.  

***

             Tuy chúng tôi rất cố gắng chăm sóc Thầy, nhưng cũng không thể được như mong muốn. Dù vậy, anh em cũng được một chút an ủi. Võ sư Trần Đa kể lại: “Tôi thấy các bác sĩ, y tá bệnh viện Nguyễn Tri Phương rất quan tâm chữa trị cho Thầy nên có gửi chút quà mọn để tỏ lòng cám ơn. Tuy nhiên, các cô ý tá không nhận mà còn nói: “Tụi em rất cảm động khi thấy các anh luân phiên nhau vào đây chăm sóc thầy của mình. Trong lúc có một số người có con cái đàng hoàng nhưng họ đưa cha mẹ vào đây rồi phó mặc cho tụi em. Việc làm của các anh rất đáng cho tụi em học hỏi để sau này chăm sóc cha mẹ tốt hơn. Tụi em không dám nhận quà của các anh đâu!”.

            Thời gian vẫn lặng lẽ trôi đi, nỗi buồn nào rồi cũng sẽ dần dần nguôi ngoai. Nhưng đối với một môn đồ già như tôi, khoảng thời gian được phụ giúp quý võ sư cấp cao chăm sóc cho Thầy là những kỷ niệm rất khó quên…

N.T

 (tháng 10-2010)


 

Mùa thu Thăng Long-Hà Nội,

tưởng nhớ một người con đất Bắc 

      Thăng Long-Hà Nội, những ngày mùa thu trong Đại lễ, linh thiêng như 1.000 năm dồn lại. Mỗi người dân đất Việt lại nhớ về những mùa thu ghi dấu ấn trong dặm dài lịch sử hào hùng của dân tộc. Đối với mỗi môn sinh Vovinam Việt Võ Đạo, còn nhớ riêng về một mùa thu hơn 70 năm trước, mùa thu mà từ đó Vovinam Việt Võ Đạo lớn nhanh như Thánh Gióng, lan tỏa khắp năm châu bốn bể, trở thành môn võ đại diện cho dân tộc Việt trên đấu trường quốc tế. Và biết ơn một mùa thu 90 năm trước, khi một người con Hà Nội chào đời bên bờ hồ Trúc Bạch.

       Trọn 70 năm cống hiến cho cuộc trường chinh xây dựng và phát triển Vovinam Việt Võ Đạo, Chưởng môn Lê Sáng - người con Hà Nội ấy đã bôn ba khắp các miền đất nước, đã chấp nhận xa quê hàng thập kỷ ròng rã, để rồi dừng chân ở căn gác nhỏ đã trở thành thân thương với biết bao môn đồ Vovinam Việt Võ Đạo, mỉm cười nhìn võ Việt và cuộc Cách mạng Tâm Thân lan tỏa khắp các phương trời. Vovinam Việt Võ Đạo Hà Nội và các tỉnh phía Bắc ít được gặp Thầy, nên mỗi lần gặp là một lần bịn rịn, là một lần được nghe giọng nói ấm áp và dù trải qua bao năm tháng, vẫn những thanh âm đậm chất Hà thành quen thuộc.

      Có những hôm Thầy mệt, nhưng nhắc tới những tháng ngày thủa ấy, giọng Thầy lại sang sảng. Thầy nói, những ngày đầu gian khó, quần áo và trang bị thiếu thốn, nhưng anh em tập hăng say lắm, hào khí thanh niên Việt Nam thời loạn cao ngút trời. Còn bây giờ, mọi thứ đầy đủ nhưng thanh niên tinh thần không cao, người huấn luyện viên phải biết cách động viên, hun đúc tinh thần ấy cho võ sinh. Thầy kể rành mạch như mới xảy ra hôm qua, những dặm đường dọc ngang trên đất Bắc, từ sân xi-măng Trường Sư phạm Hà Nội, đến những triền cỏ Thạch Thất, những ngày hòa vào cuộc cách mạng hào hùng của dân tộc. Những lúc ấy, nhìn Thầy vui lắm, như đang sống lại tuổi thanh niên sôi nổi. Nhưng lúc chia tay, để ý mới thấy mắt Thầy ánh lên một nỗi nhớ xa xăm. Phải rồi, người càng lớn tuổi, lòng càng quy cố hương. Hẳn Thầy đang nhớ, “Tiếng chuông Trấn Võ, canh gà Thọ Xương - Mịt mù khói tỏa ngàn sương, Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”. Dẫu biết Chưởng môn Lê Sáng là thầy chung của mọi môn đồ, ở đâu cũng là quê Thầy, nhưng nỗi lòng của một người con Thăng Long xa quê hơn nửa thế kỷ, ôi sao đau đáu!

