Kính thưa đại diện các Liên đoàn Vovinam của các tỉnh, thành phố, ngành trong nước !
Được sự ủy quyền của HĐVSCQ và thay mặt Liên đoàn Vovinam Việt Nam, chúng tôi nhiệt liệt chào mừng quý vị đã đến tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo.
Trong không khí trang trọng của buổi lễ kỷ niệm này, chúng tôi trân trọng cảm ơn các tổ chức Vovinam Việt Võ Đạo Quốc tế, ngành TDTT và các cơ quan chức năng Việt Nam, các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước cùng những người yêu võ Việt đã luôn dành nhiều tình cảm tốt đẹp hỗ trợ môn phái Vovinam Việt Võ Đạo tiến bước.
Kính thưa quý vị,
Ngược dòng quá khứ, vào thập niên 1930, người dân Việt Nam còn bị thực dân Pháp đô hộ. Ông Nguyễn Lộc, một thanh niên ưu tú đương thời, đã chọn con đường Cách mạng tâm thân - một cách rèn luyện và tu dưỡng bản thân để giúp chính mình và những thanh niên khác có thân thể khỏe mạnh, tâm hồn cao thượng, vươn đến lối sống tốt đẹp.
Sinh ngày mồng 8, tháng 4, năm Nhâm Tý (24-5-1912) tại làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây, nay thuộc thủ đô Hà Nội, ông Nguyễn Lộc là trưởng nam trong gia đình có 5 anh em. Một thời gian sau, ông cùng gia đình ra Hà Nội sinh sống. Năm 1945, ông Nguyễn Lộc lập gia đình cùng cô Nguyễn Thị Minh và có 9 người con (3 trai, 6 gái).
Với ước vọng lớn lao như vậy, ngoài việc trau dồi học vấn, ông đã tìm hiểu một số môn võ đương thời. Từ việc nhận ra giá trị của từng môn võ, đặc điểm tâm lý và thể tạng của người Việt Nam, ông đã lấy vật và võ cổ truyền Việt Nam làm nòng cốt để sáng tạo một môn phái riêng vào năm 1938 và đặt tên là Vovinam.
Sau cuộc biểu diễn ra mắt công chúng tại Nhà Hát Lớn Hà Nội vào mùa thu năm 1939, lớp Vovinam công khai đầu tiên được khai giảng tại Trường Sư phạm vào mùa xuân 1940. Những năm sau, tuy có lúc bị chính quyền bảo hộ cấm cản hoặc phân tán do thời cuộc, nhưng Vovinam vẫn được quảng bá rộng rãi và có tiếng vang ở Hà Nội. Từ cơ sở đó, Vovinam không chỉ được phát triển đến một số tỉnh lân cận ở phía Bắc mà còn manh nha tại một vài địa phương ở miền Nam.
Giữa năm 1954, Võ sư Nguyễn Lộc và một số môn đệ vào Sài Gòn. Sau khi biểu diễn giới thiệu Vovinam tại rạp Norodomme vào đầu năm 1955, VS.Nguyễn Lộc mở lớp tại đường Thủ Khoa Huân và cử môn đệ huấn luyện ở một số nơi khác. Trong lúc công việc giới thiệu Vovinam ở vùng đất mới bắt đầu và còn nhiều khó khăn, đáng tiếc thay, VS Nguyễn Lộc lại sớm từ giã cõi đời vào ngày mồng 4, tháng 4, năm Canh Tý (29-4-1960) và được an táng tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, để lại cho dân tộc một sự nghiệp võ học quý giá đang được quảng bá đến nhiều nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, Sáng tổ Nguyễn Lộc còn lưu lại nơi gia đình, bè bạn và các môn đệ một tấm gương về nhân cách và đạo đức cao đẹp. Trước lúc vĩnh viễn đi xa, Sáng tổ Nguyễn Lộc đã trao nhiệm vụ lãnh đạo môn phái lại cho VS trưởng Lê Sáng. Hiện di cốt Sáng tổ được bảo quản tại Tổ Đường (31 Sư Vạn Hạnh, Q.10, TPHCM).
Ngày 11-11-1960, nhân việc VS Judo-Phạm Lợi tham gia đảo chính, nhà cầm quyền Sài Gòn đã hạn chế các võ phái hoạt động. Tuy nhiên, Vovinam vẫn khéo léo mở lớp tại các trường Hồ Vũ, Thăng Long, Saint Thomas... do các VS Trần Huy Phong và Nguyễn Văn Thư hướng dẫn. Sau cuộc đảo chính chính quyền Ngô Đình Diệm vào ngày 1-11-1963, các võ phái ở Sài Gòn được phép hoạt động trở lại, VS trưởng Lê Sáng tập hợp các VS.Trần Huy Phong, Nguyễn Văn Thư, Nguyễn Văn Thông, Mạnh Hoàng, Phan Quỳnh, v.v. để đề ra kế hoạch khôi phục Vovinam từ khoảng đầu năm 1964.
Võ đường đầu tiên mở đầu thời kỳ khôi phục và phát triển đặt tại số 61 đường Vĩnh Viễn (Q.10, Sài Gòn). Lúc đó, BCH Môn phái đã soạn thảo Quy lệ và xây dựng phương hướng phát triển. Dựa trên tư tưởng, kỹ thuật của Sáng tổ truyền lại, Chưởng môn Lê Sáng và vài VS cao đẳng đã xác lập chương trình giảng huấn võ đạo, huấn luyện võ lực và võ thuật theo từng cấp. Chiếc áo thun ba lổ và quần đùi mà võ sinh đã mặc từ trước được thay thế bằng bộ võ phục màu xanh da trời. Hệ thống kỹ thuật cũng dần dần được bổ sung thêm một số đòn thế mới.
Bằng hoạt động năng nổ, sáng tạo của BCH Môn phái, Vovinam đã thu hút được sự chú ý của nhiều giới và các võ đường khác dần dần xuất hiện như Chân Phước Liêm, Trần Hưng Đạo, Hoa Lư... Năm 1966, Vovinam được Bộ Giáo dục chính quyền Sài Gòn mời cộng tác thực hiện chương trình “Học đường mới” với 4 thí điểm: Trung học Trương Vĩnh Ký, Gia Long, Chu Văn An, Trưng Vương. Cũng từ năm 1966 này, danh xưng Vovinam được bổ sung thành Vovinam Việt Võ Đạo để thanh, thiếu niên chú trọng đến tinh thần dân tộc khi luyện võ hầu phấn đấu rèn luyện bản thân cả 3 phương diện: Tâm, Trí, Thể. Một số trường trung học công lập và tư thục lớn tại Sài Gòn lúc đó đều có lớp tập ngoại khóa. Nhiều sách, đặc san do Ban Nghiên cứu Việt Võ Đạo biên soạn và những bài hát do môn sinh, thân hữu sáng tác đã được xuất bản trong giai đoạn này.
Từ năm 1967, hàng loạt VS, HLV được đưa đi xây dựng phong trào ở hầu hết các tỉnh, thành miền Nam. Đến khoảng cuối 1968, võ đường 61 Vĩnh Viễn dời đến số 30 Trần Hoàng Quân (nay là 31 Sư Vạn Hạnh, Q.10, TPHCM) và là trung tâm điều hành tất cả hoạt động của Môn phái. Hằng năm, vào dịp Lễ tưởng niệm Sáng tổ, VS các nơi đều tập trung về Sài Gòn dự lễ, tập huấn, thi cử, tạo thành truyền thống tốt đẹp.
Nhìn lại giai đoạn 1964 - 1975, có thể nói, đây là thời kỳ phát triển nhảy vọt của Môn phái, qua đó xác định được vị thế trong làng võ miền Nam Việt Nam và theo chân các du học sinh, Vovinam xuất hiện ở Pháp, Ý, Đức, Thụy Sĩ... vào đầu thập niên 70. Người có công dựng cột mốc đầu tiên để phát triển Vovinam ra quốc tế vào năm 1973 là Giáo sư Tiến sĩ Phan Hoàng.
Gần 1 năm sau ngày đất nước thống nhất, VS.Nguyễn Văn Chiếu đã tập hợp một số VS, HLV về Q.8, TPHCM ôn luyện. Sau đó, VS.Trần Huy Phong cũng tham gia huấn luyện. Ngày 15-12-1978, được sự chấp thuận của Sở TDTT TPHCM và UBND Q.8, lớp Vovinam chính thức khai giảng tại tụ điểm hồ bơi Hòa Bình, Q.8. Trong cùng khoảng thời điểm này hoặc sau đó, một số tỉnh, thành ở phía Nam cũng bắt đầu vượt qua nhiều khó khăn để tái lập phong trào. Ở các tỉnh phía Bắc, tuy khôi phục muộn hơn các tỉnh phía Nam, nhưng phong trào cũng nhanh chóng hòa nhịp cùng cả nước. Về kỹ thuật, môn phái cũng bổ sung lần thứ hai vào chương trình huấn luyện một số bài quyền tay không và binh khí, giúp cho hệ thống bài bản, kỹ thuật đa dạng và phù hợp với nhiều đối tượng.
Trên đường xã hội hóa, đầu thập niên 1990, VS.Trần Huy Phong, VS Nguyễn Văn Chiếu biên soạn luật thi đấu Vovinam và Tổng cục TDTT đã cho Vovinam tổ chức Giải vô địch toàn quốc lần đầu tiên vào tháng 12-1992 tại TPHCM. Năm 2002, Vovinam góp mặt trong Đại hội TDTT toàn quốc.
Bên cạnh các giải vô địch, vô địch trẻ, cúp các CLB toàn quốc được tổ chức hàng năm, Vovinam còn nằm trong chương trình thi đấu các kỳ Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc từ năm 2008. Ngày 21-7-2010, Bộ GD&ĐT đã đưa Vovinam vào hoạt động thể thao ngoại khóa trong trường học. Đến năm 2017, Bộ GD&ĐT tổ chức Giải học sinh toàn quốc và năm nay tổ chức thêm Giải sinh viên toàn quốc.
Tháng 10-2007, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Việt Nam (VVF) tổ chức tại TPHCM.
Năm 2010, trước khi qua đời, Chưởng môn Lê Sáng đã thành lập 2 tổ chức để tiếp tục điều hành Môn phái là Hội Đồng Võ Sư Chưởng Quản do VS.Nguyễn Văn Chiếu làm Chánh Chưởng quản và Hội đồng Võ Sư Tương trợ Hải ngoại.
Về quá trình hội nhập quốc tế, nhân chào mừng 300 năm Sài Gòn - TPHCM (1698-1998) và kỷ niệm 60 năm thành lập môn phái, Hội Việt Võ Đạo TPHCM đã tổ chức Hội diễn Vovinam quốc tế lần 1 (20-7-1998) tại NTĐ Phan Đình Phùng. Năm 2008, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Thế giới (WVVF) được tổ chức tại TPHCM. Lễ ra mắt Ban chấp hành WVVF và trao tặng Kỷ niệm chương nhân kỷ niệm 70 năm thành lập môn phái diễn ra tại NTĐ Nguyễn Du.