       Hà Nội-2010, năm của Đại lễ ngàn năm, Vovinam Việt Võ Đạo đất Thăng Long dồn sức, dồn tâm huyết cho các hoạt động mừng Thủ đô ngàn năm văn hiến-võ hiến, mừng cái nôi của Vovinam Việt Võ Đạo. Bận rộn vì sự trưởng thành, vì uy tín của môn phái, chúng con không thể vào thăm Thầy khi biết tin Thầy ốm. Buồn nhưng càng cố gắng vì hiểu rằng không gì làm Thầy vui, Thầy khỏe hơn những tin tức về thành công của Vovinam Việt Võ Đạo.

      Cố gắng tột cùng cho một ngày 10-10-2010 với 1000 Việt Võ Đạo sinh đại diện cho nền võ thuật dân tộc, đại diện cho tinh thần thượng võ uy dũng nhưng rất mực hiếu hòa, biểu diễn đòn thế Vovinam trong một trường đoạn tượng trưng cho cả ngàn năm bất khuất của dân tộc Việt Nam. Nhưng không kịp rồi Thầy ơi, không kịp để Thầy xem giây phút ấy, để Thầy vui vì bước phát triển mới của Vovinam Việt Võ Đạo Thăng Long-Hà Nội, vui vì sự cất cánh hôm nay từ những ngày thu Hà Nội gian khó 71 năm trước. Chúng con tự hào đã luôn tận lực vì lòng mong mỏi của Thầy, nhưng đau buốt tự tâm can vì không kịp kính dâng Thầy món quà đầy ý nghĩa đó, và càng đau xót vì tâm nguyện một ngày nào được rước Thầy ra thăm chốn cũ đã mãi mãi không thể thành hiện thực. Nhìn di ảnh Thầy, nước mắt tưởng chừng đã kiệt, lại rơi vì nhớ ánh mắt Thầy, vọng về câu thơ da diết như nỗi lòng Thầy:

“Ai về Bắc ta theo với

Thăm lại non sông giống Lạc Hồng

Từ độ mang gươm đi mở cõi

Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long”

(“Nhớ Bắc” - Huỳnh Văn Nghệ)

 

Hà Nội, những ngày thu 2010

Lê Hải Bình

(Vovinam-Việt Võ Đạo Thăng Long-Hà Nội)




Ảnh: Đoàn Vovinam Hà Nội và các tỉnh phía Bắc viếng tang Chưởng môn Lê Sáng.

 


 

Một ánh sao rơi

Trời cũng buồn lây khoác áo tang,
 
Mưa rơi hay lệ của nhân gian,
 
Tiễn người về chốn xa xôi đó,
 
Bỏ lại trên đời tiếng thở than.

*** 

Cả một cuộc đời dâng môn phái,

Xây nền võ đạo dựng tương lai, 

 Áo người phơi trải bao mưa nắng,

 Việt võ bừng lên sáng dặm dài.

***

Bao nẻo quê hương người đã đến,
 
Khơi sông về với biển mông mênh,
 
Đem tình võ đạo đi gieo rắc,
 
Gian khổ,chông gai dạ vẫn bền.

***

Từng lớp môn sinh, từng lớp tiến,

Theo chân Người bước… Đạo khai nguyên,

Tóc xanh giờ đã pha mầu bạc,

Một ánh sao rơi… lỡ ước nguyền.

***

Tâm huyết của Người đã gởi trao,

Xin ghi xin khắc đến ngàn sau,

Với Bàn Tay Thép Tim Từ Ái,

Đức dũng vun bồi, đẹp biết bao.

***

Theo bước chân đi ngài Sáng tổ,

Người về vĩnh viễn với hư vô,

Anh linh còn đó muôn năm vẫn,

Tỏa sáng trong tim vạn môn đồ. 

Kính dâng anh linh

Chưởng môn Lê Sáng

Trần Bảy

(2010)

 


 Mãi nhớ Thầy Chưởng môn Lê Sáng

Kính thưa Thầy! 

Dẫu biết rằng sinh tử là qui luật: Bách niên đáo để giai như thị! (Trăm năm rốt cuộc ai cũng chết!), mà Thầy thì đã đạt thượng thọ. Nhưng khi nghe tin Thầy ra đi, chúng con vẫn thấy nhói lòng !

Thầy ơi! Cả đời Thầy đã toàn tâm, toàn lực hiến ích cho môn phái, cho đời, qua bao việc làm, bao bài bản và hệ thống triết lý võ đạo - mà cũng chính là đạo làm Người... Trước ngày đi xa, Thầy đã chuẩn bị sẵn, nào là Hội đồng Võ sư Chưởng quản, nào là Hội đồng Võ sư Tương trợ hải ngoại...Thầy còn dặn dò môn đồ 8 chữ vàng: XẢ KỶ, CẢM THÔNG, DUNG NHÂN, HÒA ÁI. Học, hiểu và hành 8 chữ ấy, khó thay, nhưng quí biết bao!

Thưa Thầy ! Có câu nói rằng: Mất của cải, mất tiền bạc, là chỉ mất chút ít thôi. Mất sức khỏe là đã mất kha khá rồi. Còn như mất hy vọng, mất niềm tin, là gần như mất tất cả! Vì vậy, Thầy đã dạy chúng con Vững Một Niềm Tin! Thầy nói: “Cúi đầu nhìn xuống, còn xanh đất. Ngửa mặt trông lên, vẫn thắm trời”. Thầy ơi! Đất vẫn còn xanh! Trời vẫn còn thắm! Nên chúng con vẫn Vững Một Niềm Tin ! Chúng con tin chắc rằng : Cuộc sống nầy tuy có nhiều gian nan, vất vả, nhiều mất mát và đau thương, nhiều điều bất như ý, nhưng khi chúng con tiếp thụ tư tưởng của Thầy, chúng con hiểu rằng: trong thế giới vô thường nầy, những tốt xấu, được mất, vui buồn, thăng trầm, thịnh suy... là hai mặt không tách rời nhau, có cái nầy thì phải có cái kia. Và như vậy, một thái độ đúng là phải đón nhận, cải thiện, và yêu lấy cuộc sống nầy!

Trong bài thơ  Thuận Thiên Hòa Nhân, Thầy viết: Tình đọng trong khóe mắt, Lửa chất giữa buồng tim, Sá gì câu còn mất, Đời vẫn vững niềm tin!  Mắt thời gian hun hút, Lòng không gian mênh mông, Trước Nay Sau là một, Trời Đất Người tâm đồng! Lòng không gian mênh mông! Thưa Thầy! Chúng con hiểu rằng không gian mênh mông bao dung tất cả, cả những đám mây đen, cả những sấm chớp bão bùng! Và mây đen đã cho nước đến con người, đến bao loài sinh vật, cỏ cây! Sấm chớp, bão bùng, dù có dữ dằn đến mấy, rồi cũng tan! Và qua lũ lụt, bão bùng... con người  trui rèn ý chí, nhưng đồng thời hiểu ngay được rằng phải sống Thuận Thiên!

Thưa Thầy! Lòng Bồ Tát mênh mông như không gian, lòng mẹ - đối với chúng con - bao la như biển Thái Bình dạt dào, còn lòng chúng con đối với tha nhân - chúng con xấu hổ nhận biết rằng - vẫn còn nhỏ nhen, hẹp hòi lắm! Có câu nói rằng: Là người, ai cũng có một nơi sâu lắng nhất, đó là cõi lòng; cõi lòng khi được khơi dậy và thắp sáng lên, thì hiềm khích tiêu tan, hận thù hóa giải, ai cũng có thể trở thành bạn bè thân mến nhau. Hôm nay, chúng con - những môn sinh và cựu môn sinh Vovinam Việt Võ Đạo Đà Nẵng - tề tựu về đây, để tưởng niệm Thầy, thắp nén hương lòng nhớ thương Thầy, và cũng để tự thắp sáng cõi lòng mình. Hôm nay, chúng con, mỗi người, sẽ tự dặn mình, luôn cố thực hành tự thắng, để biết phát huy cái hay của mình nhưng cũng phải thừa nhận, hoan nghênh và học tập cái hay của người, phê bình và tha thứ cái lỗi của người như tự phê bình và tha thứ cái lỗi của mình, cùng nhau chung lòng, chung sức xây dựng cho Vovinam Việt Võ Đạo ngày càng  hay hơn, đẹp hơn, vững mạnh hơn! Thưa Thầy! Có được như vậy hay không? Một lần nữa, câu trả lời lại nằm trong ý thơ của Thầy. Đó là môn đồ Vovinam phải có Tình đọng trong khóe mắt, phải có Lửa chất giữa buồng tim và phải có Lòng rộng, sáng!

Cuối cùng, chúng con cầu mong Thầy - trong cái không gian vô cùng và thời gian vô tận nầy - Thầy sẽ thong dong ở cõi vô ưu! Thầy vẫn mãi mãi sống trong lòng chúng con, trong hàng hàng lớp lớp thế hệ môn đồ Vovinam Việt Võ Đạo!

Vĩnh biệt Thầy !

05-10-2010

Võ sư Ngô Xuân Thảo

Hội Vovinam Việt Võ Đạo Đà Nẵng

 

Grandmaster will forever be in our memories 

My Dear Master!

Knowing that life and death is the law of nature. Bách niên đáo để giai như thị! (One hundred years optimally everyone eventually dies!), and you are among the few who have reached that golden age. However, when we’ve heard the news of your death, our hearts felt a throbbing pain!