Với sự hỗ trợ tích cực của ngành TDTT Việt Nam và nỗ lực của WVVF cùng VVF, Vovinam được đưa vào chương trình thi đấu Đại hội Thể thao châu Á trong nhà lần 3-2009 tại TPHCM và lần lượt hiện diện tại SEA Games 26-2011 ở Indonesia và 27-2013 ở Myanmar, Asian Beach Games lần 5-2016 tại Đà Nẵng.
Hiện nay, Vovinam đang hiện diện ở 70 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp 5 châu. Với sự mở rộng phong trào ở các nước, một số tổ chức Vovinam châu lục hoặc khu vực (thuộc WVVF) được hình thành như Liên đoàn châu Á, châu Âu, châu Phi, Đông Nam Á, Nam Á và khối Ả rập. Từ việc hình thành các Liên đoàn, Giải vô địch thế giới (WVVF) và một số giải vô địch châu Âu, châu Á, châu Phi, Đông Nam Á, Nam Á đã được tổ chức định kỳ 2 năm/lần.
Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử nên Vovinam cũng còn có vài tổ chức khác. Năm 1996, VS.Trần Huy Phong và một số VS ở nước ngoài đã thành lập Hội đồng VS lãnh đạo môn phái và Tổng Liên đoàn Vovinam Thế giới. Bên cạnh đó là một số CLB sinh hoạt độc lập. Dù vậy, tất cả đều hướng đến mục tiêu chung của môn phái là giúp mọi người có thêm một phương cách rèn luyện sức khỏe và tinh thần.
Kính thưa quý vị,
Tám mươi năm là chặng đường ngắn ngủi nhưng Vovinam đã có những đóng góp nhất định vào phong trào võ thuật Việt Nam và thế giới. Với hệ thống kỹ thuật mang tính dân tộc, khoa học, thực dụng, sáng tạo cùng với triết lý nhân sinh thượng võ và tấm lòng xả kỷ, Vovinam đã góp phần giới thiệu đất nước và con người Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Chúng ta có thể tự hào một lần nữa nhắc lại rằng: Cùng với Phở và Áo dài, Vovinam đã và đang là một trong ba sản phẩm văn hóa nổi trội nhất của người Việt Nam được thế giới biết đến. Trách nhiệm duy trì, quảng bá và phát triển môn phái Vovinam Việt Võ Đạo đang nằm trên vai tất cả chúng ta, những người đang có mặt tại đây - cũng như bất kỳ cá nhân nào có lòng với đất nước và yêu quí hai tiếng Việt Nam.
Nhân kỷ niệm 80 năm thành lập môn phái, Hội đồng VS Chưởng quản và Liên đoàn Vovinam Việt Nam đã tổ chức biên soạn tập tài liệu “Vovinam Việt Võ Đạo - Hành trình 80 năm” do Võ Sư Nguyễn Hồng Tâm chấp bút nhằm giới thiệu những bước thăng trầm của môn phái từ ngày đầu thành lập đến nay. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Võ Sư Nguyễn Hồng Tâm và xin chính thức giới thiệu tài liệu này đến với quý vị tại buổi lễ hôm nay.
Tính từ thời điểm này, chỉ còn 20 năm nữa, Vovinam sẽ tròn 100 tuổi, chúng tôi ước mong môn phái và các tổ chức Vovinam ở mọi nơi sẽ chung tay xây dựng hình ảnh và định vị 100 năm Vovinam trong nền văn hóa, võ học Việt Nam và võ học thế giới. Đây là lộ trình dài hạn, đòi hỏi sự đoàn kết và phát huy trí tuệ nhiều hơn nữa của tất cả môn đồ Vovinam trên toàn thế giới. Nhìn lại hành trình 80 năm, chúng ta tự hào với những thành quả đã đạt được nhưng cũng nên nhận thức đầy đủ các mặt còn bất cập. Một số vấn đề liên quan đến phương thức điều hành, chương trình đào tạo, hệ thống kỹ thuật, quy chế thi cử, luật thi đấu, đội ngũ quản lý, chất lượng phong trào sao cho phù hợp với xã hội đương thời và tiến bộ của các võ phái lớn khác của thế giới, v.v. cần được ưu tiên quan tâm. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ 2017-2022, VVF sẽ phấn đấu xây dựng Học viện Vovinam toàn cầu để góp phần nghiên cứu và quảng bá Môn phái mạnh mẽ hơn nữa.
Trong lễ kỷ niệm này, tất cả môn đồ Vovinam Việt Võ Đạo thành tâm tưởng nhớ và tri ân Sáng tổ Nguyễn Lộc, Chưởng môn Lê Sáng, VS.Trần Huy Phong cùng các tiền bối đã quá vãng. Đồng thời, trong Ngày hội đoàn kết hôm nay, chúng ta cũng gửi lời cảm ơn cùng lời chào Việt Võ Đạo đến tất cả đồng môn trên toàn thế giới - những người đã vượt qua nhiều thách thức và đóng góp biết bao công sức để Vovinam Việt Võ Đạo có được vị thế như ngày nay.
Chúng tôi cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến các đơn vị tài trợ đã đồng hành cùng môn phái Vovinam trong nhiều năm qua; cảm ơn các bạn bè, thân hữu đã gởi hoa, gởi quà đến sự kiện ngày hôm nay; cảm ơn các cơ quan truyền thông đã đến dự và đưa tin.
Kính chúc tất cả quý vị một buổi tối thật thú vị trong tình môn đệ và bằng hữu, vì Vovinam và Việt Nam !
*************************************
Representatives of Continental & Regional Vovinam organizations !Representatives of domestic Provincial, City & other Vovinam Federations !
With the authorization of the Managing Council of Masters and on behalf of Vietnam Vovinam Federation, we warmly welcome you to the 80th Anniversary of the establishment of Vovinam Viet Vo Dao.
In the solemn spirit of this ceremony, we would like to thank international Vovinam organizations, sports and other Vietnamese authorities, domestic and foreign media agencies and all Vietnamese martial arts lovers who have supported the development of Vovinam Viet Vo Dao.
Ladies and gentlemen,
Back in the past, in the 1930s, the Vietnamese people were still under the French colonial rule. Mr Nguyen Loc, an outstanding young man at that time, chose to follow the path of the Mind and Body Revolution - a way to train and cultivate to help himself and other young people to attain a healthy body and a noble soul; striving for a good manner of living.
Born on the 8th of April, the year of the Water Rat (May 24th 1912) in Huu Bang village, Thach That district, Son Tay province, now part of Hanoi capital; Master Nguyen Loc is the firstborn in a family with 5 siblings. He and the family moved to Hanoi later. In 1945, Master Nguyen Loc married Madame Nguyen Thi Minh and they had 9 children (3 sons and 6 daughters).
With such a great desire, in addition to the usual education, he also studied other contemporary disciplines of martial arts. Recognizing the values of each martial arts discipline, as well as the psychological and physical characteristics of the Vietnamese people, he built a new discipline of martial arts and named it Vovinam in 1938 on the foundation of traditional Vietnamese martial arts and wrestling.
After a public performance at Hanoi Opera House in the autumn of 1939, the first public Vovinam class was opened at the School of Pedagogy in the spring of 1940. In the years thereafter, though sometimes forbidden by the government or dispersed by the situation of the time, Vovinam was still widely promoted and had a good reputation in Hanoi. From that base, Vovinam was developed not only in some neighboring provinces to Hanoi in the North but also started to be known in some localities in the South of Vietnam.
In the middle of 1954, Master Nguyen Loc and some disciples moved to Saigon. After an introductory performance of Vovinam at Norodom theater in early 1955, Master Nguyen Loc opened a class at Thu Khoa Huan Street and sent his disciples to open classes in some other places. While this development work in the new land was still early and faced with many difficulties, unfortunately, Master Nguyen Loc passed away on the 4th of April, the year of the Metal Rat (April 29th, 1960) and was buried in Mac Dinh Chi Cemetery, leaving behind for the people of Vietnam a precious martial arts career that is now being promoted worldwide. Founder Master Nguyen Loc, however, remains in the hearts of his family, friends and disciples as a wonderful example of good personality and high morality. Before going away, Founder Master Nguyen Loc handed over the mission of leading the discipline to Head Master Le Sang (who then became Grand Master). His remains are now kept at the Founder’s Temple (31 Su Van Hanh Street, District 10, Ho Chi Minh City).
On November 11th 1960, using the event of Judo Master Pham Loi joining a coup d'etat that day, the Saigon government restricted martial arts activities. Vovinam, however, still managed to open classes at Ho Vu, Thang Long and Saint Thomas schools, instructed by Master Tran Huy Phong and Master Nguyen Van Thu. After the coup d'etat of the Ngo Dinh Diem government on November 1st 1963, all martial arts schools in Saigon were allowed to reopen. Grand Master Le Sang then gathered Master Tran Huy Phong, Master Nguyen Van Thu, Master Nguyen Van Thong, Master Manh Hoang, Master Phan Quynh, etc. to prepare a plan to restore Vovinam operations in early 1964.
The first Vovinam school for this period of recovery and growth was opened at 61 Vinh Vien Street (District 10, Saigon). At that time, the Executive Committee of the discipline also promulgated the Book of Regulations and prepared a development roadmap. Based on the thoughts and techniques of Founder Master Nguyen Loc, Grand Master Le Sang and several other senior Masters established teaching programs for all levels, covering philosophy, physical strength, and techniques. The tank-top and shorts that students wore before were replaced by a sky-blue uniform. The technical system was also gradually expanding to cover new moves.
Thanks to the active and creative activities of the Executive Committee, Vovinam attracted the attention of many sectors and other schools gradually appeared such as Chan Phuoc Liem, Tran Hung Dao, Hoa Lu, etc. In 1966, Vovinam was invited by the Ministry of Education of Saigon government to collaborate on the "New School" program at 4 pilot high schools: Truong Vinh Ky, Gia Long, Chu Van An and Trung Vuong. Also in 1966, the name Vovinam was modified to become Vovinam Viet Vo Dao (Vovinam - Martial Arts the Vietnamese Way) to encourage the youth to pay attention to the national spirit when practicing martial arts to train themselves in all three aspects: Heart, Mind and Body. Some big public and private high schools in Saigon at that time had extracurricular classes of Vovinam. Many books and special edition magazines compiled by Viet Vo Dao Research Committee and songs composed by disciples were published during this period.
Since 1967, many masters and coaches were sent to almost all provinces and cities in the South to promote the discipline. Around the end of 1968, the 61 Vinh Vien school was moved to 30 Tran Hoang Quan Str (now 31 Su Van Hanh Str, District 10, Ho Chi Minh City) which became the operational headquarters for the discipline. Every year, on the occasion of the death anniversary of the Founder Master, masters from different places gathered here in Saigon for the ceremony, for training as well as for examinations, making the event a beautiful tradition.