My Master! Throughout your life you have dedicated all your heart and might sacrifying for the interests of our discipline, of the society at large, through many things you have accomplished including the advancement of the martial art techniques and the martial art philosophy - which became a code of conduct for everyone... Before going away, you have prepared the Council of Managing Masters and Council of Masters Overseas... You also taught your disciples the eight golden words: XÃ KỶ (Sacrifice, Discipline), CẢM THÔNG (Compassion, Understanding), DUNG NHÂN (Tolerance, Benevolence), HÒA ÁI. (Harmony, Love). Comprehending, remembering and living by these 8 words are so difficult; but how precious these are!

Dear Master! Common wisdom has it that: Loss of wealth is a small loss; Loss of health is a significant loss; But loss of hope or loss of faith means losing everything! So, you have taught us to hold a solid belief in humanity! You said: "Looking down, green pasture is under you; Looking up, blue sky is still there." Master! The pasture is still green! And the sky is still petal blue! We will still be steadfast in our belief! We know that life can be hard, rough, full of sorrow and grief with many imperfections, but when we learn and accept your teaching, we understand that this world with its goodness and wickedness, gain, loss, pleasure and pain, ups and downs, good time and bad times ... are two sides of things that can not be separated, they must have one another. And so, the correct attitude is to receive, improve, and love this life as they are!

In your poem titled Thuận Thiên Hòa Nhân (Living in accordance with the will of Heaven and in harmony with mankind), you wrote:

Tình đọng trong khóe mắt

(Love kept at the eye corners)

Lửa chất giữa buồng tim

(Fire of passion held full in heart)

Sá gì câu còn mất

(Loss and gain are no concerns of mine)

Đời vẫn vững niềm tin!

(Hold a steadfast belief in humanity!)

Mắt thời gian hun hút

(The eye of time can see indefinitely)

Lòng không gian mênh mông

(The generosity of space is enormously vast)

Trước Nay Sau là một

(Past, Present and Future is one)

Trời Đất Người tâm đồng!

(When heaven, earth and mankind are aligned!)

Lòng không gian mênh mông!

(The generosity of space is enormously vast)

Dear Master! We now understand that the vast space is very tolerant for even all dark clouds, even the thunderous storms! Dark clouds eventually turn into water for nuturing mankind, animals and plants! Lightning storms, despite how fierceful and threatening it might be, will eventually go away! And through temperamental floods, storms ... we will forge our will, but in the meantime, we must learn to live Thuận Thiên!

Master! Bodhisattva’s heart is as vast as space; mother’s love is as wide as the Pacific Ocean; and our hearts toward one another - regrettably is still really petty and narrow! It is said that: Within each of us, the most profound place is the heart; and our hearts when awakened, rekindled and lit up, all hatred can be neutralized, anyone can become a decent friend. Today, we, your students and former students of Vovinam Việt Võ Đạo Đà Nẵng gathered here to commemorate you Master. Lighting fragrant incense… we’re thinking of you while reflecting in our very own hearts.

Today, each one of us will remind ourselves that we must constantly trying to overcome our own weaknesses, learn to recoginze our positive traits and enhance our skills while recognize, welcome and learn from others, forgive others for their wrong doings as we reflect on our own shortcomings. With our hearts and minds in unison, collectively we can make Vovinam Việt Võ Đạo better and stronger! Dear Master! Can it be done? Again, the answer lies in the verses of your poem that, as Vovinam disciples, our love should be kept at eye corners, and our fire of compasion in our hearts, with generous and clear mind!

Finally, we wish you - in the vast space of infinity and endless time of eternity – you will be contented! You will forever live in our hearts, in every generation of Vovinam-Việt Võ Đạo disciples!

Farewell Master!

05-10-2010

Master Ngô Xuân Thảo

Đà Nẵng Vovinam Việt Võ Đạo Association

 


Lần cuối gặp Thầy!

So với các đồng môn ở Đà Nẵng, tôi may mắn được gặp Thầy Chưởng môn Lê Sáng nhiều hơn, vì ba mẹ và 3 em tôi đều sinh sống tại TP.HCM.

Mỗi lần đến Tổ đường, tôi đều nhờ thầy Nguyễn Văn Sen dẫn lên tầng 4 để nghiêm-lễ trước bàn thờ Sáng tổ và chào Thầy. Ấn tượng đầu tiên của Thầy trong tôi, là vầng trán cao, cặp mắt sáng nhưng hiền từ ấm áp, chòm râu rung rinh mỗi khi Thầy nói và cười… Hình ảnh của một vị Thầy khả kính, văn võ song toàn. Tính thầy rất cởi mở và bao dung, Thầy thường nói: “Mỗi lần được các con ở các tỉnh xa đến thăm, Thầy rất vui”. Thầy hỏi han cặn kẽ và khuyên bảo, nhắc nhở chúng tôi cố gắng xây dựng phong trào.