We can say, with hindsight, that this period of 1964 – 1975 was a period of spectacular growth for the discipline and ascertained the position of Vovinam in the martial arts scene of the South of Vietnam. Following Vietnamese students abroad, Vovinam appeared in France, Italy, Germany, Switzerland ... in the early 70s. Officially Professor Dr. Phan Hoang was credited with taking Vovinam international in 1973.
Nearly one year after the unification day, Master Nguyen Van Chieu gathered some masters and coaches in District 8, Hochiminh city for training. After that, Master Tran Huy Phong also joined. On December 15th 1978, approved by Ho Chi Minh City Department of Sports and the People's Committee of District 8, a Vovinam class was officially opened at the location of Hoa Binh pool, District 8. In the same period of time or soon thereafter, some provinces and cities in the South also started to overcome many difficulties to re-establish the movement. In the North, though somewhat later than in the South, the movement also quickly gained speed in harmony with the whole country. Technically, the discipline also added to its training program for the second time some new hand moves and weapons, making the whole technical system more versatile and suitable to different practitioners.
To make it more social, in the early 1990s, Master Tran Huy Phong and Master Nguyen Van Chieu compiled Vovinam competition rules. The Sports and Physical Training General Department allowed Vovinam to organize the first International Championships in December 1992 in Ho Chi Minh City. In 2002, Vovinam participated in the National Sports Festival.
In addition to the annual Championships, Youth Championships, Club Championships, etc., Vovinam has also been included in the national competition program of Phù Đổng (Highschool Youth) Games since 2008. On July 21st 2010, the Ministry of Education & Training allowed Vovinam to be an extracurricular sport in schools. The Ministry of Education and Training organized the National Student Tournament in 2017 and the National College Student Tournament this year.
In October 2007, the Vietnam Vovinam Federation (VVF) was established in Ho Chi Minh City.
In 2010, before his death, Grand Master Le Sang established 2 organizations to manage the discipline: the Managing Council of Masters with Master Nguyen Van Chieu as the Chief and the Overseas Vovinam Viet Vo Dao Management Council.
Regarding the process of international integration, in celebration of 300 years of Saigon - Ho Chi Minh City (1698-1998) and the 60th anniversary of establishment, Ho Chi Minh Viet Vo Dao Association held the 1st International Vovinam Festival (July 20th 1998) at Phan Dinh Phung Stadium. In 2008, the World Vovinam Federation (WVVF) was established in Ho Chi Minh City, with the election of the WVVF Executive Committee and the 70th anniversary memorabilia presentation ceremony also held at Nguyen Du Stadium.
With the active support of sports authorities and efforts by both VVF and WVVF, Vovinam was included in the competition program of the 3rd Asian Indoor Games in Ho Chi Minh City in 2009, then at the 26th SEA Games in 2011 in Indonesia, the 27th SEA Game in 2013 in Myanmar, and the 5th Asian Beach Games in 2016 in Da Nang city.
Currently, Vovinam is present in 70 countries and territories in all the 5 continents. With the expansion of the discipline in many countries, a number of continental and regional Vovinam organizations (under WVVF) have been formed such as the Asian, European, African, Southeast Asian, South Asian and Arab ones. With these formations of federations, the WVVF World Vovinam Viet Vo Dao Championships and some European, Asian, African, Southeast Asian, and South Asian Championships have been held periodically every 2 years.
However, due to historical circumstances, Vovinam also has several other organizations. In 1996, Master Tran Huy Phong and a number of other overseas Masters established the World Council of Masters and the Vovinam Viet Vo Dao World Federation. Besides, there are several other independent clubs. However, the common goal of the discipline is to help everyone with an additional way to train for better health and spirit.
Ladies and gentlemen,
Eighty years is a short journey but Vovinam has been able to make certain contributions to the Vietnamese as well as the world martial arts movements. With a technical system that represents the nation, science, pragmatism and creativity, along with a philosophy of respect for humanity and a selfless heart, Vovinam has helped introduce the country and its people to the international community. We can proudly once again repeat that: Together with Pho (Noodle) and Ao Dai (Long Dress), Vovinam has been one of the three most outstanding Vietnamese cultural products known to the world. The responsibility of maintaining, promoting and developing the discipline of Vovinam Viet Vo Dao is on the shoulders of all of us here - as well as that of any individual who has the love for the country and for the name of Vietnam.
On the occasion of the 80th anniversary of the Vovinam establishment, the Managing Council of Masters and Vietnam Vovinam Federation have organized the compilation of a document entitled "Vovinam Viet Vo Dao - an 80-Year Journey" by Master Nguyen Hong Tam to introduce the ups and downs of Vovinam Viet Vo Dao from the beginning to the present. We would like to respectfully thank Master Nguyen Hong Tam and hereby officially introduce this document to all of you.
It will be just another 20 years from this moment for Vovinam to reach its age of 100, we wholeheartedly hope that Vovinam organizations everywhere will join hands to uphold the image and the position of 100 years of Vovinam in culture, in Vietnamese martial arts and in world martial arts. This is a long-term plan that requires greater solidarity among and better use of the intellectual power of all Vovinam disciples around the world. Looking back on the 80-year journey, we are proud of our achievements but should also be fully aware of our shortcomings. A number of issues related to our operating methods, training programs, technical system, examination rules, competition rules, management personnel, and development quality, etc. to suit current society and the progress of other major disciplines of martial arts of the world should be given priority. Especially, in the 2017-2022 term, VVF will try to build a Global Vovinam Academy to help the study and the promotion of Vovinam more strongly.