Đầu năm nay, nghe tin Thầy nhập viện, tôi rất muốn vào thăm Thầy, nhưng chưa có dịp. Khi nghe sư huynh của tôi ở Đà Nẵng là Phan Minh Thanh -  người dạy Vovinam cho tôi trước năm 1975 - trong dịp đi vào TP.HCM đã đến bệnh viện Nguyễn Tri Phương thăm Thầy và được chụp hình chung với Thầy, tôi ao ước có được như vậy. Và rồi có cầu - có mong - có được khi tôi vào TP.HCM dự cuộc họp của Ban Nghiên cứu khoa học (Liên đoàn Vovinam Việt Nam).

Vừa đến nơi (11-9-2010), tôi liền đến thăm Thầy. Tuy thời gian bên Thầy ngắn ngủi nhưng tôi rất vui khi Thầy vẫn còn nhớ tên tôi và cảm động muốn rơi nước mắt khi thấy 2 tập tài liệu do tôi biên soạn cho các giáo viên Giáo dục thể chất ở Đà Nẵng tham khảo vẫn để trên bàn làm việc của Thầy, bên cạnh bản thảo lời thiệu bài quyền nào đó rất dài, mà Thầy đang sửa bằng bút bi. Tôi biếu Thầy quyển “Đề cương nghiên cứu: Đề xuất cải tiến đòn thế và phương pháp huấn luyện - chương trình Tự vệ nhập môn  Việt Võ Đạo”.  Nghe tôi trình bày: “Mỗi đòn thế Vovinam như viên ngọc quý, dù hiểu biết chưa nhiều, nhưng với tất cả nhiệt tình, con xin phép góp một số ý kiến trong chương trình sơ đẳng theo thiển ý của con ”, Thầy vui cười và động viên tôi cố gắng hơn.

Trước khi trở về Đà Nẵng, tôi đến thăm Thầy một lần nữa và may mắn được hầu chuyện Thầy lâu hơn. Thầy nói: “Tiếc quá, lẽ ra Thầy phải sống với các con thêm 10 năm nữa…”. Thầy vui vẻ nói chuyện và bảo tôi thử bắt tay Thầy. Tôi ngạc nhiên xin nắm lại lần thứ hai khi thấy tay Thầy vẫn rắn chắc lạ thường. Tôi mừng lắm và chúc thọ Thầy sống lâu trăm tuổi. Thầy còn ký tặng tôi một số kỷ vật trước khi tôi lưu luyến chia tay.

Niềm vui chưa bao lâu, ngày 19-9 tôi được tin Thầy bạo bệnh, không như trước đây có nhiều võ sư cấp cao thay nhau chăm sóc, lần này không ai được vào thăm viếng. Sau đó, nghe hung tin Thầy ra đi vĩnh viễn vào sáng ngày 27-9 khiến mọi người bàng hoàng thương xót. Thầy ơi! Thôi rồi từ nay chúng con không còn được gặp Thầy, không còn được đọc những bài thơ, bài văn Thầy sáng tác nữa, không còn Thư Chưởng môn gởi các môn đồ toàn thế giới nhân Mùa tưởng niệm Sáng tổ mà chúng con cố gắng thực hiện nhưng vẫn chưa trọn vẹn ý tưởng và hoài bão của Sáng tổ và Thầy.

Thầy ra đi, tất cả môn sinh Vovinam tiếc thương vô hạn. Tài sản để lại của Thầy là kho tàng vô giá về võ thuật, võ đạo... và nhân cách sống mà chúng con mãi mãi học tập với lòng kính trọng vô biên! Viếng tang Thầy, đêm cuối cùng trước khi hình hài của Thầy trở về với cát bụi, ngồi trước căn phòng nhỏ của Thầy, hồi tưởng lạị bao kỷ niệm cũ, khi gặp thầy lần đầu tiên vào năm 1974 tại Đà Nẵng, đến khi được nắm bàn tay ấm áp của Thầy lần cuối cùng tại nơi đây, tôi đã không cầm được nước mắt… Bên ngoài trời đổ mưa to, như đồng cảm với tôi, với các đồng môn khác nhớ thương một người Thầy kính yêu vĩ đại!

Thầy ơi! Thầy không mất! Thầy vẫn sống mãi với chúng con, sống mãi theo bước tiến của phong trào Vovinam Việt Võ Đạo đang phát triển khắp năm châu.

                                                                                               18-10-2010

                                                                                  Phạm Đình Chương

                                                                  (Vovinam Đà Nẵng)

 


 

Nhớ và tiễn đưa Người Thầy kính yêu Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng về cõi vĩnh hằng !!! A la commémoration et à la conduite au Maitre Patriarche Lê Sáng à l'éternité !!!

Đăng ngày: 26/09/2012 21:29
 
Nhớ và tiễn đưa Người Thầy kính yêu Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng về cõi vĩnh hằng !!! A la commémoration et à la conduite au Maitre Patriarche Lê Sáng à l'éternité !!!
 