In this spirit of celebration and remembrance, all disciples of Vovinam Viet Vo Dao show our respect and gratitude to Founder Master Nguyen Loc, Grand Master Le Sang, Master Tran Huy Phong and other senior Masters who have passed away. Also on this special day of solidarity, we wish to express our thanks and present our Viet Vo Dao greetings to all disciples around the world who have overcome many challenges and contributed so much to make Vovinam Viet Vo Dao what it is today.
We would also like to send our sincere thanks to sponsors who have been with Vovinam for many years; to friends and acquaintances who have sent flowers and gifts to this anniversary ceremony; and to media agencies for attending and reporting on the event.
We wish you all an interesting evening of brotherhood and friendship, for Vovinam and for Vietnam !
*********************
Représentants d'organisations Vovinam continentales et régionales !Représentants des Fédérations nationales provinciales, municipales et autres Fédérations de Vovinam !
Avec l'autorisation du Conseil de gestion des Maîtres et au nom de la Fédération Vietnamienne de Vovinam, nous vous souhaitons une chaleureuse bienvenue pour le 80ème Anniversaire de la création du Vovinam Viet Vo Dao.
Dans l’esprit solennel de cette cérémonie, nous voudrions remercier les organisations internationales du Vovinam, les autorités sportives Vietnamiennes et autres, les agences de presse nationales et étrangères et tous les amateurs d’arts martiaux Vietnamiens qui ont soutenu le développement de Vovinam Viet Vo Dao.
Mesdames et Messieurs,
Dans le passé, dans les années 1930, le peuple Vietnamien était encore sous la domination coloniale française. M.Nguyen Loc, un jeune homme remarquable à cette époque, a choisi de suivre la voie de la révolution de l'esprit et du corps - un moyen de s'entraîner et de se cultiver pour s'aider, ainsi que les autres jeunes, à atteindre un corps sain et une âme noble, aspirer à une bonne manière de vivre.
Né le 8 Avril de l’année du rat des eaux (24 mai 1912) dans le village de Huu Bang, district de Thach That, province de Son Tay, qui fait désormais partie de la capitale de Hanoi; Maître Nguyen Loc est le premier-né d'une famille de cinq frères et sœurs. Lui et sa famille ont déménagé à Hanoi plus tard. En 1945, Maître Nguyen Loc a épousé Madame Nguyen Thi Minh et ils ont eu 9 enfants (3 fils et 6 filles).
Avec un tel désir, en plus de l'éducation habituelle, il a également étudié d'autres disciplines contemporaines des arts martiaux. Reconnaissant les valeurs de chaque discipline d'arts martiaux, ainsi que les caractéristiques psychologiques et physiques du peuple Vietnamien, il bâtit une nouvelle discipline des arts martiaux et l'appela Vovinam en 1938 sur le fondement des arts martiaux et de la lutte traditionnelle Vietnamienne.
Après une représentation publique à l’Opéra de Hanoi à l’automne 1939, la première classe de vovinam fut ouverte à l’école de pédagogie au printemps 1940. Dans les années suivantes, parfois interdites par le gouvernement ou dispersées par la situation à l’époque, le Vovinam était encore largement promu et avait une bonne réputation à Hanoi. À partir de cette base, Vovinam s'est développé non seulement dans certaines provinces voisines, à Hanoi, dans le nord du pays, mais a également commencé à être connu dans certaines localités du sud du Vietnam.
Au milieu de 1954, Maître Nguyen Loc et quelques disciples s'installèrent à Saigon. Après une présentation du Vovinam au théâtre Norodom au début de 1955, Maître Nguyen Loc ouvrit un cours dans la rue Thu Khoa Huan et envoya ses disciples dans d'autres classes. Alors que ces travaux de développement dans la nouvelle terre étaient encore tôt et confrontés à de nombreuses difficultés, malheureusement, Maître Nguyen Loc est décédé le 4 avril, année du Métal Rat (29 avril 1960), et a été enterré dans le cimetière Mac Dinh Chi. , laissant au peuple vietnamien une carrière précieuse dans les arts martiaux qui est maintenant promue dans le monde entier. Le fondateur, Nguyen Loc, reste cependant dans le cœur de sa famille, de ses amis et de ses disciples, comme un merveilleux exemple de bonne personnalité et de grande moralité. Avant de partir, le Fondateur, Maître Nguyen Loc, a confié la mission de diriger la discipline au Maître Le Sang (qui est ensuite devenu Grand Maître). Ses restes sont maintenant conservés au temple du fondateur (Tổ Đường : 31, rue Su Van Hanh, district 10, Hô-Chi-Minh-Ville).
Le 11 novembre 1960, le gouvernement de Saigon, limitant ses activités à un coup d'État ce jour-là, limita ses activités aux arts martiaux. Vovinam, cependant, réussissait toujours à ouvrir des classes dans les écoles Ho Vu, Thang Long et Saint Thomas, sous la direction de Maître Tran Huy Phong et de Maître Nguyen Van Thu. Après le coup d'État du gouvernement Ngo Dinh Diem du 1er novembre 1963, toutes les écoles d'arts martiaux de Saigon ont été autorisées à rouvrir. Maître Patriarche Le Sang a ensuite réuni Maître Tran Huy Phong, Maître Nguyen Van Thu, Maître Nguyen Van Thong, Maître Manh Hoang, Maître Phan Quynh, etc. pour élaborer un plan de restauration des opérations du Vovinam au début de 1964.