    NHỚ THƯƠNG THẦY ! Thầy ơi, Thầy đã đi rồi. Năm Châu Bốn Bể nhớ Thầy khóc thương. Thiếu thời trai trẻ tha hương. Thiếu thời trai trẻ tứ phương tung hoành. Phát huy truyền thống Cha Ông ( Anh ). Xây nền võ đạo xứng danh tên Người. Vo Vi Nam làm gốc rễ. Việt Võ Đạo là kết trái đơm hoa. Nhân Võ Đạo kết tinh ra. Như cây có cội, như hoa có nguồn. VoViNam khai Sáng Tổ Nguyễn Lộc. Việt Võ Đạo gợi Chưởng Môn Lê Sáng... Traduction : PENSER AFFECTUEUSEMENT AU MAITRE ! Maitre, il était parti. Le monde entier lui pense et pleut. La jeunesse gagne sa vie en terre étrangère. Fait et Agit à sa guise aux quatres point cardinaux. Fait valoir la tradition des générations antérieuses. Construit le Võ Đạo ( la voie vertueuse de l’art martial ) mérité de son Nom. Vo Vi Nam est la racine. Việt Võ Đạo est les fleurs et les fruits. C’est cristallisé en voie martiale de l’humanité ( Nhân Võ Đạo ). Tel que l’arbre a sa racine et la fleur a son origine. Vo Vi Nam crée par Maitre Fondateur Nguyễn Lộc. Việt Võ Đạo suggéré par Maitre Patriache Lê Sáng...

 

------------***------------
 
A LA COMMEMORARION ET A LA CONDUITE AU MAITRE PATRIACHE LE SANG / TƯỞNG NHỚ THẦY
05.10.2010 14:06
 

Vietnamese Française SONG ]


        NHỚ VÀ ĐƯA TIỄN VÕ SƯ CHƯỞNG MÔN LÊ SÁNG - NGƯỜI THẦY - NGƯỜI ÔNG – NGƯỜI CHA MUÔN VÀN KÍNH YÊU VỀ CÕI VĨNH HẰNG !!!


Mấy ngày qua, khu phố ở Tổ Đường Môn Phái Vovinam-Việt Võ Đạo 31 Sư Vạn Hạnh trở nên xáo trộn hơn mọi ngày thường. Từ khắp “Năm Châu Bốn Bể” tề tựu về đây và hàng triệu con tim của những Môn Đồ - Thân hữu xa gần không về viếng Thầy được: “Cùng để tang, nâng nén hương thiên, một phút mặc niệm, tưởng nhớ công đức to lớn của Người: Một Huyền Thoại của Dòng họ Lê đã đi vào lịch sử Môn Phái Vovinam-Việt Võ Đạo... Kể từ đây Môn Phái Vovinam-Việt Võ Đạo bước sang trang sử mới. Thương Thầy tôi quá đi thôi (khóc thầm)…”!!!

Sau khi mất tại bệnh viện, thi thể của Thầy được đưa về Tổ Đường để an táng và nhập liệm vào lúc 10h00 sáng ngày 27/09/2010. Kể từ 15h00 trở đi cho đến ngày tiễn đưa Thầy về nơi an nghĩ cuối cùng: Từ sáng cho đến khuya, từng lượt từng lượt người khắp nơi từ trong nước đến quốc tế nối đuôi nhau cùng “nâng nén hương thiêng, ngậm ngùi nghiêm lễ, dâng hương tưởng nhớ công đức của Người …”

Lễ truy điệu Thầy Chưởng Môn LÊ SÁNG được tiến hành vào lúc 6h00 ngày 30/09/2010 tại Tổ Đường Môn Phái trong bầu không khí trang nghiêm, u buồn, đầy thiêng liêng... Sau khi Ban tổ chức giới thiệu thành phần tham dự và nội dung chương trình, Ban Chưởng Quản Môn Phái và các Môn đồ cùng nhau hát vang bài “Vovinam tâm ca”. Tiếp theo, Võ sư Nguyễn Văn Sen lên đọc tiểu sử Thầy Chưởng Môn LÊ SÁNG trong bầu không khí trang nghiêm, vắng lặng: “Những giọt lệ âm thầm lại tuôn rơi…” thương xót cho Người Thầy tinh thần vĩ đại, tài hoa và đức độ đã lặng lẽ từ giã cõi trần gian !!!

Lần lượt kế tiếp, Ông Lê Quốc Ân (Chủ tịch Liên Đoàn VVN VN) lên đọc “Thư chia buồn” Võ Sư Nguyễn Văn Chiếu tiến lại gần đọc “Điếu văn” cho Thầy Chưởng Môn LÊ SÁNG.

Sau đó là phần “Một phút mặc niệm” tưởng nhớ công đức của Người. Sau phần Lễ trao kỷ vật của Trung tâm sách Kỷ Lục Việt Nam, trân trọng trao tặng danh hiệu kỷ lục cho Thầy Chưởng Môn LÊ SÁNG là “Chưởng Môn Phái Vovinam-Việt Võ Đạo lâu năm nhất”, là phần Nhạc lễ của đội kèn Lân sư rồng Phù Đổng do Võ Sư Lê Đình Phước điều khiển bế mạc vào lúc 19 giờ 30, trong sự bùi ngùi, tiếc thương của tất cả mọi người… Sau cùng, các Đoàn Môn sinh từ khắp nơi vẫn lần lượt lên dâng hương cho đến khuya :

“ Một cơn mưa tầm tã như thể cuốn trôi đi bao nhọc nhằn, trái ngang, bụi bặm ở trần đời, như thể khóc thương- đưa tiễn Người trước giờ chia li về nơi chín suối !!! ”

Theo các nhà tiên tri thì trước hay sau khi hỏa tán hoặc chôn cất mà có mưa là dấu hiệu của điềm lành :

“ Hương hồn Thầy mới được siêu thoát và phụ hộ, độ trì cho Môn Phái đoàn kết tốt và vững bềnh tiến xa ” !!!

Và giờ chia li đã đến: 4h00 sáng ngày 01/10/10 mọi sự chuẩn bị đã được sắp xếp xong xuôi, các Sư Thầy ở Chùa đến tụng kinh cùng với Gia Đình, Bà Con dòng tộc, thân hữu cùng các Võ sư trong Ban Trưởng Quản đi vòng quanh “ Quan tài của Người ”. Đội trống kèn truyền thống ngân vang trong bầu không khí “u buồn ảm đạm”, khi chiếc siêu bằng gốm được Sư Thầy đập vỡ theo truyền thống để “ Người ” được ‘‘ siêu thoát ” ở cõi vĩnh hằng. Hai hàng lệ chúng con lại tuôn rơi khi chiếc Quan tài được nâng lên đưa Thầy đi. Mọi không gian trầm lắng ảm đạm như bị phá vỡ bởi tiếng trống, kèn buồn thảm xen lẫn ”tiếng khóc nức nở, thút thít như cố kiềm nén nhưng không thể nào kiềm nén nổi vì lòng của Thầy bao la như biển cả… Làm sao chúng con có thể chứa vào trong hết được… ? “ Những giọt lệ âm thầm lại tuôn rơi, thương Thầy lắm Thầy ơi…” !!!

Sau khi chiếc quan tài của Thầy được đưa an toàn lên xe tang, 10 chiếc xe Moto đặc chủng đi đầu dẫn theo sau đoàn xe, hàng trăm môn đồ nối đuôi nhau hàng cây số, cùng đám đông công chúng hiếu kỳ, ngạc nhiên đứng dọc hai bên đường kính nể rẻ lối nhường đường cho chúng ta đi.

Đến nghĩa trang Đa Phước quận Bình Chánh, Thầy được đưa vào nơi làm Lễ trước lò hỏa táng. Bầu không khí ảm đạm lại vang lên khi Sư Thầy lại tụng kinh gỏ mõ cùng tiếng trống kèn kêu rên thảm thiết xen lẫn tiếng khóc nức nở, thút thít : “ Những giọt lệ âm thầm lại tuôn rơi, thương Thầy quá Thầy ơi ” !!! Từng lượt,từng lượt các Môn đồ Vovinam-Việt Võ Đạo xếp hàng nối đuôi nhau lên thắp nhang cho Thầy: “Những giọt lệ âm thầm lại tuôn rơi, thương Thầy quá Thầy ơi” !!!

Sau khi Gia đình dòng tộc, thân hữu cùng Quý Thầy cao cấp đi vòng quanh quan tài lần cuối và dừng lại : Võ Sư Nguyễn Văn Chiếu thay mặt Môn Phái và Gia đình dòng họ Lê, lên có đôi lời cảm tạ đến tất cả mọi người đã đồng tâm hợp lực, chia sẻ, giúp đỡ lo an toàn, chu đáo cho Thầy Chưởng Môn thanh thản về nơi an nghĩ cuối cùng. Trong lúc tang gia bối rối, nếu có gì sai xót mong Quý vị, Quý môn sinh…, niệm tình bỏ qua cho…

Và “ giây phút thiêng liêng ” đã đến, tất cả các Môn Đồ Vovinam-Việt Võ Đạo chút bỏ khăn tang, đặt quanh quan tài Thầy “ những bông hoa xinh tươi thắm như Thầy đã từng gặt hái ”. Quan tài Thầy từ từ được đưa vào bên trong phòng để lò hỏa thiêu, để lại sau lưng dòng người nối đuôi nhau ngậm ngùi, nuối tiếc đưa tiễn Người đi: Những tiếng khóc nức nở, thút thít lại vang lên như xót thương, hối tiếc, như muốn níu kéo Người lại: “ Than ôi, đã muộn rồi ” !!!