La première école de Vovinam pour cette période de reprise et de croissance a été ouverte au 61, rue Vinh Vien (district 10, Saigon). À cette époque, le comité exécutif de la discipline a également promulgué le Recueil de règlements et préparé de construire la direction pour le développement. Sur la base des réflexions et des techniques du maître fondateur Nguyen Loc, le grand maître Le Sang et plusieurs autres maîtres seniors ont mis en place des programmes d'enseignement pour tous les niveaux, couvrant la philosophie, la force physique et les techniques. Le T-shirt à trois trous et le short que les élèves portaient auparavant ont été remplacés par un uniforme bleu ciel. Le système technique était également progressivement étendu pour couvrir les nouveaux mouvements.
Grâce aux activités actives et créatives du comité exécutif, Vovinam a attiré l'attention de nombreux secteurs et d'autres écoles telles que Chan Phuoc Liem, Tran Hung Dao, Hoa Lu, etc. sont progressivement apparues. En 1966, Vovinam a été invité par le ministère de l'Éducation. du gouvernement de Saigon à collaborer au programme "Nouvelles Écoles" dans 4 lycées pilotes: Truong Vinh Ky, Gia Long, Chu Van An et Trung Vuong. Également en 1966, le nom de Vovinam a été modifié pour devenir Vovinam Viet Vo Dao (Arts martiaux Vietnamiens à la voie morale) afin d’encourager les jeunes à prêter attention à l’esprit national lorsqu’ils pratiquent les arts martiaux pour se former aux trois aspects suivants: Cœur - Esprit - Corps. Certains grands lycées publics et privés de Saigon avaient à cette époque des classes extrascolaires de Vovinam. Au cours de cette période, de nombreux livres et revues spéciales rassemblés par le Comité de recherche Viet Vo Dao et des chansons composées par des disciples ont été publiés.
Depuis 1967, de nombreux maîtres et entraîneurs ont été envoyés dans presque toutes les provinces et villes du Sud pour promouvoir cette discipline. Vers la fin de 1968, l’École martiale (Võ Đường) 61 rue de Vinh Vien fut transférée au 30 rue de Tran Hoang Quan (aujourd'hui, 31 rue de Su Van Hanh, district 10, Hô Chi Minh-Ville) qui devint le Centre général opérationnel de la discipline. Chaque année, à l'occasion de l'anniversaire de la mort du Maître fondateur, des maîtres de différents endroits se sont réunis ici à Saigon pour la cérémonie, pour la formation ainsi que pour les examens, faisant de l'événement d’une belle tradition.
Nous pouvons dire que cette période de 1964 à 1975 a été une période de croissance spectaculaire pour la discipline et a confirmé la place du Vovinam sur la scène des arts martiaux du sud du Vietnam. Grâce aux étudiants Vietnamiens à l'étranger, Vovinam est apparu en France, en Italie, en Allemagne, en Suisse ... au début des années 70. Officiellement, le professeur Phan Hoang a été reconnu pour avoir pris Vovinam international en 1973.
Près d'un an après la journée de l'unification du pays, Maître Nguyen Van Chieu a réuni des maîtres et des entraîneurs dans le district 8 de la ville de HoChiMinh pour y être formés. Après cela, Maître Tran Huy Phong a également rejoint. Le 15 décembre 1978, approuvé par le Département des sports de Ho Chi Minh-Ville et le Comité populaire du district 8, une classe de Vovinam est officiellement ouverte à l'emplacement de la piscine de Hoa Binh, district 8. Dans la même période ou peu de temps après, les provinces et les villes du Sud ont également commencé à surmonter de nombreuses difficultés pour rétablir le mouvement. Au Nord, bien qu'un peu plus tard qu'au Sud, le mouvement s'est rapidement accéléré en harmonie avec l'ensemble du pays. Techniquement, la discipline a également ajouté pour la deuxième fois à son programme d’entraînement de nouvelles lecons de main et d’armes, ce qui rend le système technique plus polyvalent et adapté à différents praticiens.
Pour rendre le tout plus social, au début des années 90, Maître Tran Huy Phong et Maître Nguyen Van Chieu ont établi les règles de la compétition Vovinam. Le département général des sports et de l'entraînement physique a permis à Vovinam d'organiser les premiers Championnats Internationaux en Décembre 1992 à Ho Chi Minh-Ville. En 2002, Vovinam a participé au Festival Sportif National.
En plus des Championnats annuels, des Championnats pour la jeunesse, des clubs, etc., Vovinam est également inclus dans le programme national de compétition des Jeux de Phù Đổng (Jeunes lycéens) depuis 2008. Le 21 juillet 2010, le ministère de l'Éducation et de la Formation a être un sport extrascolaire dans les écoles. En 2017, le Ministère de l'Éducation et de la Formation a organisé le Tournoi National des Collèges et cette année, le Tournoi National des Étudiants.
En octobre 2007, la Fédération de Vovinam du Vietnam (VVF) a été créée à Ho Chi Minh-Ville.
En 2010, avant sa mort, Maître Patriarche Le Sang a mis en place deux organisations pour gérer la discipline: le Conseil de Gestion des Maîtres avec Maître Nguyen Van Chieu en tant que Chef général et le Conseil de Direction de l’Outre-Mer.
En ce qui concerne le processus d'intégration internationale, à l'occasion du 300ème Anniversaire de l'établissement de Saigon - Ho Chi Minh City (1698-1998) et du 60ème Anniversaire de sa création, l'Association Ho Chi Minh Viet Vo Dao a tenu le 1er Festival International de Vovinam (20 juillet 1998) au Stade de Phan Dinh Phung. En 2008, la Fédération Mondiale de Vovinam (WVVF) a été créée à Ho Chi Minh-Ville. Le Comité exécutif de la WVVF a été élu et la cérémonie de présentation des souvenirs du 70ème Anniversaire a également eu lieu au stade Nguyen Du.
Avec le soutien actif des autorités sportives et les efforts de VVF et de WVVF, Vovinam a été inclus dans le programme de compétition des 3èmes Jeux Asiatiques en salle à Ho Chi Minh City en 2009, puis aux 26ème Jeux SEA en 2011, en Indonésie, au 27ème Jeux SEA en 2013 au Myanmar et les 5èmes Jeux Asiatiques de plage en 2016 à Da Nang.
Vovinam est actuellement présent dans 70 pays et territoires des 5 continents. Avec l'expansion de la discipline dans de nombreux pays, un certain nombre d'organisations Vovinam continentales et régionales (sous WVVF) ont été formées, notamment Asiatiques, Européennes, Africaines, Sud-Asiatiques et Arabes. Avec ces formations de Fédérations, les Championnats du Monde du Vovinam Viet Vo Dao de la WVVF et certains Championnats d'Europe, d'Asie, d'Afrique, d'Asie du Sud-Est et d'Asie du Sud ont lieu périodiquement tous les deux ans.
Cependant, en raison de circonstances historiques, Vovinam a également plusieurs autres organisations. En 1996, Maître Tran Huy Phong et un certain nombre de maîtres d'outre-mer ont créé le Conseil mondial des Maîtres et la Fédération mondiale du Vovinam Viet Vo Dao. En outre, il existe plusieurs autres clubs indépendants. Cependant, l'objectif commun de cette discipline est d'aider chacun avec un moyen supplémentaire de s'entraîner pour améliorer sa santé et son esprit.
Mesdames et Messieurs,
Quatre-vingt ans, c’est un court voyage, mais Vovinam a pu apporter certaines contributions aux mouvements d’art martiaux Vietnamiens et mondiaux. Avec un système technique qui représente la nation, la science, le pragmatisme et la créativité, ainsi qu'une philosophie de respect de l'humanité et un cœur désintéressé, Vovinam a contribué à présenter le pays et ses habitants à la communauté internationale. Nous pouvons fièrement le répéter encore une fois: avec le Pho (nouilles) et l’Ao Dai (robes longues), le Vovinam est l’un des trois produits culturels Vietnamiens les plus remarquables au monde. La responsabilité de maintenir, de promouvoir et de développer la discipline du Vovinam Viet Vo Dao incombe à chacun d’entre nous ici, ainsi qu’à toute personne qui aime le pays et le nom du Vietnam.
À l'occasion du 80ème Anniversaire de l'établissement du Vovinam, le Conseil de gestion des Maîtres et la Fédération Vietnamienne de Vovinam ont organisé la compilation d'un document intitulé "Vovinam Viet Vo Dao - Un voyage de 80 ans" mise en rédaction par Maître Nguyen Hong Tam pour présenter les hauts et les bas de Vovinam Viet Vo Dao du début à la présente. Nous tenons à remercier respectueusement Maître Nguyen Hong Tam et à vous présenter officiellement ce document.
Calculé à partir de ce point, Vovinam aura 100 ans dans seulement 20 ans. Nous espérons de tout cœur que les organisations de Vovinam du monde entier s’uniront pour défendre l’image et la position des 100 ans de Vovinam dans les domaines de la culture, des arts martiaux vietnamiens et de la musique. arts martiaux mondiaux. Il s'agit d'un plan à long terme qui exige une plus grande solidarité et un meilleur usage du pouvoir intellectuel de tous les disciples de Vovinam du monde entier. Après un parcours de 80 ans, nous sommes fiers de nos réalisations mais devons également être pleinement conscients de nos faiblesses. Un certain nombre de problèmes liés à nos modes de fonctionnement, les programmes de formation, les système technique, les règles d’examen, les règles de compétition, le personnel de direction, la qualité de développement, etc., afin de s’adapter à la société actuelle et au progrès d’autres disciplines majeures des arts martiaux du monde devraient être abordés..etc. En particulier, au cours de la période 2017-2022, VVF tentera de mettre en place une Académie Global de Vovinam afin de renforcer l’étude et la promotion du Vovinam.
Dans cet esprit de célébration et de commémoration, tous les disciples du Vovinam Viet Vo Dao témoignent de notre respect et de notre gratitude au Maître fondateur, Nguyen Loc, au Maître Patriarche Le Sang, au Maître Tran Huy Phong et aux autres anciens Maîtres décédés. Également en cette journée spéciale de solidarité, nous souhaitons exprimer nos remerciements et présenter nos salutations de Viet Vo Dao à tous les disciples du monde entier qui ont surmonté de nombreux défis et ont tant contribué à faire de Vovinam Viet Vo Dao ce qu’il est aujourd’hui.
Nous voudrions également adresser nos sincères remerciements aux sponsors qui travaillent avec Vovinam depuis de nombreuses années; aux amis et ses connaissances qui ont envoyé des fleurs et des cadeaux à cette cérémonie d'anniversaire; et aux agences de presse pour avoir assisté à l'événement et en avoir rendu compte.
Nous vous souhaitons à tous une intéressante soirée de fraternité et d'amitié pour le Vovinam et le Vietnam !