“ Những giọt lệ âm thầm lại tuôn rơi, thương Thầy quá Thầy ơi.
Những giọt lệ âm thầm lại tuôn rơi, thương Thầy quá Thầy ơi ” !!!

Sài Gòn, đêm trắng 01/10/2010

Nhớ thương Thầy

Môn đồ Lê Văn Hùng


Vietnamese Française SONG ]

A la conduite au Maitre Patriarche Lê Sáng - Un Grand Maitre – Un Grand Père – Un Père de Nos Milliers et des Milliers bien-aimés à l’éternité !!!


Depuis quelques jours, le quartier au tour du Tổ Đường de l’Ecole de Vovinam-Việt Võ Đạo N°31 rue Sư Vạn Hạnh devient plus tumultueux que quotidien. S’y réunit « du Monde entier » et les Millions de Cœurs des Disciples – des Proches de loin ou de près impossible de rentrer rendre visite au Maitre Patriache LÊ SÁNG « se portent le deuil ainsi que se présentent ensemble les batonnets d’encens sacrés, une minuite de silence en mémoire de son Grand Mérite et sa Vertu: Un personnage légendaire de la Famille de LÊ est entré dans l’histoire de l’Ecole de Vovinam-Việt Võ Đạo... Depuis maintenant, l’Ecole de Vovinam-Việt Võ Đạo passe à une nouvelle page d’histoire. Que j’aime mon Maitre ( pleurer en silence )… » !!!

Après avoir perdu à l’hopital, le corps du Maitre Patriache LÊ SÁNG est rendu au Tổ Đường pour faire les funérailles et l’envelopper dans un linceul à 10h00 matin du 27/09/10. Depuis 15h00 de meme journée jusqu’au jour de reconduite à l’éternité: De matin au nuit: partout de toute direction arrivée dans le pays ainsi qu’à l’internationnalité, chaqu’un à son tour fait la queue et se présente « les batonnets d’encens sacrés, s’attende à saluer, se mets à genoux et prier pour penser à son Grand Mérite et sa Vertu ».

A18H00 du 30/09/10 au Tổ Đường de l’Ecole, la cérémonie commémorale au Maitre Patriache LÊ SÁNG est organisée dans une grande atmosphère solennelle, grise et plein sacrée… Après que l’Organisation a présenté les participants et le contenu du programme, le Conseil de Gestion des Maitres et tous les Disciples ont ensemble chanté à haute voix, la chanson « Vovinam au cœur ». Ensuite, Maitre Nguyen Van Sen est avancé lire la biographie de Maitre Patriache LÊ SÁNG dans une atmosphère solenelle et silencieuse: « Les gouttes des larmes retombent sordement » … plaignent pour le Maitre de grand esprit, talentueux et distingué et vertueux qui a silencieusement quitté le bas monde !!!

Alternativemen, Mr Le Quoc An ( Président de la Fédération Vovinam Viet Nam ) est venu lire « Lettre des condoléances ». Maitre Nguyen Van Chieu est approché pour lire « Oraison funèble » au Maitre Patriache LÊ SÁNG. Et puis, c’est de la part « Une minuite de silence » pour penser à son Grand Mérite et sa Vertu. Après la part de remise d’un « Souvenir » du Centre du Livre de Record de Viet Nam en honneur de remettre le Titre de Record au Maitre Patriache LÊ SÁNG « 

| Chia sẻ |
THẢO LUẬN  
Chưa có thảo luận nào
Ý KIẾN CỦA BẠN  
  Hãy đăng nhập để thảo luận
  Tin cùng loại cũ hơn
Hồi ký Chưởng Môn LÊ SÁNG - Souvenirs du Maitre Patriarche LÊ SÁNG ( Part 1 ).
Hồi ký Chưởng Môn LÊ SÁNG - Souvenirs du Maitre Patriarche LÊ SÁNG ( Part 2 ).
Hồi ký Chưởng Môn LÊ SÁNG - Souvenirs du Maitre Patriarche LÊ SÁNG ( Part 3 ).
Hồi ký Chưởng Môn LÊ SÁNG - Souvenirs du Maitre Patriarche LÊ SÁNG ( Part 4 ).

VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO

Câu Lạc Bộ Nhà Tập Luyện TDTT Phú Thọ

Địa chỉ : 219 Lý Thường Kiệt, P.15, Q.11, TP.HCM

 Tel : 0913.833.760 -Không biết ngượng- Email BBT : vvnphutho@gmail.com

Website: www.vovinam.divivu.com Hoặc: http://vovinam.phutho.vn